Tổ chức thực hiện quản lý nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 58 - 73)

3.1.1 .Lịch sử hình thành

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc

3.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý nợ

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý nợ thuế các cấp, phụ trách bộ phận phân công công việc cho từng cán bộ để thực hiện công tác quản lý nợ thuế.

Căn cứ chỉ tiêu giao thu nợ nhƣ trên, đội quản lý nợ thuế xác định nợ thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chi tiết theo từng loại hình doanh nghiệp.

Trên địa bàn quận Hoàng Mai, theo phân cấp quản lý, Chi cục thuế quận Hoàng Mai đƣợc theo dõi, quản lý các đối tƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm bốn loại hình là công ty cổ phần, công ty TNHH, Doanh nghiệp tƣ nhân và các hợp tác xã. Bên cạnh việc đóng góp số thu cho NSNN tạo công ăn việc làm cho lao động địa phƣợng thì số thuế các loại hình trên chiếm dụng của nhà nƣớc thông qua việc nợ đọng tiền thuế những năm qua ngày càng nhiều và đƣợc thể hiện qua bảng 3.5 sau:

Bảng 3.5. Tình hình nợ thuế theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 ( Đơn vị tính: triệu đồng ) ST T Loại hình doanh nghiệp Số lƣợng doanh nghiệp So sánh số tiền (%)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm

2015/ 2014 Năm 2016/ 2015 Số lƣợng DN Số tiền Số lƣợng DN Số tiền Số lƣợng DN Số tiền Số tiền Số tiền Tổng cộng 671 222.579 917 373.996 1.162 437.034 168 117 1 Công ty Cổ phần 385 156.329 512 270.991 645 320.036 173 118 2 Công ty 282 65.820 398 102.195 501 115.721 155 113

TNHH 3 DN tƣ nhân 3 280 5 550 11 856 196 156 4 Hợp tác xã 1 150 2 260 5 421 173 162

( Nguồn: Chi cục thuế quận Hoàng Mai )

Qua bảng 3.5 cho thấy tình hình nợ thuế phân theo loại hình doanh nghiệp, tỷ lệ nợ thuế năm sau thấp hơn năm trƣớc thể hiện ở tất cả các loại hình. Đặc biệt ở hai loại hình là công ty cổ phần và công ty TNHH, khi số lƣợng doanh nghiệp phát sinh tăng thêm và số thuế ghi thu cũng tăng, thì số tiền thuế nợ cũng giảm nhiều đƣợc thể hiện ở tỷ lệ năm 2015 so với năm 2014 tỷ lệ nợ thuế theo ghi thu là 168%, sang năm 2016 tỷ lệ nợ thuế theo ghi thu đã giảm nhiều, tỷ lệ năm 2016 so với năm 2015 chỉ còn 117%. Nhƣ vậy về số lƣợng công ty cổ phần và công ty TNHH có tăng lên nhƣng việc chấp hành nộp thuế với NSNN là tốt hơn. Các loại hình doanh nghiệp khác, nợ đã giảm nhƣng không biến động nhiều.

Để theo dõi chi tiết về số nợ thuế của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đội quản lý nợ thuế đã phân loại nợ thuế theo từng sắc thuế theo bảng sau:

Bảng 3.6. Bảng tình hình nợ thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo sắc thuế giai đoạn 2014-2016

( Đơn vị tính: triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Tổng nợ 222.579 373.996 437.034 168 117 Thuế GTGT 124.644 250.533 301.553 201 120 Thuế thu nhập DN 67.887 80.409 78.534 118 98

nhân

Thuế môn bài ( nay là phí môn bài)

178 299 263 168 88

Tiền phạt 334 635 699 190 110

Tiền chậm nộp 28.935 41.140 54.629 142 133

( Nguồn: Chi cục thuế quận Hoàng Mai )

Từ bảng 3.6, số liệu trên cho thấy, số nợ từ thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ của cả năm. Cụ thể: sắc thuế GTGT năm 2014 là 124.644 triệu đồng, năm 2015 là 250.533 triệu đồng, năm 2016 là 301.553 triệu đồng. Sắc thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 là 67.887 triệu đồng, năm 2015 là 80.409 triệu đồng và năm 2016 là 78.534 triệu đồng.

Cũng từ bảng số liệu trên, ta thấy nợ thuế GTGT chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ của cả năm (chiếm khoảng 60-70%) tổng nợ của của cả năm. Nhƣ chúng ta biết, thuế GTGT là sắc thuế gián thu, nghĩa là tiền thuế đƣợc cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà ngƣời mua phải trả khi mua hàng. Về mặt lý thuyết thì loại thuế này sẽ có số nợ đọng không lớn vì khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xong, ngƣời bán hàng phải có nghĩa vụ nộp ngay tiền thuế GTGT vào NSNN chậm nhất là ngày nộp hồ sơ khai thuế. Song trên thực tế lại hoàn toàn khác, ngƣời bán hàng hóa, dịch vụ đã chiếm số tiền thuế GTGT đó bằng cách chƣa nộp vào NSNN làm cho số nợ đọng thuế GTGT tăng cao. Nguyên nhân khách quan chủ yếu của tình hình này là do nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ lạm phát và giá cả tăng cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngƣời nộp thuế có xu hƣớng chiếm dụng tiền thuế chƣa nộp vào NSNN để sử dụng cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, do chính sách thắt chặt tín dụng nên một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT cao.

Trong khi đó thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, trực tiếp đánh vào thu nhập của công ty, nên chỉ khi nào việc kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp thuế. Từ năm 2014 đến năm 2016, số nợ thuế thu nhập doanh nghiệp giảm, năm 2014 là 67.887 triệu đồng ( chiếm 30,5% trên tổng số nợ), năm 2015 là 80.409 triệu đồng ( chiếm 21,5% trên tổng số nợ) và năm 2016 tỷ lệ giảm là 17,9% và số thuế nợ là 78.534 triệu đồng. Kết quả giảm nợ nêu trên đã góp phần không nhỏ của đội quản lý nợ thuế đã thực hiện đôn đốc và áp dụng các biện pháp thu nợ kịp thời, bên cạnh đó thì việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

* Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ thuế

Căn cứ vào tiêu thức phân loại nợ theo quy định của Chi cục, cán bộ quản lý nợ thực hiện rà soát từng trƣờng hợp nợ của từng ngƣời nợ thuế còn nợ thuế tháng trƣớc chuyển sang và nợ mới phát sinh tháng này theo nguyên nhân, tình trạng và tuổi nợ để phân loại các khoản nợ. Cán bộ thực hiện phân loại phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc phân loại nợ thuế.

Cán bộ quản lý nợ thuế và cán bộ tham gia thực hiện quy trình lập báo cáo phân loại tiền thuế nợ theo ngƣời nộp thuế theo (mẫu số 12/QLN) tại ứng dụng quản lý nợ thuế để làm cơ sở đôn đốc thu nợ theo bảng sau:

Bảng 3.7. Phân loại nợ thuế theo tuổi nợ giai đoạn 2014-2016

( Đơn vị tính: triệu đồng )

Chỉ tiêu phân loại nợ theo năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ lệ tăng, giảm (%) năm 2015/2014 Tỷ lệ tăng, giảm (%) năm 2016/2015 Tiền thuế nợ từ 01-30 ngày 33.387 56.099 65.555 168 117 Tiền thuế nợ từ 31-60 37.838 56.100 74.296 148 132

Tiền thuế nợ từ 61-90 ngày 42.290 74.799 83.037 177 111 Tiền thuế nợ từ 91-120 ngày 55.645 89.759 109.259 161 121 Tiền thuế nợ từ 121 ngày trở lên 53.419 97.239 104.887 182 108 Tổng số tiền thuế nợ

trên sổ theo dõi nợ thuế

222.579 373.996 437.034 168 117

( Nguồn:Chi cục thuế quận Hoàng Mai )

Qua bảng phân tích trên cho ta thấy, nợ mới phát sinh từ 1 đến 30 ngày là thấp nhất, năm 2014 là 33.387 triệu đồng, năm 2015 là 56.099 triệu đồng, năm 2016 là 65.555 triệu đồng, đồng thời tỷ lệ nợ mới phát sinh này có xu hƣớng giảm năm 2015 so với năm 2014 là 168%, nhƣng đến năm 2016 so với năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 117%.

Tiếp đến là tỷ lệ nợ trên 121 ngày có số thuế nợ cao, năm 2014 là 53.419 triệu đồng, năm 2015 là 97.239 triệu đồng, năm 2016 là 104.887 triệu đồng, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hƣớng giảm, năm 2015 so với năm 2014 là 182% nhƣng đến năm 2016 so với năm 2015 tỷ lệ này còn 108%. Điều này thể hiện đƣợc kết quả của việc đôn đốc nợ và cƣỡng chế nợ thuế có hiệu quả rõ ràng qua các năm, số lƣợng doanh nghiệp nợ mới phát sinh đã giảm và tỷ nợ nợ trên 90 ngày cũng giảm mạnh qua các năm.

* Đôn đốc thu nợ thuế

- Thực hiện đôn đốc nợ thuế qua tổ chức tuyên truyền hỗ trợ :

Quá trình thực hiện công tác quản lý nợ cần thiết thực hiện việc tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kê khai, nộp thuế nhằm đảm bảo tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Những năm qua Chi cục thuế quận Hoàng Mai đã thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp trong kê khai nộp thuế thể hiện bảng 3.8 sau:

Bảng 3.8. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế giai đoạn 2014-2016 ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/201 4 2016/201 5 I Công tác tuyên truyền 1 Phát sóng truyền thanh Buổi 96 75 82 78 109

2 Bài đăng báo, tạp chí Bài 0 2 0 2 0 3 Biển quảng cáo, pa nô, áp phích Biển 1 1 1 100 100 II Công tác hỗ trợ doanh nghiệp 1 Trả lời bằng văn bản Văn bản 51 35 60 69 171 2 Trả lời trực tiếp qua điện thoại

Lƣợt 800 900 1500 112 167

3 Tập huấn cho doanh nghiệp

Buổi 6 2 8 33 400

4 Đối thoại với doanh nghiệp Buổi 1 1 1 100 100 5 Cung cấp tài liệu, ấn phẩm thuế Bộ 2000 7000 9000 350 129

( Nguồn: Chi cục thuế quận Hoàng Mai )

Bảng 3.8 cho ta thấy công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp những năm qua đã đƣợc Chi cục thuế quận Hoàng Mai chú trọng thể hiện ở số lƣợng

các buổi phát sóng truyền thanh, cung cấp tài liệu ấn phẩm, trả lời trực tiếp doanh nghiệp qua điện thoại và các buổi phát sóng truyền thanh.

- Thực hiện đôn đốc thu nợ thuế bằng biện pháp thông báo nộp thuế: Bên cạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế, Chi cục thuế quận Hoàng Mai đã thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế bằng biện pháp thông báo nộp thuế đối với các doanh nghiệp nợ đọng do Chi cục thuế quản lý thể hiện bảng 3.9 sau:

Bảng 3.9. Các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế giai đoạn 2014 – 2016

Biện pháp thu nợ đã thực hiện

Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

1. Thông báo nợ bằng điện thoại, tin nhắn (lần)

14.400 16.500 19.880 115 120

2. Thông báo nộp tiền thuế nợ và tiền chậm nộp bằng văn bản “mẫu 07/TB – QLN” (lƣợt)

33.200 41.600 56.780 125 136

3. Mời doanh nghiệp nợ thuế đến cơ quan thuế để lập biên bản yêu cầu nộp tiền thuế nợ (lần)

1.440 1.850 2.450 128 132

( Nguồn: Chi cục thuế quận Hoàng Mai )

Bảng 3.9 cho thấy Chi cục thuế Hoàng Mai đã thực hiện biện pháp đôn đốc thu nợ thuế nhƣ sau: thông báo nợ bằng điện thoại, tin nhắn năm 2015 so

trƣớc là 5%. Thông báo nộp tiền thuế nợ và tiền chậm nộp bằng văn bản năm 2015 so với năm 2014 là 125%, năm 2016 so với năm 2015 là 136% tăng so với năm trƣớc là 11%. Số lƣợng giấy mời, mời doanh nghiệp nợ thuế đến cơ quan thuế để lập biên bản làm việc năm 2015 so với năm 2014 là 128%, năm 2016 so với năm 2015 là 132% tăng so với năm trƣớc là 4%. Điều này chứng tỏ việc quản lý đôn đốc nộp thuế càng đƣợc sát sao hơn, do số tiền thuế nợ ngày càng tăng lên qua các năm đòi hỏi cơ quan thuế cần có các biện pháp đôn đốc phù hợp nhằm tăng số thu hồi nợ thuế vào NSNN. Việc thực hiện mời doanh nghiệp có số tiền thuế nợ đến cơ quan thuế để lập biên bản yêu cầu nộp tiền thuế nợ, cơ quan thuế luôn phải rà soát chọn lựa những doanh nghiệp có số tiền thuế nợ lớn, nhiều sắc thuế phát sinh nhằm gắn việc đôn đốc với đối chiếu chênh lệch giữa số liệu tại cơ quan thuế và số liệu doanh nghiệp theo dõi. Tránh gây phiền hà trong việc giải quyết thủ tục hành chính với doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều đối tƣợng đã chây ỳ, cố tình không nộp thuế vào NSNN đúng thời hạn theo quy định nên việc đôn đốc thu nợ bằng biện pháp điện thoại, gửi tin nhắn và biện pháp gửi thông báo nợ hầu nhƣ không có tác dụng do vậy cần tiền hành áp dụng biện pháp cƣỡng chế nợ thuế khác (nhƣ : trích tiền gửi tại ngân hàng; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thu hồi mã số thuế...) để chống thất thu cho NSNN.

* Phân tích, đánh giá và xử lý thu nợ

Căn cứ vào sổ theo dõi nợ thuế, cán bộ đƣợc phân công theo dõi và quản lý nợ thuế phải thực hiện các công việc sau:

- Phân loại nợ thuế theo tinh chất nợ

Tính chất nợ của các khoản nợ thể hiện khả năng quản lý của cơ quan thuế đối với các khoản tiền thuế phát sinh của doanh nghiệp qua quá trình kê khai thuế theo bảng 3.10 sau:

Bảng 3.10.Phân loại nợ thuế theo tính chất nợ giai đoạn 2014-2016 ( Đơn vị tính: triệu đồng ) ST T Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Số nợ Tỷ lệ (%) Số nợ Tỷ lệ (%) Số nợ Tỷ lệ (%) Năm 2015/ 2014 Năm 2016/ 2015 Tổng cộng 222.579 100 373.996 100 437.034 100 168 117 1 Nợ có khả năng thu 191.863 86,2 321.262 85,9 372.353 85,2 167 116 2 Nợ khó thu 21.368 9,6 38.522 10,3 50.259 11,5 180 130 3 Nợ chờ xử lý 9.348 4,2 14.212 3,8 14.422 3,3 152 101

( Nguồn: Chi cục thuế quận Hoàng Mai )

Ngoài phân loại nợ thuế theo loại hình doanh nghiệp và theo sắc thuế thì hiện nay theo quy định của Tổng cục thuế, Chi cục thuế quận Hoàng Mai cũng căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về ngƣời nợ thuế theo các tiêu thức đã phân tích, cán bộ đƣợc phân công theo dõi quản lý nợ qua đó tiến hành phân loại nợ theo tính chất nợ thuế nhƣ: nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ chờ xử lý. Việc phân loại này nhằm xác định đƣợc nguyên nhân, tình trạng, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, qua đó có thể áp

Theo bảng 3.10 ta thấy nợ có khả năng thu chiếm tỷ lệ lớn nhất so với tỷ lệ nợ khó thu và nợ chờ xử lý. Cụ thể năm 2014 là 86,2%, năm 2015 là 85,9% và năm 2016 là 85,2% so với tổng nợ.

- Nguyên nhân chính của các nhóm nợ:

+/. Nợ chờ xử lý của năm 2014 là 4,2%, năm 2015 là 3,8%, năm 2016 là 3,3% số nợ của nhóm này chủ yếu là do nhóm nợ khó thu chuyển sang. Từ khi Luật quản lý thuế có hiệu lực, với việc phân loại nợ cụ thể, chi tiết tời từng đối tƣợng thì một số khoản nợ trƣớc đây đƣợc coi là khó thu đã đƣợc chuyển sang nhóm nợ chờ xử lý. Tuy nhiên, tỷ lệ số nợ chờ xử lý đã giảm đáng kể, nếu nhƣ năm 2014, số nợ chờ xử lý chiếm 4,2% trên tổng số nợ thì đến năm 2016 con số này còn lại là 3,3%. Để đạt đƣợc điều đó, Chi cục thuế quận Hoàng Mai đã tăng cƣờng xử lý giải quyết khiếu nại về nợ thuế, rà soát đối chiếu, điều chỉnh nợ chờ điều chỉnh do sai sót, nợ của ngƣời nộp thuế chờ miễn, giảm một cách kịp thời chuẩn xác và nhanh chóng.

+/. Nợ khó thu trong những năm vừa qua không giảm mà lại có xu hƣớng tăng lên. Điển hình năm 2014, số nợ khó thu là 21.368 triệu đồng (chiếm 9,6% trên tổng nợ thuế), đến năm 2015 số nợ này đã lên tới 38.522 triệu đồng (chiếm 10,3% trên tổng nợ thuế), đến năm 2016 số nợ này đã lên tới 50.259 triệu đồng (chiếm 11,5% trên tổng nợ thuế). Đây là nợ của những đối tƣợng sau: doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản giải thể, ngƣời nộp thuế bỏ trốn, mất tích, doanh nghiệp đang chờ giải quyết theo luật phá sản, ngƣời nộp thuế bị khởi tố….Qua kiểm tra phân tích thì số nợ khó thu đa phần là do số nợ thuế của các năm trƣớc chuyển sang, chƣa giải quyết dứt điểm nhƣ nợ thuế của các doanh nghiệp bỏ kinh doanh, mất tích… Mặt khác, do tình hình kinh tế những năm 2013 và 2014 còn khó khăn, số lƣợng doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh, do vậy số nợ của nhóm đối tƣợng này tăng lên nhanh (đặc biệt đối với các doanh

nghiệp kinh doanh bất động sản, xây dựng…là những nhóm đối tƣợng có số nợ khó thu khá lớn)

Với đặc điểm của đối tƣợng nợ thuế nhƣ trên, tỷ trọng nợ khó thu trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 58 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)