4.4.1 Kiểm định các giả thiết
4.4.1.1 Kiểm định giả thiết về sự phù hợp của mô hình
Kết quả nhận được (Phụ lục 4 – Bảng 4.4) cho thấy tất cả 3 phương trình dự đoán đều có R2 điều chỉnh (Adjusted R square) ≠ 0 và mức ý nghĩa Sig.=0,000 có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê, xác nhận mô hình hồi quy này phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Ở phương trình 3 thì R2 điều chỉnh = 100% có nghĩa là 100% biến thiên của hiệu quả công tác quản lý thu thuế được giải thích bởi các yếu tố (biến) đưa vào mô hình.
4.4.1.2 Kiểm định giả thiết về ý nghĩa của hệ số hồi quy
Giá trị F ở bảng phân tích ANOVA (Phụ lục 4 – Bảng 4.5) được sử dụng để kiểm định giả thiết, giá trị sig. của F ở phương trình 3 (mô hình 3) rất nhỏ cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thiết H0: β1 = β2 = β3 = 0, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tâp dữ liệu và có thể sử dụng.
4.4.1.3 Đo lường Đa cộng tuyến
Kết quả phân tích được trình bày ở (Phụ lục 4 – Bảng 4.6) cho thấy VIF < 10, không có hiện tượng đa cộng tuyến ở tất cả 3 phương trình (mô hình) dự đoán. 4.4.2 Kết quả hồi quy
Từ bảng kết quả phân tích hồi quy (Phụ lục 4 – Bảng 4.6), phương trình hồi qui ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh được thiết lập như sau:
Y = 0,00032 + 0,37* Cơ quan quản lý thuế + 0,29* Quy định pháp luật về thuế + 0,34*Người nộp thuế.
Dựa vào phương trình hồi qui cho thấy, bốn biến đưa vào mô hình đều có tương quan thuận với tổng số thu thuế. Trong đó, nhân tố cơ quan quản lý thuế có tác động mạnh mẽ đến tổng số thu, kế đến là nhân tố NNT và cuối cùng là quy định thuế. Cụ thể: Khi DN đánh giá nhân tố “Cơ quan quản lý thuế” tăng thêm 1 điểm thì hiệu tổng số thu thuế sẽ tăng thêm 0,37 điểm và tương tự đối với 2 nhân tố còn lại.
Kiểm định nhận định của đề tài:
Với nhận định cho rằng tổng số thu thuế tại Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh trong các năm 2012 – 2014 chưa tương xứng với các nhân tố liên quan đến công tác quản lý thuế tại địa bàn, tác giả sử dụng kết quả khảo sát để đưa vào phương trình hồi quy nhằm xem xét nhận định trên có đúng hay không.
Với phương trình hồi quy đã được thiết lập:
Y = 0,00032 + 0,37*Cơ quan quản lý thuế + 0,29*Quy định pháp luật về thuế + 0,34* Người nộp thuế.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với tổng số thu được tính toán lại theo phương trình hồi quy như sau:
Maximum của tổng 3 biến độc lập = 0,37*5+0,29*5+0,34*5 = 5
Giá trị khoảng cách của tổng 3 biến độc lập = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/4= 1.
Giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y Ý nghĩa
(1,00 + hằng số) – (2,0+ hằng số) Không hiệu quả (2,01 + hằng số) – (3,0 + hằng số) Hiệu quả thấp (3,01 + hằng số) – (4,0 + hằng số) Hiệu quả trung bình
(4,01 + hằng số) – (5,0 + hằng số) Hiệu quả cao
(5,01 + hằng số) – (6 + hằng số) Hiệu quả rất cao
Từ kết quả khảo sát của các mục hỏi và phân tính nhân tố khám phá EFA trình bày ở ( Phụ lục 4 – Bảng 4.7), tính được giá trị trung bình của các biến độc lập như sau:
• Cơ quan quản lý thuế = 4,15
• Quy định pháp luật thuế = 3,95
• Người nộp thuế = 4,09
Qua kết quả nghien cứu thu được cho thấy công tác quản lý thuế ở Chi cục thuế Bình thạnh đạt ở mức hiệu quả cao. Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất đến kết quả thu là Cơ quan quản lý thuế, kế đến là yếu tố người nộp thuế và cuối cùng là quy định pháp luật thuế.
Y = 0,00032 + 0,37*4,15+0,29*3,95+0,34*4,09 Y = 0,00032 + 4,07
Kết quả phương trình hồi quy cho thấy, tổng số thu nằm trong khoảng hiệu quả cao. Như vậy nhận định về tổng số thu thuế qua các năm 2012 - 2014 tương xứng với vị trí, vai trò của Chi cục thuế quận Bình Thạnh là đơn vị có số lượng người nộp thuế lớn thứ 3 ở thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp.