Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 77 - 81)

3.2.3 .Kiểm tra, kiểm soát và xử lý nợ thuế

3.3. Đánh giá chung công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoà

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.

* Nguyên nhân do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2014-2016 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tình hình trong nƣớc diễn biến phức tạp, Nhà nƣớc áp dụng các chính sách kìm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng khiến các doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh gặp nhiều khó khăn về huy động vốn, nhiều đơn vị thua lỗ khó có khả năng thanh toán nợ, ảnh hƣởng lớn đến tình hình tài chính của ngƣời nộp thuế.

Trong những năm vừa qua, mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế chuyển sang áp dụng hình thức tự nộp thuế. Do đó, cơ quan thuế chƣa thể giám sát, đôn đốc thu nộp thuế một cách chặt chẽ, chƣa bám sát tình hình nộp thuế nên số nợ thuế tăng nhanh. Ngoài ra, chính sách thuế thay đổi nhiều nên các ứng dụng tin học chƣa nâng cấp kịp thời dẫn đến việc cập nhật thông tin cũng nhƣ hạch toán dữ liệu đầu vào của ngƣời nộp thuế vào ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) còn chậm và chƣa chính xác.

* Sự phối hợp giữa các ngành chức năng liên quan

Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và các ban ngành liên quan trong công tác quản lý nợ thuế còn chƣa kịp thời. Công tác phối hợp, hỗ trợ truy tìm, điều tra, xác minh các đối tƣợng nợ nộp thuế bỏ trốn chƣa tốt. Ngoài ra, các cơ quan pháp luật thực hiện điều tra xử ký đối tƣợng vi phạm pháp luật thuế chƣa tích cực, dẫn đến nhiều vụ việc kéo dài, không có kêt luận xử lý hoặc khi xử lý không thông tin lại cho cơ quan thuế biết để phối hợp xử lý nợ.

* Chế tài liên quan đến công tác quản lý nợ thuế chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm, nợ đọng thuế.

Tỷ lệ nộp phạt chậm theo Luật quản lý thuế đƣợc điều chỉnh giảm so với trƣớc đây. Tỷ lệ phạt nộp chậm theo Luật quản lý thuế : từ ngày 01/07/2007 tỷ lệ phạt chậm nộp thuế là 0,05%/ngày; kể từ ngày 01/07/2013 Luật quản lý thuế sửa đổi có hiệu lực điều chỉnh mức phạt chậm nộp thuế là 0,07%/ngày; theo khoản 4, Điều 5 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 thì số tiền phạt chậm nộp thuế đƣợc tính là 0,05%/ngày; và đến nay theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Luật số106/2016/QH13 ngày 16/04/2016 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì hành vi chậm nộp tiền thuế đƣợc tính là 0,03%/ngày. Trong bối cảnh nền kinh tế nhƣ hiện nay, tỷ lệ phạt nộp chậm trên chƣa đủ sức răn đe ngƣời nộp thuế có ý đồ vi phạm, do vậy

* Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp và người nộp thuế

Một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp và ngƣời nộp thuế do ý thức tuân thủ pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế chƣa cao, cố tình chây ỳ không chịu nộp thuế theo nghĩa vụ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế của hiện nay.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía Chi cục thuế quận Hoàng Mai Thứ nhất, nguồn nhân lực trong công tác quản lý nợ thuế còn hạn chế, thiếu về số lƣợng mà số lƣợng doanh nghiệp phải theo dõi lớn nên công tác nắm bắt thông tin của ngƣời nộp thuế gặp khó khăn; cán bộ chƣa đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ về kỹ năng thu nợ; cán bộ thƣờng đƣợc luân phiên, luân chuyển thƣờng xuyên giữa các đội thuế nên cán bộ mới trong đội lại phải đào tạo lại; trình độ cán bộ không đồng đều, một số cán bộ lớn tuổi thì khi khai thác sử dụng phần mềm ứng dụng còn kém hiệu quả.

Thứ hai, công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật

thuế của ngƣời nộp thuế chƣa đem lại hiệu quả cao. Công tác tuyên truyền, phê phán đối tƣợng nợ thuế chƣa đƣợc thƣờng xuyên nên đã tạo ra sự không bình đẳng giữa ngƣời nộp thuế và ngƣời chây ỳ nộp thuế.

Thứ ba, trong quá trình quản lý nợ chƣa xác định rõ các tiêu chí phân

loại nợ để yêu cầu quản lý đôn đốc thu nợ hiệu quả, kịp thời. Công tác theo dõi nợ thuế chƣa sát sao, chƣa theo dõi đƣợc chi tiết tình trạng nợ của đối tƣợng nộp thuế, tuổi nợ và mức nợ của từng lần phát sinh, nguyên nhân theo từng loại nợ, thời gian dự kiến có thể thu hồi nợ ; mà chỉ theo dõi đƣợc số nợ lũy kế ở từng thời điểm. Vì vậy, không thể biết đƣợc thời gian nợ đọng của từng khoản thuế.

Thứ tư, công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát của phụ trách đội cũng

nhƣ Chi cục thuế có lúc chƣa đƣợc thƣờng xuyên, quyết liệt, do vậy công tác quản lý nợ thuế chƣa đạt hiệu quả cao.

Thứ năm, cơ quan thuế chƣa thực sự chủ động trong công tác nắm tình

hình của ngƣời nộp thuế, đặc biệt là các doanh ngiệp có dấu hiệu là doanh nghiệp “ma” để chủ động ngăn chặn kiểu hành vi trốn thuế qua nợ thuế rồi bỏ trốn. Do vậy, khi cơ quan thuế phát hiện đƣợc tình hình thì đã quá muộn, không thể truy tìm đƣợc đối tƣợng.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HOÀNG MAI-THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 4.1. Quan điểm, định hƣớng hoàn thiện quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quận Hoàng Mai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)