Các nguyên tắc trong xây dựng hệ thống thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 31 - 32)

Tính công bằng trong việc điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội phải được thực hiện trong từng sắc thuế. Có công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế mới tạo ra được mục tiêu bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Các nhà kinh tế cho rằng tính công bằng của thuế phải dựa theo nguyên tắc công bằng theo chiều ngang và theo chiều dọc.

- Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang, nếu các cá nhân có điều kiện về mọi mặt như nhau thì được đối xử như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

- Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều dọc, nếu người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn những người khác có khả năng nộp thuế ít hơn.

2.3.2. Nguyên tắc hiệu quả

Hiệu quả đối với nền kinh tế: Một chính sách thuế đúng đắn sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Xây dựng chính sách thuế không sát với thực tế sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến đối tượng nộp thuế có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng trốn kê khai nộp thuế cho Nhà nước, giảm thu NSNN.

Hiệu quả thu thuế là lớn nhất: Thể hiện tính hiệu quả là tổng số thuế thu được là lớn nhất với chi phí tổ chức thu thuế là thấp nhất. Tính hiệu quả của thu thuế được thể hiện là tổng số thuế thu được nhiều nhất trên cơ sở chi phí trực tiếp của cơ quan thuế và chi phí gián tiếp của NNT là thấp nhất. Các khoản chi phí trên gọi là chi phí hành chính. Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thống thuế phải đơn giản chứa đựng ít mục tiêu. Mặt khác, hệ thống thuế đơn giản, dễ hiểu thì việc quản lý kiểm soát của Nhà nước đối với NNT mới dễ dàng, thuận tiện.

2.3.3. Nguyên tắc linh hoạt

Hệ thống thuế phải đảm bảo có khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế thì mới phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế. Để đảm bảo được yêu cầu này mà không vi phạm nguyên tắc đã định ra, khi xây dựng hệ thống thuế thì cơ quan lập pháp thường chỉ quy định khung thuế suất, còn việc quy định thuế suất cụ thể thường giao cho cơ quan hành pháp, có như vậy mới đảm bảo cho hệ thống thuế thích ứng với những biến động của hoàn cảnh kinh tế.

2.3.4. Nguyên tắc minh bạch

Một hệ thống thuế chính xác thể hiện sự rõ ràng và minh bạch. Tức là, hệ thống thuế trước hết phải chỉ rõ ai chịu thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn nộp thuế, miễn giảm, ưu đãi thuế cũng như xử lý vi phạm. Phải công khai các nội dung cam kết quốc tế về thuế cho tất cả các đối tượng nộp thuế và công dân được biết để họ có thể tính toán và thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc minh bạch còn đòi hỏi khả năng tiếp cận các dự thảo và góp ý các dự thảo về chính sách thuế của Nhà nước trước khi ban hành. Phải minh bạch cả thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan hành thu các cấp, để nhân dân có cơ sở kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh​ (Trang 31 - 32)