Nhóm giải pháp hoàn thiện về tổ chức bộ máy, cán bộ thuế; trang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 112 - 115)

4.2.1 .Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về thuế

4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện về tổ chức bộ máy, cán bộ thuế; trang

đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác quản lý thuế.

4.2.3.1 Hoàn thiện về tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ Một là: Hoàn thiện tổ chức bộ máy

- Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiệu lực, hiệu quả; môi trƣờng làm việc thuận lợi, hấp dẫn tạo điều kiện thu hút, phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu, chuyên nghiệp.

- Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình quản lý thuế kết hợp hợp lý giữa quản lý thuế theo chức năng với quản lý thuế theo đối tƣợng. Cụ thể là tổ chức bộ máy cơ quan thuế theo chức năng, trong các đơn vị quản lý theo chức năng có tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý theo các nhóm quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Đề nghị nhà nƣớc bổ sung chức năng, nhiệm vụ điều tra hành chính cho CQT để tăng cƣờng thẩm quyền cho CQT trong thực thi nhiệm vụ, chống các hành vi tội phạm về thuế. Kiện toàn hệ thống pháp chế chuyên trách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế của ngành thuế khi giải quyết khiếu nại, khởi kiện liên quan đến việc thực thi công vụ của cán bộ thuế. Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo chức năng quản lý: đảm bảo giảm dần tỷ trọng cán bộ làm ở các bộ phận gián tiếp để tăng cƣờng nguồn nhân lực cho những chứcnăng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng Thanh tra, Kiểm tra thuế đảm bảo yêu cầu quản lý thuế theo chức năng phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Phát triển hệ thống các điểm thu, đa dạng phƣơng thức nộp tiền của Kho bạc, Ngân hàng thƣơng mại, thuận lợi cho NNT trong việc nộp thuế.

Hai là: Nâng cao trình độ và tính trách nhiệm trong công việc cho đội ngũ cán bộ ngành thuế.

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức thuế cả về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và phƣơng pháp làm việc; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế.

- Cơ cấu lại nguồn nhân lực đảm bảo hiệu quả, phù hợp. Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo địa bàn quản lý theo hƣớng tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, tập trung nhiều đối tƣợng nộp thuế là các doanh nghiệp; tăng cƣờng nguồn nhân lực cho những chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra, kiểm tra thuế đảm bảo phục vụ tốt nhất công tác quản lý thuế theo chức năng, hạn chế những sai pham xảy ra trong công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế; cơ cấu lại nguồn nhân lực theo đối tƣợng quản lý, tập trung nguồn nhân lực ngành thuế để quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, đặc thù, nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý và tính tuân thủ của doanh nghiệp, đảm bảo mục tiêu huy động nguồn thu cho NSNN.

- Cải tiến công tác tuyển dụng cán bộ công chức: Cần phân loại nhu cầu tuyển dụng, đặc điểm từng vùng, địa phƣơng để đƣa ra các tiêu chú tuyển dụng phù hợp. Ở các thành phố tiêu chuẩn tuyển dụng phải cao hơn ở vùng trung du, miền núi. Chỉ tiêu tuyển dụng cần qui định rõ chuyên ngành tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu tuyển dụng để lựa chọn ngƣời có năng lực, trình độ chuyên môn đảm bảo thực thi tốt nhiệm vụ.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ ngành thuế, trong đó qui định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ, công chức.

- Đổi mới công tác đánh giá, phân loại cán bộ, đảm bảo khách quan, thẳng thắn, công khai, minh bạch, toàn diện và công tâm trên cơ sở đánh giá cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc. Công tác thi đua khen thƣởng cần lƣu ý khen thƣởng cán bộ thừa hành, tránh tình trạng khen thƣởng chỉ tập trung vào cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhằm động viên cán bộ làm việc có chất lƣợng, trách nhiệm.

- Tăng cƣờng công tác luân phiên, luân chuyển: Xây dựng qui chế và thực hiện luân phiên, luân chuyển cán bộ, đảm bảo mục tiêu phát triển cán bộ chuyên sâu theo chức năng quản lý thuế và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công chức thuế.

- Tăng cƣờng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ thuế

+ Xây dựng, cùng cố đội ngũ cán bộ làm công tác Kiểm tra nội bộ và hoàn thiện cơ chế kiểm tra nội bộ để triển khai thống nhất trong toàn ngành đảm bảo khách quan, hiệu quả.

+ Xây dựng và triển khai quy tắc đạo đức nghề nghiệp cán bộ thuế. + Triển khai thực hiện kế hoạch chiến lƣợc quốc gia phòng, chống

tham nhũng trong ngành thuế, kiểm tra, giám sát, tăng cƣờng phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu cán bộ thuế đối với NNT và các biện pháp nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra nội bộ.

4.2.3.2. trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác quản lý thuế

- Đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo. mở rộng trụ sở làm việc cho cơ quan thuế các cấp và các công trình trọng điểm, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật theo lĩnh vực, nhiệm vụ trọng tâm.

- Triển khai cơ chế quản lý tài chính và khoán biên chế, thực hiện hiệu quả, gắn với nhiệm vụ thu NSNN.

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, từng bƣớc liên kết, tự động hóa hệ thống qui trình nghiệp vụ quản lý thuế.

- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

+ Xây dựng và chuẩn hoá chức năng, nhiệm vụ của cán bộ công nghệ thông tin trong ngành thuế tại từng cấp, từng vị trí công tác. Đề xuất các chính sách đãi ngộ và tuyển dụng công chức công nghệ thông tin có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành thuế.

+ Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ thuế, nâng cao trình độ sử dụng, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin cho 100% cán bộ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 112 - 115)