Phƣơng pháp điều tra thu thập và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 51 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập và xử lý số liệu

2.1.1. Số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

- Niên giám thống kê của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình các năm từ 2010-2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đồng Hới, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình Nhiệm kỳ 2010 - 2015; các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan.

- Các báo cáo thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm của Uỷ ban nhân dân thành phố Đồng Hới từ năm 2010 - 1013, báo cáo và các văn bản của các ngành liên quan.

- Các báo cáo tổng kết hàng năm của tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình, Chi cục Thuế thành phố Đồng Hới từ năm 2010 - 1013; Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan về công tác quản lý thuế GTGT, quy mô tốc độ phát triển của DNNQD trên địa bàn.

- Các thông tin đã đƣợc công bố trên báo chí, tạp chí, Website của ngành Thuế, của địa phƣơng; các công trình và các đề tài khoa học trong nƣớc và ngoài nƣớc có liên quan mà tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu.

2.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách lập bảng hỏi tham khảo ý kiến của các đối tƣợng nhƣ: cán bộ thuế, các chuyên gia ngành thuế, các doanh nghiệp. Qua đó, để đánh giá việc tổ chức quản lý của cơ quan thuế, cán bộ

thuế; ý thức chấp hành và nhận thức của DNNQD đối với chính sách thuế. Để phục vụ công tác nghiên cứu Luận văn tác giả đã tiến hành lập phiếu bảng hỏi khảo sát 200 đối tƣợng, trong đó: 122 doanh nghiệp (chiếm khoảng 10% tổng số DNNQD trên địa bàn), 78 cán bộ quản lý thuế tại địa phƣơng (Mẩu bảng hỏi tại phụ lục 1 và phụ lục 2).

2.1.2.1 Đặc điểm bảng hỏi điều tra cán bộ thuế và doanh nghiệp.

* Về bảng hỏi đối với cán bộ và chuyên gia thuế

Xử lý kết quả điều tra bằng phần mềm SPSS ở phụ lục số 3 cho thấy trong số 78 phiếu điều tra cán bộ và chuyên gia thuế có cơ cấu về giới tính nam 50 ngƣời chiếm 64,1%, nữ 28 ngƣời chiếm 35,9%; cơ cấu về độ tuổi có 19 ngƣời có độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi chiếm 24,5%, độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi có 39 ngƣời chiếm 50,0%, độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi có 20 ngƣời chiếm 25,5%; về thời gian công tác có 6 ngƣời dƣới 10 năm chiếm 7,7%, từ 10 năm đến 20 năm có 24 ngƣời chiếm 30,8%, trên 20 năm có 48 ngƣời chiếm 61,5%; về trình độ học vấn có 13 ngƣời có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm 16,7%, trình độ đại học có 65 ngƣời chiếm 83,3%; cơ cấu về chức vụ có 26 ngƣời làm công tác lãnh đạo hoặc quản lý chiếm 33,3%, có 52 ngƣời nhân viên chiếm 66,7%.

*Về bảng hỏi đối với doanh nghiệp

Xử lý kết quả điều tra bằng phần mềm SPSS ở phụ lục số 4 cho thấy trong số 122 phiếu bảng hỏi đối với doanh nghiệp có cơ cấu về loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần (CTCP) có 20 đơn vị chiếm 16,4%, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có 65 đơn vị chiếm 53,3%, doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN) có 31 đơn vị chiếm 25,4%, hợp tác xã (HTX) có 6 đơn vị chiếm 4,9%; cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh có 30 đơn vị ngành sản xuất chiếm 24,6%, ngành thƣơng mại có 76 đơn vị chiếm 62,3%, ngành dịch vụ có 16 đơn vị chiếm 13,1%; cơ cấu về qui mô vốn có 45 đơn vị dƣới 1 tỷ chiếm 36,9%, 60 đơn vị có qui mô vốn từ 1 đến dƣới 3 tỷ chiếm 49,2%, có 10 đơn vị

có qui mô vốn từ 3 đến dƣới 5 tỷ chiếm 8,2%, có 4 đơn vị có qui mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ chiếm 3,3%, 3 đơn vị có qui mô vốn trên 10 tỷ chiếm 2,4%.

2.1.2.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số điều tra với hệ số Cronbach’s Alpha

Câu hỏi trong phiếu điều tra đƣợc lƣợng hóa từ 1 đến 5 điểm tƣơng ứng điểm là các mức độ đánh giá: 1 - rất không tốt, 2 - không tốt, 3 - trung bình, 4 - tốt, 5 - rất tốt. Tuy nhiên, đây là kết quả trả lời theo ý chí chủ quan của các đối tƣợng đƣợc khảo sát nên có thể là chính xác hoặc không chính xác. Vì vậy để biết đƣợc mức độ tin cậy của các biến điều tra cần phải đƣợc kiểm định với hệ số Cronbach’s Alpha.

Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau. Hệ số  của Cronbach sẽ cho biết các đo lƣờng có liên kết với nhau hay không.

Theo quy ƣớc thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lƣờng đƣợc đánh giá là tốt phải có hệ số α ≥ 0,8. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Ở đây, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tƣơng quan biến tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6. Kiểm định bằng phần mềm SPSS ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đánh giá của cán bộ thuế và doanh nghiệp về việc quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD tại Chi cục Thuế thành phố Đồng Hới. Số liệu trên bảng 2.1 cho thấy tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,8. Các câu hỏi đều có hệ số tƣơng quan biến tổng (tại cột giá trị Item-

total correlation) lớn hơn 0,3. Bên cạnh đó hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các biến phân tích nhƣ trình bày ở bảng 3.16 bằng 0,8799 tƣơng đối cao. Nhƣ vậy đây là một thang đo lƣờng tốt, các câu trả lời của doanh nghiệp, cán bộ và chuyên gia thuế cho ta kết quả tin cậy.

Bảng 2.1 Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra

Các biến phân tích Mean Std

Dev Corrected Item-total Correlation Cronbach,s Alpha if Item Deleted

1. Qui định về đối tƣợng không chịu thuế? 3,9141 0,7919 0,5235 0,8735 2. Qui định về hóa đơn chứng từ? 3,6566 0,7426 0,5235 0,8732 3. Cách tính thuế GTGT hiện nay? 3,7778 0,7681 0,5235 0,8732 4. Thuế suất thuế GTGT? 3,7222 0,7796 0,5235 0,8724 5. Qui định điều kiện đƣợc hoàn thuế? 3,9040 0,7907 0,5235 0,8730 6. Thủ tục đăng ký, kê khai thuế? 3,8232 0,6790 0,5235 0,8752 7. Qui định về thời gian nộp tờ khai? 3,9343 0,6689 0,5235 0,8750 8. Qui định về thời gian nộp thuế? 3,7677 0,8102 0,5235 0,8776 9. Nội dung tập huấn so với yêu cầu? 3,5707 0,5810 0,5235 0,8752 10. Mức độ tham gia tập huấn? 3,4747 0,6348 0,5235 0,8752 11. Đối tƣơng tham gia tập huấn? 3,8485 0,7105 0,5235 0,8747 12. Việc cung cấp văn bản pháp luật thuế? 3,5960 0,6747 0,5235 0,8744 13. Thái độ phục vụ của cán bộ thuế tại bộ

phận “ Một cửa”?

3,4899 0,6431 0,5235 0,8731

14. Kỹ năng giải quyết của cán bộ thuế tại bộ phận “Một cửa”?

3,3939 0,6015 0,5235 0,8739

15. Phần mềm về hổ trợ kê khai thuế? 3,7172 0,6299 0,5235 0,8755 16. Website của ngành thuế? 3,5960 0,5947 0,5235 0,8748 17. Hồ sơ hoàn thuế? 3,9899 0,7739 0,5235 0,8775 18. Việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế? 3,9091 0,8072 0,5235 0,8775 19. Việc nộp tờ khai, báo cáo thuế so với 3,8939 0,7830 0,5235 0,8790

thời gian qui định?

20. Việc nộp tiền thuế so với thời gian qui

định 3,5202 0,9328 0,5235 0,8797

21. Xử lý vi phạm về đăng ký, kê khai thuế, nộp chậm tiền thuế? thuế, nộp chậm tiền thuế? thuế, nộp chậm tiền thuế?

3,9949 0,7017 0,5235 0,8758

22. Việc thực hiện cƣỡng chế nợ thuế? 3,0859 0,7525 0,5235 0,8783 23. Nội dung kiểm tra so với quyết định? 3,9545 0,8685 0,5235 0,8751 24. Thời gian kiểm tra tại doanh nghiệp? 3,8283 0,9073 0,5235 0,8778 25. Kỹ năng kiểm tra của cán bộ thuế? 3,5152 0,9383 0,5235 0,8798 26. Tinh thần hợp tác của doanh nghiệp? 3,7929 0,9303 0,5235 0,8793 27. Việc xử lý vi phạm sau khi kiểm tra? 4,1212 0,8342 0,5235 0,8782

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha toàn bộ 0,8799

(Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý và tính toán của tác giả) Đề tài “Quản lý thuế GTGT đối với DNNQD tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” sử dụng phƣơng pháp điều tra thu thập, xử lý số liệu tập trung vào nghiên cứu các nội dung liên quan đến đánh giá thực trạng công tác quản lý thếu GTGT đối với DNNQD của Chi cục Thuế thành phố Đồng hới nhƣ:

- Đánh giá về Luật thuế GTGT, - Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT,

- Công tác, đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế, - Công tác thanh kiểm tra thuế,

- Công tác xử lý các vi phạm về thuế và cƣỡng chế nợ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)