Định hƣớng hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 95 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoà

PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngoài quốc doanh

4.1.1. Định hướng chung về quản lý thuế

4.1.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nƣớc và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nƣớc. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lƣợng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.

4.1.1.2. Mục tiêu cụ thể cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020

* Về cải cách chính sách thuế:

- Đảm bảo chính sách thuế đơn giản, minh bạch. góp phần thúc đẩy cải cách hành chính .

- Tạo môi trƣờng bình đẳng, công bằng và hấp dẫn thu hút đầu tƣ. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.

- Đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn.

nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế cho Ngân sách Nhà nƣớc.

* Về cải cách quản lý thuế:

- Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phƣơng pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hƣớng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho ngƣời nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.

- Trong công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế tiến tới đạt tỷ lệ 100% đối tƣợng nộp thuế, khai thác triệt để mọi nguồn thu, chống thất thu.

- Quản lý căn cứ tính thuế chặt chẽ chính xác không để ngƣời nộp thuế lợi dụng kẽ hở để gian lận thuế, trốn thuế. Trong công tác thu nộp đảm bảo thu nộp đƣợc 100% số thuế phải nộp, tiến tới xóa bỏ tình trạng nợ đọng thuế.

- Nâng cao năng lực quản lý thu thuế của công chức ngành thuế về nghiệp vụ chuyên môn cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp; Đến năm 2015 Việt Nam đuổi kịp trình độ Quản lý thuế của các nƣớc trong khu vực. Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế trong sạch, đảm bảo không để xảy ra tình trạng tham nhũng tiêu cực.

4.1.2. Định hướng cải cách để hoàn thiện hệ thống thuế * Về chính sách thuế Giá trị gia tăng: * Về chính sách thuế Giá trị gia tăng:

Sửa đổi, bổ sung theo hƣớng giảm bớt số lƣợng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trƣờng; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phƣơng pháp tính thuế,

tiến tới cơ bản thực hiện phƣơng pháp khấu trừ thuế; quy định về ngƣỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế phù hợp với cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc và thông lệ quốc tế.

* Về quản lý thuế

- Đẩy mạnh, thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục hành chính thuế; thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế của doanh nghiệp và ngƣời dân.

- Sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của ngƣời nộp thuế, mở rộng diện doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế điện tử, qua mạng internet; thay đổi phƣơng pháp tính thuế, mức thuế theo hƣớng đơn giản, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế kinh doanh dƣới “ngƣỡng tính thuế giá trị gia tăng”; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao; nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ điều tra về thuế cho cơ quan thuế; xây dựng và áp dụng chế độ kế toán thuế đảm bảo ghi chép đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế.

- Xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ ngƣời nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử; cung cấp các dịch vụ tra cứu hoặc trao đổi thông tin điện tử về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với ngƣời nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại

ngƣời nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế.

- Tăng cƣờng đổi mới áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế theo hƣớng xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí rủi ro để phục vụ công tác quản lý nợ thuế và đánh giá kết quả của hoạt động quản lý nợ thuế; giải quyết chính xác, kịp thời các trƣờng hợp khiếu nại tố cáo về thuế.

- Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất; cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực, trong sạch; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế; nghiên cứu, xây dựng bộ phận điều tra thuế và mối quan hệ giữa bộ phận điều tra thuế với cơ quan điều tra của các Bộ liên quan và cơ quan tƣ pháp; kiện toàn hệ thống pháp chế chuyên trách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác pháp chế của ngành thuế và đại diện cho cơ quan thuế khi giải quyết khiếu nại, khởi kiện liên quan đến việc thực thi công vụ của công chức thuế; nghiên cứu việc xã hội hóa trong hoạt động cấp phép đối với đại lý thuế, chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đại lý thuế, Hội đồng tƣ vấn thuế xã, phƣờng, thị trấn.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nƣớc; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính gắn với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc tạo

điều kiện để hiện đại hóa ngành thuế nhằm quản lý thu có hiệu quả.

- Hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp trong quản lý đăng ký kinh doanh và quản lý cấp mã số thuế, mã số Hải quan thống nhất; nghiên cứu, triển khai mô hình quản lý thu thuế thu nhập cá nhân kết hợp với quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chia sẻ thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm xã hội; nghiên cứu kết nối thông tin, từng bƣớc tích hợp giữa cơ sở dữ liệu quản lý thu thuế, quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của cơ quan quản lý tài nguyên môi trƣờng; nghiên cứu, áp dụng các phƣơng pháp dự báo thu hiện đại, tiên tiến trên thế giới để nâng cao chất lƣợng công tác phân tích, dự báo thu ngân sách; nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên nghiệp quản lý sự thay đổi để nắm bắt, đánh giá những thay đổi của môi trƣờng bên trong và bên ngoài có tác động đến hệ thống thuế.

4.1.3. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngoài quốc doanh

- Quan điểm: Quản lý thu thuế GTGT đảm bảo thống nhất, rõ ràng, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết cao. Thực hiện đúng Tuyên ngôn về giá trị của ngành Thuế “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.

- Mục tiêu:

+ Hoàn thiện văn bản chính sách. Sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật trong đó: nghiên cứu bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế để tăng thẩm quyền pháp lý cho cơ quan thuế thực thi nhiệm vụ, chống các hành vi chuyển giá, gian lận thuế, tội phạm về thuế, sửa đổi qui định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của NNT.

mỗi quốc gia. Nguồn thu từ thuế chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách, đặc biệt nguồn thu thuế GTGT từ các Doanh nghiệp dân doanh. Hơn nữa đây là nguồn thu ổn định, có chiều hƣớng phát triển tốt, là cơ sở hình thành nguồn ngân sách nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội.

+ Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thuế. Thực hiện tổ chức bộ máy theo chức năng, thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ có kiến thức và kỹ năng quản lý thuế mới. Việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ công chức về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, văn hoá ứng xử....và các kỹ năm nghiệp vụ quản lý thuế là yêu cầu cấp thiết; kiện toàn và tăng cƣờng hệ thống kiểm tra nội nộ trong toàn ngành thuế để kiểm soát và giảm thiểu đi đến xoá bỏ hành vi gây phiền hà, sách nhiễu đối với NNT.

+ Thực hiện hiện đại hóa quản lý thuế. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến vào các khâu quản lý thuế GTGT. Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hệ thống ứng dụng tin học với sự hợp tác với cá đơn vị trong và ngoài nƣớc, áp dụng công nghệ tin học hiện đại trong công tác quản lý và chỉ đạo điều hành tại CQT, tiến tới thực hiện việc kê khai thuế điện tử.

+ Hội nhập với thế giới, quản lý thuế với mục tiêu cung cấp dịch vụ thuế tốt nhất, đầy đủ thông tin về thuế tạo môi trƣờng pháp lý đảm bảo cho NNT hiểu biết khi tham gia vào các hoạt động SXKD với các đối tác trong và ngoài nƣớc, phù hợp với xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 95 - 100)