CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn Quận Cầu Giấy
3.3.1. Những mặt đã đạt được
Để có đƣợc kết quả thu NSNN trong những năm vửa qua, chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn của quận, UBND các phƣờng đã có nhiều cố gắng trong quản lý thu NS. lập dự toán thu NS đƣợc quan tâm ngay từ đầu từ việc đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu thu năm trƣớc, xác định nguồn thu và khả năng thu cho năm tiếp theo, việc thực hiện lập dự toán đƣợc đầy đủ các bƣớc theo quy trình, đúng với quy định nên đã góp phần tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện thu NS. Số dự toán thu NS năm sau đều cao hơn năm trƣớc, quản lý thu ngân sách đƣợc các cơ quan chuyên môn thực hiện cơ bản tốt nên số thu NS hàng năm đều đạt và vƣợt dự toán đƣợc giao. Cụ thể:
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tuy có sự ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế nhƣng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quận vẫn đạt và vƣợt dự toán hàng năm, trong đó nguồn thu từ thuế và thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn.
Thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 từ các sắc thuế bình quân đạt 51.195 triệu đồng, chiếm 38,3% bình quân tổng thu trong cân đối NSNN và bằng 32,4% bình quân tổng thu ngân sách trên địa bàn quận; Thu tiền sử dụng đất bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 68.358 triệu đồng, chiếm 51% bình quân
thu trong cân đối ngân sách, chiếm 43,3% bình quân tổng thu ngân sách trên địa bàn; thu phí, lệ phí bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt 14.020 triệu đồng, chiếm 10,4% bình quân thu trong cân đối NSNN, chiếm 8,8% bình quân tổng thu NSNN trên địa bàn; thu khác ngân sách bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt 2.572 triệu đồng, chiếm 1,92% bình quân thu trong cân đối ngân sách, chiếm 1,6% bình quân tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn; các khoản thu để lại chi qua quản lý ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2010 – 2014 đạt 5.252 triệu đồng, chiếm 3,9% bình quân số thu trong cân đối và chiếm 3,3% bình quân tổng số thu trên địa bàn. (Nguồn: Chi cục thuế quận Cầu Giấy)
Qua những kết quả chủ yếu đạt đƣợc trên từng lĩnh vực cho thấy số thu từ lĩnh vực thuế tuy không chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu ngân sách nhƣng có vị trí quan trọng trong thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn. Hàng năm các sắc thuế đều đƣợc thực hiện hoàn thành đạt và vƣợt dự toán đƣợc giao và cao hơn so với số thu năm trƣớc. Đặc biệt thu thuế từ khu vực ngoài quốc doanh có vị trí quan trọng, là nguồn thu có số thu lớn nhất trong các khoản thuế thu trên địa bàn góp phần ổn định cân đối cho NSNN của quận.
Bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt việc quản lý lập dự toán thu NS và quản lý chấp hành dự toán thu NS, thanh tra, kiểm tra cũng đƣợc các cơ quan chuyên môn của quận quan tâm thực hiện nhƣ việc thanh tra quản lý thu, chi ngân sách đối với các xã, thị trấn, kiểm tra việc kê khai và quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp, kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, doanh thu và thực hiện nghĩa vụ thuế của các hộ gia đình kinh doanh trên địa bàn....Qua đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý thu NS, đối tƣợng nộp ngân sách; nắm bắt đầy đủ các nguồn thu và làm tăng thu NSNN.
Từ việc số thu NSNN trên địa bàn của quận trong những năm vừa quan đạt và vƣợt dự toán giao đã giúp ngân sách quận có thêm kinh phí đầu tƣ xây dựng các công trình quan trọng nhƣ nhà làm việc Thƣờng trực Quận ủy, Hội
trƣờng UBND quận, hỗ trợ một số bệnh viện trong quận xây dựng phòng bệnh, đầu tƣ hỗ trợ các xã xây dựng trƣờng học, trạm y tế,….
3.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc quản lý thu NS trên địa bàn quận vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nhất là thu trong cân đối cần đƣợc khắc phục, đó là:
Thứ nhất, về hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thu NSNN:
- Hệ thống chính sách thu chƣa bao quát hết đối tƣợng nộp thuế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuyển hƣớng kịp thời để thích nghi với môi trƣờng kinh tế ngày càng đổi mới nên chƣa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh các sắc thuế và chƣa lƣờng hết đƣợc các nguồn thu sẽ phát sinh trong quá trình phát triển của kinh tế thị trƣờng.
- Ngoài ra, chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, có sắc thuế còn nhiều thuế suất, còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính tập trung của thuế.
- Chính sách về phí, lệ phí còn chồng chéo, một đối tƣợng phải chịu nhiều loại phí khác nhau nên khai thác và thu các loại phí cũng gặp nhiều khó khăn.
- Các chính sách quản lý kinh tế - xã hội chƣa đƣợc cải cách đồng bộ để hỗ trợ khuyến khích quản lý thu nhƣ: quản lý đất đai, quản lý đăng ký kinh doanh...
Thứ hai, xây dựng dự toán thu NS chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính, thực hiện theo lối mòn, thiếu cơ sở khoa học. Cơ quan quản lý nguồn thu chƣa làm tốt thống kê, rà soát, xác định các nguồn thu sẵn có cũng nhƣ dự báo nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp quản lý nguồn thu, thu đúng, thu đủ, không bỏ sót nguồn thu nhƣ thuế môn bài của các hộ kinh doanh vận tải, thuế đất phi nông nghiệp của các hộ gia đình.... Điều này đƣợc thể hiện số thu trong cân đối bình quân hàng năm đều tăng nhƣng có năm vẫn không đạt dự toán đƣợc giao (năm 2012 số thu
đạt 104.850/122.660 triệu đồng, bằng 68.8% dự toán), trong đó số thu thuế từ khu vực ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất có năm không đạt dự toán giao, năm 2012 số thu thuế ngoài quốc doanh đạt 56% dự toán, năm 2014 chỉ đạt 90,4% dự toán; số thu tiền sử dụng đất liên tiếp các năm 2011, 2012, 2013 không đạt dự toán giao, cụ thể năm 2011 đạt 73,3%, năm 2012 đạt 96,3%, năm 2013 đạt 95,7% dự toán. (Nguồn: Chi cục thuế quận Cầu Giấy)
Thứ ba, quản lý thu ngân sách trong việc chấp hành dự toán của một số cơ quan chuyên môn, UBND phƣờng chƣa đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc, Cụ thể: số thu phát sinh tại địa bàn từ khu vực NQD còn đạt thấp, chƣa đƣợc tập trung khai thác. Sự phối hợp trong kê khai, quản lý thuế thuế xây dựng trong các hộ trong dân cƣ chƣa đƣợc thực hiện, đặc biệt là 2 thị trấn và các trục đƣờng giao thông chính. Biện pháp tổ chức thu đọng chƣa kịp thời. quản lý thu phí bảo vệ môi trƣờng, phí khai thác đất, hiệu quả chƣa cao. đôn đốc, hỗ trợ xử lý thu các hộ kinh doanh phƣơng tiện vận tải còn hạn chế, hàng tháng vẫn để đọng nhiều.
- Quản lý tổ chức thu phí, lệ phí chƣa chặt chẽ; việc kiểm tra, giám sát cán bộ chuyên môn đƣợc giao nhiệm vụ thu chƣa thƣờng xuyên, vẫn để tình trạng thất thu xảy ra. Việc thanh toán chƣa kịp thời với đơn vị quản lý thu, việc cập nhật danh mục phí, lệ phí chƣa thƣờng xuyên.
Trong quản lý thu thuế nhà đất còn bộc lộ nhiều hạn chế, hồ sơ chi tiết thuế nhà đất chƣa đƣợc theo dõi chặt chẽ do UBND các phƣờng cơ bản là giao cho tổ dân phố thực hiện. Do vậy số liệu chi tiết đến hộ còn vênh so với hồ sơ Chi cục Thuế quản lý. Nợ đọng chƣa có biện pháp tổ chức thu, có nơi kéo dài nhiều năm chƣa thu đƣợc; xét miễn, giảm thuế cho đối tƣợng CSXH, hộ nghèo chƣa chặt chẽ, đôi khi còn chƣa đúng đối tƣợng (Chi cục Thuế Cầu Giấy, 2015).
Thứ tƣ, thanh tra, kiểm tra thu NSNN tuy đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa phát huy đƣợc hết vai trò, nhiệm vụ, việc thực hiện kiểm tra thuế theo kế hoạch đƣợc giao có năm chƣa đầy đủ.
CHƢƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
4.1. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội Quận Cầu Giấy giai đoạn 2016 - 2021
4.1.1. Phương hướng phát triển
-Khai thác mọi tiềm năng, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nội lực để đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo có hiệu quả, ổn định.
-Thực hiện động viên nguồn thu hợp lý, tháo gỡ vƣớng mắc và khơi thông các nguồn lực trong xã hội. Bố trí cơ cấu chi ngân sách hợp lý, đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
-Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thực hiện xã hội hoá trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
-Thực hiện phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thanh kiểm tra, kiểm toán, thực hiện công khai minh bạch, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý và sử dụng NSNN.
4.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2021
4.1.2.1. Nhiệm vụ tổng quát
Quán triệt phƣơng châm: “Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; thiết lập trật tự kỷ cương trong quản lý đất đai, đô thị và môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng là thường xuyên, quan trọng”, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội Quận Cầu Giấy giai đoạn 2016 - 2021 bao gồm:
- Huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ đất đai, sức lao động. Khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tiềm năng lợi thế; tập trung nhiều nguồn vốn để đầu tƣ phát triển hạ tầng khung giao thông đô thị theo quy hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực, trƣớc hết là quản lý hành chính, quản lý đất đai, đô thị. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển.
- Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng nếp sống ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt quốc phòng và nhiệm vụ quân sự địa phƣơng.
- Xây dựng chính quyền vững mạnh gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, cải thiện môi trƣờng xã hội; thực hiện có hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cƣờng kỷ cƣơng.
4.1.2.2. Chỉ tiêu phát triển chủ yếu a) Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất Thƣơng mại - Dịch vụ tăng bình quân 18%. + Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và Xây dựng: 15% + Thu ngân sách: Tăng bình quân hàng năm 15% trở lên
b) Các chỉ tiêu khác:
+ Cơ bản hoàn thành lập quy hoạch các ô chức năng đô thị theo phân cấp +Quản lý 100% công trình xây dựng trên địa bàn. Các công trình xây dựng không phép, trái phép đƣợc ngăn chặn kịp thời.
+Giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng giao thông theo quy hoạch, xây dựng các dự án nhà ở tái định cƣ để đảm bảo phục vụ giải phóng mặt bằng
+ Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2021 và tầm nhìn kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025; quy hoạch các điểm thu gom, trung chuyển rác, phế thải trên địa bàn.
+ Số lao động đƣợc tạo việc làm: 5.000 ngƣời.
+ Số giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cấp cho hộ gia đình, cá nhân lần đầu: 600 giấy.
+ Giảm tỷ suất sinh thô so với năm trƣớc: 0,1‰.
+ Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trƣớc: 0,04%. + Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng: 0,1%. - Số hộ thoát nghèo trong năm: 10 hộ.
+Tỷ lệ hộ dân cƣ đƣợc công nhận danh hiệu “Gia đình Văn hóa”: 88,0% (Thành phố giao 84,7%).
+ Tỷ lệ tổ dân phố (Cụm dân cƣ, Khối phố, Khu phố) đƣợc công nhận danh hiệu “Tổ dân phố Văn hóa”, “Cụm dân cƣ văn hóa”, “Khối phố văn hóa”, “Khu phố văn hóa”: 73,7%.
+ Số trƣờng công lập đạt chuẩn Quốc gia tăng thêm: 01 trƣờng.
+ Tổng biên chế hành chính và SN (không bao gồm biên chế các phƣờng): 2.575 ngƣời.
4.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý thu ngân sách Quận Cầu Giấy
Quá trình phát triển của Quận Cầu Giấy trong những năm tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện quản lý ngân sách thu của quận. Quản lý thu ngân sách phải góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tƣ để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển KT-XH của quận đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2025.
Việc hoàn thiện quản lý ngân sách của Quận Cầu Giấy trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận phải dựa trên cơ sở quán triệt đƣờng lối, chính sách phát triển KT-XH của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, Quận ủy, HĐND Quận Cầu Giấy nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của quận trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trƣớc những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hƣớng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhƣng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn quận mở rộng SXKD. Cần động viên hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu vào ngân sách để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lƣợc phát triển KT- XH, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, đồng thời tạo động lực để các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển SXKD. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở Quận Cầu Giấy hiện nay và sắp đến là thu làm sao để đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất phát triển. Không phải nguồn thu trên địa bàn Quận tăng lên bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch đề ra là lý tƣởng mà quan trọng hơn là tăng cƣờng quản lý thu thuế nhƣng SXKD trên địa bàn Quận vẫn phát triển đó mới là hiệu quả của quản lý thu NSNN.
Thứ hai, đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên,đảm bảo ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng hiện nay chỉ tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, chƣa quan tâm đến các lĩnh vực liên quan khác. Đồng thời phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp. Quan điểm này cần quán triệt trên các khía cạnh sau:
+ Mặt dù các lĩnh vực khác nguồn thu còn ít, nhƣng phát triển thêm đối tƣợng nộp thuế thì tổng số nguồn thu sẽ tăng lên.
+ Coi trọng hơn các khoản thu ngoài thuế. Đây là khoản thu tuy nhỏ nhƣng có sự đóng góp của mọi ngƣời dân trên địa bàn.
Thứ ba, hoàn thiện quản lý thu ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cƣờng chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm quản lý thu ngân sách.
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Hà Nội