Những vấn đề chung về thuế Giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 25 - 26)

1.2 Những vấn đề chung về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoà

1.2.2. Những vấn đề chung về thuế Giá trị gia tăng

1.2.2.1. Khái niệm về thuế GTGT

Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT là một trong những sắc thuế hết sức quan trọng trong hệ thống chính sách thuế hiện hành ở nƣớc ta hiện nay.

1.2.2.2. Đặc điểm của thuế GTGT

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (còn gọi là thuế tiêu dùng), là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, là khoản cộng thêm vào giá bán của ngƣời cung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hóa, dịch vụ mà ngƣời tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT;

Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu đƣợc ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng;

Thuế GTGT là loại thuế có tính trung lập cao: Thuế GTGT không chịu ảnh hƣởng bởi kết quả kinh doanh của ngƣời nộp thuế, ngƣời nộp thuế chỉ là ngƣời thay mặt ngƣời tiêu dùng nộp hộ khoản thuế vào NSNN. Thuế GTGT không bị ảnh hƣởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít;

Phạm vi đánh thuế: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ.

1.2.2.3. Vai trò của thuế GTGT

công bằng xã hội

Thông qua chính sách thuế GTGT mà nhà nƣớc có thể tác động, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý hơn. Mặt khác nhà nƣớc có thể điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội qua việc điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT;

- Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của NSNN

Ngân sách nhà nƣớc đƣợc tập hợp từ nhiều nguồn thu khác nhau, nhƣng thông thƣờng số thu về thuế GTGT chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu ngân sách nhà nƣớc. Ở Việt Nam hiện nay thuế GTGT chiếm tỷ trọng khoảng 20-23% trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí;

- Thuế GTGT khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%. Các doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn đƣợc hoàn lại toàn bộ số thuế đầu vào đã nộp ở khâu trƣớc; - Thuế GTGT thúc đẩy đối tƣợng nộp thuế thực hiện chế độ hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng, là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động SXKD, hạch toán kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)