Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với DNVVN tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 77 - 80)

tại Chi cục Thuế quận Bình Thạnh

5.2.1 Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô 5.2.1.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật 5.2.1.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật

Về hệ thống pháp luật về quản lý thuế, hệ thống pháp luật về quản lý thuế khá đồ sộ, riêng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật thuế (quyết định, Nghị Định, thông tư hiện nay liên tục ban hành chỉnh sửa. Ngoài ra mỗi năm có tới hàng trăm công văn của Tổng Cục thuế vừa hướng dẫn thực hiện, vừa giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp, của các Cục Thuế, Chi cục thuế về vấn đề quản lý thuế. Như vậy có thể thấy rằng Luật quản lý thuế hoặc chưa ở mức khái quát đầy đủ, hoặc chưa rõ ràng, có thể về câu chữ, hoặc quá đi sâu vào chi tiết mà bỏ sót nhiều trường hợp làm mất đi tính tổng quát của một đạo luật.

Một số quy định trong Luật quản lý thuế chưa đảm bảo tính tương thích với các luật thủ tục khác trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự, thương mại, hình sự khác. Chẳng hạn, tại Điều 25 về thời hạn nhận hồ sơ “Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.”, căn cứ vào đó để xác định ngày nhận được hồ sơ kê khai thuế là thời điểm cán bộ thuế nhận được hồ sơ là rất bất lợi cho doanh nghiệp. Các đạo luật khác như Bộ luật Tố tụng dân sự và các luật chuyên ngành hầu hết đều tính thời điểm nhận được hồ sơ căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Vì vậy, khi sửa đổi Luật quản lý thuế cần có sự cân nhắc cẩn trọng để đảm báo tính thống nhất với các đạo luật khác.

Luật quản lý thuế quy định rất chặt chẽ về vấn đề phạt vi phạm hành chính đối với người nộp thuế. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp người nộp thuế nộp thừa tiền phạt nhưng Luật lại không hề quy định đến dẫn đến việc giải quyết các trường hợp này thường khó khăn, kéo dài, gây bức xúc cho người nộp thuế. Chẳng hạn về việc xử lý số tiền thuế nộp thừa, điều 47 của Luật quản lý thuế quy định cơ quan thuế phải hoàn trả lại khi có yêu cầu nhưng lại không quy định thời hạn để được yêu cầu hoàn trả. Trong khi đó, cơ quan quản lý thuế chỉ lưu giữ hồ sơ trong một thời hạn nhất định mà quá thời hạn đó, nếu doanh nghiệp có yêu cầu, cơ quan quản lý thế không còn hồ sơ do hết thời hạn lưu giữ dẫn đến việc xử lý thiếu chính xác và đôi khi gây thiệt thòi cho chính doanh nghiệp.

Cần mở rộng cơ sở tính thuế. Thông qua mở rộng phạm vi đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thu hẹp phạm vi ưu đãi, miễn giảm thuế bằng cách giảm bớt các miễn, giảm thuế không thiết thực, không công bằng, xóa bỏ những quy định khác biệt về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng, tách dần chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế, qua đó đảm bảo tính công bằng của hệ thống chính sách thuế;

Về vấn đề xử phạt thuế, quy định các trường hợp miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế: gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác. Nhưng có những trường hợp, chẳng hạn đối với doanh nghiệp nhà nước, tiền nộp thuế là tiền cấp từ ngân sách nhà nước nhưng ngân sách chậm cấp tiền làm ảnh hưởng đến tiến độ nộp thuế dẫn đến việc doanh nghiệp bị chậm nộp thuế và bị phạt một cách rất thiệt thòi. Thiết nghĩ, Luật nên để một quy định mở cho phép cơ quan

thuế được tùy nghi quyết định trong một số trường hợp luật chưa dự liệu được trước. Hoặc đối với các biện pháp chế tài cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên đối với doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế. Trong thực tế, việc xác định giá trị của tài sản, xác định tỷ lệ % trách nhiệm của cá nhân đối với tỷ lệ vốn góp vào doanh nghiệp, xác định và tính tỷ lệ tài sản của cá nhân đối với các tài sản có đồng sở hữu chưa có quy định hướng dẫn chi tiết dẫn đến việc cơ quan thuế nhiều khi còn thực hiện một cách tùy nghi, gây bức xúc cho các cá nhân, tổ chức.

Về gia hạn nộp thuế, Luật quản lý thuế quy định thời gian gia hạn nộp thuế không quá 2 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Nhưng luật lại không quy định thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế. Trên thực tế việc giải quyết gia hạn nộp thuế đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn đặc biệt, theo quy định của Chính phủ thường kéo dài do phải xem xét tới nhiều yếu tố. Vì vậy, khi được chấp thuận gia hạn nộp thuế đã vượt quá thời gian bắt đầu tính gia hạn nộp thuế nên khó xác định cho người nộp thuế được gia hạn tính từ thời điểm nào.

Do đặc thù mô hình quản lý các Chi cục thuế ngoài sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ tài chính, Tổng cục thuế thì còn có sự chỉ đạo từ UBND thành phố và sự phối hợp với UBND Quận, các ban ngành tại địa phương để hỗ trợ công tác thu thuế. Cụ thế tại Chi cục thuế còn thực hiện thu tại địa phương như khoản thu Lệ phí trước bạ nhà đất, xe, thu sử dụng đất phi nông nghiệp... Có thể nói đây là khoản thu phát sinh gần sát nhất với người dân nhưng nhiều khi văn bản ban hành không kịp thời dẫn đến gây nhiều bức xúc cho người dân có thể minh họa như vào cuối năm 2014 UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số: 51 /2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 về việc ban hành quy định các loại giá đất trên địa bàn TP Hồ Chi Minh có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Tuy nhiên văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định không ban hành kịp thời dẫn đến khi người dân có phát sinh hồ sơ liên quan đến trước bạ nhà chung cư hoặc hợp thức hồ sơ nhà đất có mức giao đất vượt hạn mức ( Hệ số K) không thể giải quyết được dẫn đến hồ sơ tồn đọng tại cơ quan thuế. Để giải quyết bức xúc người dân lãnh đạo Cơ quan thuế phải vận dụng văn bản pháp luật để giải quyết và thực tế đến ngày 15/05/2015 các cơ

quan ban ngành mới ban hành công văn số: 3100/HDLCQ- TNMT- STC-SXD-CT hướng dẫn thực hiện Quyết định 51/2014.

Luật Quản lý thuế là Luật về thủ tục quy định các hành vi ứng xử của người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế trong thực thi quản lý thuế, về cách thức vận hành của chính sách thuế. Như vậy, Luật quản lý thuế bao giờ cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý điều hành chính sách thuế hay nói cách khác, luật quản lý thuế là luật tổ chức thực hiện các luật thuế. Vì lẽ đó, hiệu quả của các luật về chính sách thuế như Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng... phụ thuộc rất nhiều vào Luật Quản lý thuế. Cho dù các luật về chính sách thuế phản ánh chuẩn xác, khoa học chính sách thuế và hợp lý như thế nào nhưng nếu Luật quản lý thuế được thiết kế không phù hợp và thiếu tính khoa học thì có thể làm giảm đi tính hiệu quả của các luật thuế khác.

Có thể thấy việc ban hành văn bản hướng dẫn không kịp thời sẽ gây khó khăn chung trong quản lý thuế nói riêng và quản lý xã hội nói chung. Nên chăng các cơ quan chức năng trước khi ban hành Quyết định, Chỉ thị, Công văn ... cần phối hợp bàn bạc thảo luận các chính sách liên quan để tránh tình trạng Quyết định ban hành rồi nhưng cơ quan quản lý không thể thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 77 - 80)