3.2.3 .Kiểm tra, kiểm soát và xử lý nợ thuế
4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối vớ
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quận Hoàng Mai.
4.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ.
Qua nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý nợ thuế thì thấy rằng, việc xem xét mở rộng diện đƣợc gia hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp là cần thiết, vì theo quy định hiện hành thì những trƣờng hợp đƣợc gia hạn chỉ áp dụng cho ngƣời nộp thuế có bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, di dời địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của nhà nƣớc…
Khi ngƣời nộp thuế gặp khó khăn về vốn thì họ sẵn sàng chiếm dụng vốn của nhà nƣớc để đƣa vào tái sản xuất phục vụ kinh doanh của mình. Thực tế hiện nay, việc đi vay vốn ngân hang kinh doanh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi lãi suất thị trƣờng biến động không ngừng thì việc kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay là rất khó khăn và khó thu hồi vốn. Do đó, bổ sung quy định gia hạn nộp thuế đối với trƣờng hợp ngƣời nộp thuế thực sự khó khăn về tài chính nhƣng cam kết tra nợ dần theo từng thời điểm là rất cần thiết. Đến thời hạn cam kết, nếu doanh nghiệp không nộp thuế theo đúng hạn cam kết thì mới xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp cƣỡng chế để thu nợ thuế.
Theo đó, để quản lý nợ thuế có hiệu quả, đồng thời giảm bớt khó khăn cho ngƣời nộp thuế thì Chính Phủ nên tạm thời không tính phạt nộp chậm tiền thuế với một số các doanh nghiệp thực sự khó khăn về tài chính. Vì việc phạt nộp chậm với những doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn về tài chính bị coi nhƣ tận thu sẽ càng làm cho các doanh nghiệp này gặp khó khăn hơn nữa, nó sẽ ảnh hƣởng đến số thu nợ thuế trong tƣơng lai, đồng thời làm cho số nợ tại cơ quan thuế tăng lên, gây khó khăn cho công tác đôn đốc và thu hồi nợ thuế.
4.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài Chính.
Theo quy định hiện hành về doanh nghiệp đƣợc nộp dần tiền thuế nợ nếu có sự bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tín dụng; nhƣng qua công tác triển khai thực hiện thì không có doanh nghiệp nào tại Chi cục thuế quận Hoàng Mai quản lý đƣợc ngân hàng hay tổ chức tín dụng bảo lãnh. Từ đó cho thấy, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thì cơ quan thuế nên chủ động cho phép ngƣời nộp thuế đƣợc nộp dần tiền thuế nợ và thƣờng xuyên giám sát, nếu ngƣời nộp thuế không thực hiện đúng cam kết sẽ thực hiện ngay các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế để thu hồi tiền thuế nợ.
Cần có cơ chế cụ thể cho sự phối hợp giữa các ban ngành đối với công tác cƣỡng chế nợ thuế để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý nợ thuế. Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành cần đƣợc áp dụng lâu dài vì hiện nay một số chính sách, văn bản thay đổi thƣờng xuyên làm cho ngƣời nộp thuế không cập nhật kịp dẫn đến bị xử lý vi phạm; gây ảnh hƣởng cho ngƣời nộp thuế và hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời nộp thuế.
4.3.3. Kiến nghị với Tổng Cục Thuế.
Qua thực tiễn quản lý thuế, việc áp dụng các biện pháp của quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp xây dựng tỉnh ngoài có các khoản thuế vãng lai đang gặp khó khăn do chƣa có cơ chế phối hợp xử lý nợ thuế giữa Cục thuế
nợ thuế đến các doanh nghiệp có số nợ thuế vãng lai tại quận Hoàng Mai, đồng thời gửi công văn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp các doanh nghiệp đó để phối hợp thu hồi nợ thuế nhƣng hiệu quả không cao.
Kiến nghị Tổng cục thuế nghiên cứu đƣa quy trình cƣỡng chế nợ thuế vào quy định đối với doanh nghiệp có số nợ thuế vãng lai trên 90 ngày và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan thuế trong việc quản lý nợ thuế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu chung ( phần mềm quản lý chung ) để sử dụng cho toàn ngành khai thác và phối hợp với các cơ quan liên quan nhƣ Hải quan, tài chính, kho bạc,…để có thông tin đầy đủ hơn nhằm tăng cƣờng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp.
4.3.4. Kiến nghị với Cục thuế thành phố Hà Nội
Những năm qua, công tác quản lý nợ thuế đã đƣợc thực hiện tốt, đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế, nhất là trong công tác phối hợp giữa các ban ngành để thu hồi tiền nợ thuế. Để việc quản lý nợ thuế đƣợc thực hiện tốt, Cục thuế cần khẩn trƣơng rà soát các quy trình và có biện pháp đơn giản hóa thủ tục để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng hơn.
Cục thuế Hà Nội cần chủ trì phối hợp với các ban ngành, các cơ quan chức năng nhƣ Sở Tài chính, Sở xây dựng, Sở kế hoạch và đầu tƣ, Công an…để xây dựng quy chế phối hợp quản lý thu thuế trình các cấp có thẩm quyền ban hành. Đồng thời tăng cƣờng công tác phối hợp làm việc với các ban ngành liên quan để có hƣớng xử lý cụ thể đối với các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế; cần phối hợp với cơ quan Cồn an xác minh các hồ sơ có dấu hiệu nợ đọng thuế kéo dài, số thuế nợ lớn…
Cục thuế Hà Nội cần có kế hoạch đào tạo kiến thức về tin học cho toàn bộ cán bộ thuế; phổ cập và nâng cao trình độ sử dụng tin học, khai thác công cụ máy tính ở mức độ thành thạo một cách có chất lƣợng cho cán bộ ngành
thuế để có thể thực hiện tin học hóa ngành thuế thành công. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ tin học vững mạnh, đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng thì mới đủ khả năng vận hành hệ thống tin học của toàn ngành thuế.
4.3.5. Kiến nghị với cơ quan các cấp quận Hoàng Mai.
Chỉ đạo cấp Ủy chính quyền, ban ngành các phƣờng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ thuế cũng nhƣ công tác thu hồi nợ thuế nhằm thu hồi kịp thời số thuế nợ nộp vào NSNN; coi công tác quản lý nợ thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại địa phƣơng.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm chỉ đạo phối hợp với bên ngành quản lý hộ khẩu, hộ tịch liên quan đến công tác xác minh các doanh nghiệp có số thuế nợ lớn tại địa phƣơng mình quản lý; tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động, phối hợp với cơ quan thuế tuyên truyền giải thích để ngƣời nộp thuế hiểu và chấp hành tốt chính sách thuế, cũng nhƣ chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế với nhà nƣớc.
Chi cục thuế quận cần đƣợc trang bị lại hệ thống máy tính mới để phục vụ tốt cho công tác quản lý. Hệ thống máy tính ở cơ quan thuế mặc dù đã đƣợc đầu tƣ nhƣng đã bị xuống cấp, tốc độ xử lý chậm, không thích hợp để cài đặt các phần mềm quản lý mới đa chức năng.Vì vậy, cần đầu tƣ xây dựng hệ thống trang thiết bị máy tính hiện đại để có thể chuẩn hóa về quy trình quản lý, xử lý các vấn đề trong việc quản lý thuế.
KẾT LUẬN.
Quản lý nợ thuế là một chức năng quan trọng của công tác quản lý thuế.Quản lý nợ thuế có vai trò đảm bảo số thuế phải nộp của ngƣời nộp thuế thực sự phải đƣợc chuyển vào NSNN. Bởi vậy, quản lý nợ thuế có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng làm giảm tình trạng nợ đọng thuế kéo dài, góp phần vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế nói chung.
Bài luận văn đã nghiên cứu một số cơ sở lý luận nền tảng cơ bản nhƣ: khái niệm về thuế, đặc điểm của thuế; khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nợ thuế, nội dung quản lý nợ thuế; phân loại nợ thuế…, trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục thuế quận Hoàng Mai quản lý trong giai đoạn 2014 - 2016. Từ đó, đánh giá và nhận định thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý nợ thuế của Chi cục thuế quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị với cơ quan quản lý nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục thuế tỉnh quận Hoàng Mai trong thời gian tới.
Đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy PGS.TS. Trần Anh Tài, tác giả đã hoàn thành luận văn với đề tài “Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội”.
Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu rộng, mặc dù bản thân cũng đã có nhiều cố gắng song do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, tác giả kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô để bài luận văn đƣợc hoàn thiện tốt hơn.