3.2.3 .Kiểm tra, kiểm soát và xử lý nợ thuế
4.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nợ thuế
Đảm bảo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật thuế trong từng giai đoạn, Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ 01/07/2007; Quyết định số 2379/QĐ-TCT ngày 22/12/2014 về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế có hiệu lực từ 01/04/2015 thay thế cho Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011; Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 thay thế cho Quyết định số 2379/QĐ-TCT . Đây là bước tiến mới trong quản lý thuế theo hướng tiên tiến, hiện đại. Nội dung quản lý thuế đã thể hiện rõ hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thu thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát cho được tất cả các đối tượng nộp thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời vào NSNN. Trong những năm tới, mục tiêu của công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quận Hoàng Mai là hoàn thành chỉ tiêu về thu nợ thuế, đảm bảo số nợ không vượt quá 5% tổng thu ngân sách: để hoàn thành mục tiêu, Chi cục thuế sẽ tăng cường đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật. Thực hiện rà soát, phân loại nợ; giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng bộ phận, từng cán bộ để phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp thu nợ để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu nợ thuế trên địa bàn. Quan điểm đó dựa
trên các quy định xử lý người chậm nộp thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế và xử lý một cách công bằng. Cụ thể, quan điểm của Chi cục thuế quận Hoàng Mai trong việc hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế như sau:
- Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế phải đảm bảo được tính nghiêm minh, sự bình đẳng trong việc thực hiện các luật thuế đối với người nộp thuế.
Thực tiễn ở nước ta cho thấy còn có một bộ phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận thuế, cố tình chây ỳ nộp thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi diễn ra không chỉ một đơn vị, cá nhân mà còn ở cả tổ chức, ở địa phương trên cả nước. Các vi phạm trên sẽ gia tăng nếu cơ quan quản lý thuế không áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Đồng thời, nếu không làm tốt công tác quản lý thuế nói chung và công tác kê khai và kế toán thuế nói riêng thì sẽ không có cơ sở dữ liệu để quản lý nợ thuế. Chính vì vậy, áp dụng các biện pháp quản lý nợ thuế phải đảm bảo phát hiện kịp thời các hành vi chây ỳ nợ thuế, thực hiện thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp; đồng thời nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước.
- Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế thuế phải đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu thu nợ theo kế hoạch nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của người sản xuất kinh doanh.
Quan điểm này xuất phát từ việc thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, việc thay đổi số tiền thu từ thuế có ảnh hưởng lớn đến việc cân đối NSNN, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Nếu chính sách thuế không phù hợp và không tạo điều kiện thuận
hiệu hoặc không phát huy đúng tác dụng như mong muốn.Theo đó, chính sách thuế nói chung và chính sách quản lý nợ thuế nói riêng muốn đi vào thực tế cuộc sống thì phải phù hợp với điều kiện xã hội của đất nước và đảm bảo lợi ích cho người sản xuất kinh doanh trong xã hội. Khi đó, việc quản lý nợ thuế mới có thể đạt được kế hoạch thu nợ đã đề ra.
- Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế phải được thực hiện phù hợp điều kiện kinh tế , chính trị, xã hội của Việt Nam hiện nay.
Quan điểm này xuất phát từ đòi hỏi tất yếu khi đất nước ta mở cửa nền kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế - chính trị với các nước và tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế.Trong điều kiện này, hoạt động của các thực thể kinh tế trong nước và quốc tế đan xen và chịu tác động đồng thời của hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế. Chính vì vậy, theo quan điểm này, cơ quan thuế cần thiết phải đặc biệt quan tâm việc cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước khi hội nhập kinh tế quốc tế.