Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hoàng mai​ (Trang 117 - 120)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp phát triển thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại Ngân hàng

4.2.7. Phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất: Về đạo tạo nhân viên

Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp phát triển đất nước cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh cần có những chính sách phù hợp liên quan tới đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra những nội lực phát triển cho chi nhánh nói chung và cho sự phát triển của hoạt động TTVPKDTM nói riêng. Đối với TTVPKDTM thì phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn vững chắc, ngoài việc hiểu rõ các nghiệp vụ của ngân hàng thì nhân viên cần nắm được hoạt động thanh toán của bệnh viện, cơ sở y tế, tỷ lệ thanh toán, quy trình của từng hình thức thanh toán, hiểu rõ được những quy định của Nhà nước nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, phải sử dụng vi tính và ngoại ngữ thành thạo. Còn đối với cán bộ, các trưởng của các bộ phận phải có trách nhiệm cao, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn và khả năng xử lý các tình huống tốt.

Thêm vào đó chi nhánh nên có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở đẩy mạnh đào tạo các cán bộ công nhân viên, tăng cường đào tạo chuyên trách nghiệp vụ ngân hàng nhằm giúp nhân viên cập nhật được những thông tin mới nhất theo kịp sự phát triển của công nghệ hiện đại. Đồng thời chú trọng việc nâng cao trình độ chuyên ngành tin học, công nghệ số để có khả năng tiếp thu và ứng dụng các công nghệ phần mềm tin học hiện đại vào trong thanh toán, công tác kế toán của chi nhánh.

Bên cạnh các khóa học đào tạo nội bộ, chi nhánh cũng nên liên kết với những ngân hàng bạn để tổ chức từ 2-3 buổi cho các nhân viên của chi nhánh đi khảo sát học hỏi thêm kinh nghiệm từ ngân hàng bạn trên tinh thần giao lưu, học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, tìm cách khắc phục những nhược điểm và rút ra kinh nghiệm cho chính ngân hàng của mình.

Ngoài việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, chi nhánh nên tổ chức đào tạo cho các nhân viên về kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng đàm phán, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giúp phong thái phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn để khách hàng có thể hài lòng với chất lượng phục vụ của chi nhánh, từ đó gắn bó lâu dài hơn đối với ngân hàng.

TTVPKDTM luôn tạo mối liên hệ trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên y tế và nhân viên ngân hàng, vì vậy thái độ và phong cách phục vụ của ngân hàng là rất quan trọng. Nhận thức được điều này nên chi nhánh trong những năm qua đã và đang quan tâm đến việc hướng dẫn thái độ phục vụ khách hàng cho các nhân viên giao dịch. Nhưng ngoài thái độ niềm nở, tận tình thì chi nhánh nên yêu cầu các nhân viên của mình phải luôn luôn trau dồi kinh nghiệm, giữ đúng thái độ với khách hàng trong bất kì tình huống nào, tránh gây căng thẳng và khó chịu với khách hàng. Ví dụ trong trường hợp xảy ra tình huống khách hàng làm sai các giấy tờ thủ tục, sai quy trình thanh toán,… nhưng lại đổ lỗi cho nhân viên ngân hàng, lúc này nhân viên ngân hàng nên giữ đúng thái độ bình tĩnh, không cáu gắt, mà từ từ giải thích và chỉ ra lỗi sai sót của khách hàng để khách hàng hiểu được và rút kinh nghiệm trong những lần thanh toán sau.

Để thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc chi nhánh nên có quy định về giờ giấc một cách chính xác như luôn đúng giờ, luôn mặc đồng phục theo quy định, đề cao tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhân viên. Đồng thời phải có chế độ thưởng phạt phân minh, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm gây tổn hại đến tài sản và uy tín của ngân hàng nhằm tạo dựng một hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp trong mặt khách hàng. Một nguồn nội lực mạnh mẽ sẽ là sức mạnh giúp ngân hàng vững mạnh và phát triển trong tương lai.

Thứ hai: Chính sách đãi ngộ đối với nhân viên

Trong đội ngũ nhân viên ngân hàng có những nhân viên giỏi, nhân viên lâu năm có kinh nghiệm và nhân viên có năng lực ở mức trung bình, nhân viên mới.

Nhân viên giỏi: là những nhân viên luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra, trong quá trình làm việc có tính sáng tạo, đóng góp những ý tưởng hay cho ngân hàng.

Nhân viên có kinh nghiệm: là những nhân viên lâu năm, gắn bó với ngân hàng, trong quá trình làm việc tích lũy được nhiều những kinh nghiệm hữu ích về chuyên môn, nghiệp vụ và luôn có tinh thần học hỏi, truyền đạt được những kinh nghiệm cho các thế hệ sau.

Bên cạnh những chính sách đào tạo, chi nhánh nên chú trọng chính sách đãi ngộ để có thể giữ chân đội ngũ nhân viên giỏi, có kinh nghiệm gắn bó với chi nhánh ngân hàng lâu dài và thu hút những ứng viên tiềm năng trên thị trường lao động. Để thực hiện được chính sách này ngân hàng có thể thực những biện pháp sau:

o Đảm bảo mức thu nhập cạnh tranh tương xứng với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của nhân viên.

o Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo định hướng nghề nghiệp nhằm thu hút những sinh viên ưu tú, những sinh viên có niềm đam mê với ngân hàng từ các trường đại học.

o Duy trì chế độ khám và chăm sóc tư vấn sức khỏe định kỳ hàng năm cho các nhân viên trong chi nhánh ngân hàng.

o Thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh, công bằng khách quan và hợp lý. Ví dụ đối với những nhân viên có chỉ tiêu huy động đạt tiêu chuẩn hoặc vượt chỉ tiêu thì cuối năm xét thi đua khen thưởng sẽ được tăng lương sớm, hoặc

thưởng thêm một tháng lương cơ bản,… nhằm khuyến khích tinh thần cố gắng, đam mê và có trách nhiệm của các nhân viên.

Thứ ba: Lập tổ nghiên cứu công nghệ mới

Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong ngân hàng, VietinBank Hoàng Mai nên lập ra một tổ chuyên môn nghiên cứu về các phương thức mới và ứng dụng nó vào trong hoạt động của ngân hàng, nhằm phát triển công nghệ ngân hàng giúp cho các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTVPKDTM nói riêng được nhanh gọn, quy trình được rút ngắn. Đồng thời khi đã nghiên cứu và ứng dụng thành công các tính năng mới đó sẽ giúp cho ngân hàng khẳng định được uy tín cũng như thương hiệu của ngân hàng trên thị trường cạnh tranh.

Nhân sự trong tổ nghiên cứu phải:

 Hiểu rõ và nắm chắc tất cả các ứng dụng công nghệ đang được sử dụng trong hệ thống thanh toán ngân hàng và thanh toán viện phí.

 Nắm được các mảng kinh doanh của ngân hàng. Những ứng dụng công nghệ nào đang được sử dụng trong mỗi mảng kinh doanh đó.

 Biết được những ưu và nhược điểm của mỗi công nghệ trong từng mảng.

 Có tư chất sáng tạo, tư duy, có khả năng nghiên cứu thông qua bài kiểm tra sát hạch của ngân hàng.

 Đưa ra được những ý tưởng mới, có tính sáng tạo và khả thi trong thực tế. Nhân sự trong tổ phải trải qua những đợt tập huấn về kinh nghiệm, chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ do chi nhánh ngân hàng tổ chức. Thành viên trong tổ có cơ chế đãi ngộ riêng về lương, thưởng và phúc lợi so với các nhân viên khác trong Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hoàng mai​ (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)