Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 84 - 89)

3.2.3 .Kiểm tra, kiểm soát và xử lý nợ thuế

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối vớ

doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quận Hoàng Mai.

4.2.1. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Thời gian tới, Chi cục thuế quận Hoàng Mai cần hoàn thiện bộ máy quản lý thuế và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thuế; tăng cường về số lượng cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cho công tác quản lý nợ thuế; đổi mới công tác quản lý cán bộ và tăng cường chỉ đạo của cơ quan thuế các cấp đối với bộ phận quản lý nợ thuế.

Cần quan tâm thúc đẩy đổi mới lề lối, phương pháp làm việc, tạo sự nghiêm túc trong công việc, tránh gây phiền hà cho người nộp thuế, phát huy tối đa chất lượng và hiệu quả công việc. Mỗi đội thuế cần xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ tốt và sắp xếp các vị trí phù hợp sao cho từng cán bộ có thể phát huy hết được năng lực của mình trong nhiệm vụ được phân công.

Cần đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thuế và phân công công việc phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn. Chú trọng đào tạo về chuyên môn theo hướng chuyên sâu và đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp cho cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế. Ngoài ra, cần đào tạo kỹ năng phân tích rủi ro để lập kế hoạch ưu tiên thu nợ tiền thuế; đào tạo kỹ năng sử dụng các ứng dụng tin học trong đánh giá rủi ro; kỹ năng điều tra thông tin, phân tích báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanhvà khả năng trả nợ thuế của người nộp thuế đểlựa chọn biện pháp thu nợ phù hợp..

Hàng năm, Chi cục thuế quận Hoàng Mai cần cử cán bộ tham gia các chương trình bồi dưỡng, tập huấn do Trường nghiệp vụ thuế tổ chức; tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với các đơn vị khác để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế.

4.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Hiện nay, hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Với việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế sẽ giúp người nộp thuế nắm được các quy định của luật thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành tốt pháp luật thuế và làm giảm thiểu tình trạng nợ đọng thuế, hạn chế các khoản nợ thuế mới phát sinh. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền, giáo dục cho người nộp thuế nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp nợ đọng, dây dưa, trốn thuế.

Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ để người nộp thuế nắm được nội dung các chính sách thuế, các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn, giảm

thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật; thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện về thời gian, thủ tục để người nộp thuế từng bước khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.

Chi cục thuế cũng cần chú trọng tổng hợp đầy đủ các thông tin, ý kiến phản hồi về cơ chế, chính sách, quy trình quản lý liên quan đến công tác thuế trên địa bàn. Đối với những vấn đề mà dư luận phản ánh đúng thì phải tiếp thu và chỉ đạo giải quyết kịp thời. Với những phản ánh chưa đúng thì phải có sự giải thích, tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế sao cho phù hợp với thực tế đảm bảo tính kịp thời và nâng cao được công tác tuyên truyền. Từ đó nghiên cứu xây dựng quy chế, quy định rõ thời gian phải phản hồi các ý kiến mà dư luận đưa ra đối với từng loại vụ việc.

Để công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đạt hiệu quả thì cần có một số giải pháp cụ thể như sau:

- Công khai trình tự, thủ tục giải quyết vướng mắc về thuế trực tiếp tại địa bàn, qua điện thoại, qua thư điện tử hay gửi văn bản; việc tiếp nhận và giải quyết các ý kiến phản hồi, giải quyết các vướng mắc thuế của người nộp thuế phải được công khai cho mọi người biết; công khai tên tên và trách nhiệm của lãnh đạo phụ trách, trưởng, phó đội phụ trách, cán bộ trực tiếp làm công tác tư vấn, hỗ trợ. Qua đó người nộp thuế có thể xác định đúng bộ phận cần liên hệ, giám sát việc thực hiện và quy trách nhiệm đúng người. Việc công khai được thực hiện bằng nhiều phương tiện như: niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế, đăng thông tin trên cổng thông tin điện tử của chi cục, in tờ rơi…

thuế; phê phán các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế bằng cách công khai hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế tại trụ sở cơ quan thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.2.3. Tăng cƣờng trách nhiệm và nâng cao sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong công tác quản lý nợ thuế. có liên quan trong công tác quản lý nợ thuế.

Thời gian qua, hiệu quả công tác quản lý nợ thuế chưa cao có một phần trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ thuế. Vì vậy, cần phân công nhiệm vụ và gắn trách nhiệm thu nợ thuế rõ ràng cho từng cán bộ trong việc quản lý nợ thuế để nâng cao tính trách nhiệm và tinh thần phấn đấu của cán bộ ngành thuế; đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, đánh giá cán bộ nếu cán bộ thuế phụ trách quản lý nợ, đôn đốc thu nộp không hoàn thành chỉ tiêu đôn đốc thu nộp, để nợ thuế của người nộp thuế mình phụ trách vượt quá chỉ số quy định.. Trường hợp việc không hoàn thành nhiệm vụ đôn đốc thu nộp và thu hồi nợ đọng mà có nguyên nhân khách quan, thì cần xem xét thỏa đáng những nguyên nhân khách quan này để có phương án xử lý phù hợp. Cần xử lý nghiêm cán bộ có vi phạm, thông đồng hoặc bao che cho người nộp thuế để phát sinh nợ thuế, không thu hồi nợ đọng.

Quản lý nợ thuế là nhiệm vụ chính của đội quản lý nợ thuế. Tuy nhiên, các bộ phận khác trong cơ quan thuế cũng có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ này với đội quản lý nợ thuế, đó là các đội: kiểm tra thuế; đội kê khai và kế toán thuế; đội tuyên truyền hỗ trợ,..và các đội thuế của các phường. Đội kê khai và kế toán thuế có trách nhiệm phối hợp đối chiếu số liệu nợ thuế, xác định chính xác số nợ thuế với đội quản lý nợ thuế. Đội kiểm tra thuế có trách nhiệm đối chiếu nợ thuế với đội quản lý nợ thuế và phối hợp đôn đốc thu nộp với những người nộp thuế của đội kiểm tra thuế theo dõi. Tuy nhiên, hiện nay công tác phối hợp giữa các bộ

phận này còn chưa thật chặt chẽ do chưa có quy định quy trách nhiệm cụ

thể cho bộ phận nào chịu trách nhiệm nếu để để xảy ra tình trạng nợ đọng

thuế kéo dài. Trong khi chờ sự sửa đổi quy định của Tổng cục Thuế, Chi cục thuế quận Hoàng Mai cần có quy định nội bộ về trách nhiệm phối hợp, cơ chế phối hợp và phân định trách nhiệm tạm thời giữa các bộ phận này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Không chỉ là sự phối hợp giữa các bộ phận trong nội bộ Chi cục thuế quận Hoàng Mai, lãnh đạo Chi cục thuế cần có sự chủ động trong các hoạt động liên kết chặt chẽ với một số cơ quan, bộ phận liên quan mật thiết nhƣ Kho bạc nhà nƣớc, các ngân hàng, Bảo hiểm xã hội,...nhằm quản lý chặt chẽ các hoạt động kê khai nộp thuế của ngƣời nộp thuế, tránh thất thu cho NSNN.

4.2.4. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ thuế. nợ thuế.

Việc quản lý thông tin về người nộp thuế là rất quan trọng, góp phần giúp cơ quan thuế đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý nợ thuế. Làm tốt công tác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế sẽ giúp cơ quan thuế đánh giá được thực trạng tài chính, ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần ưu tiên đôn đốc, từ đó có những biện pháp thu nợ phù hợp và hợp lý. Do đó, Chi cục thuế quận Hoàng Mai cần đưa các ứng dụng khoa học tiến bộ vào trong hệ thống cơ sở vật chất nhằm phục vụ công tác quản lý một cách hiệu quả nhất. Việc sử dụng công nghệ thông tin, đồng bộ hóa máy tính, cài đặt và cập nhật các phần mềm mới giúp cho công tác hỗ trợ kê khai, nộp thuế diễn ra nhanh chóng, chính xác hơn, hạn chế việc kê khai sai hoặc gian lận thuế. Đồng thời việc đồng bộ hóa bằng các ứng dụng tin học tiến bộ, giúp cho hoạt động quản lý nợ thuế dễ dàng hơn, dễ kiểm tra, kiểm soát, công tác phân loại nợ thuế, theo dõi nợ thuế

Nền kinh tế trong những năm tới sẽ phát triển với tốc độ cao theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và chịu ảnh hưởng mạnh của sự phát triển công nghệ thông tin. Theo đó sẽ phát sinh những hình thức kinh doanh mới như kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng qua mạng, thanh toán qua mạng, quản trị DN được tin học hóa…sẽ gây áp lực lớn cho việc quản lý nợ thuế. Để đáp ứng được nhiệm vụ quản lý nợ thuế trong giai đoạn mới, Chi cục thuế cần phải đẩy nhanh tiến độ hiện hóa công nghệ tin học để có khả năng phân tích được khối lượng thông tin lớn, tạo khả năng thích ứng và quản lý được nghĩa vụ nộp thuế của từng người nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)