CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng phát triển thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tạ
3.2.1.3. Quy trình thanh toán viện phí không dùng tiền mặt
3.2.1.3.1 Quy trình thanh toán viện phí không dùng tiền mặt chung
Sơ đồ 1.1. Quy trình khám bệnh truyền thống
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả theo quy định của Bộ y tế)
Bƣớc 1: Đăng ký khám
- Bệnh nhân đăng ký khám bệnh qua hai hình thức: qua tổng đài điện thoại hoặc trực tiếp đăng ký khám tại bệnh viện.
- Đối với bệnh nhân đăng ký khám qua tổng đài, bệnh nhân khi đến khám sẽ đến quầy tiếp đón để xác nhận các thông tin cá nhân. Đối với bệnh nhân đăng ký khám trực tiếp, bệnh nhân đến quầy tiếp đón khai báo các thông tin các nhân, thực hiện đăng ký khám. Nhân viên bệnh viện vào chương trình phần mềm bệnh viện, nhập các thông tin cá nhân của bệnh nhân: Tên, tuổi, số CMT, điện thoại (nếu có)… hệ thống phần mềm của bệnh viện sẽ sinh ra mã bệnh nhân mới nếu bệnh nhân đăng ký khám lần đầu hoặc mã bệnh nhân sẽ hiện ra nếu bệnh nhân đăng ký khám từ lần thứ 2 trở đi;
- Đối với bệnh nhân đăng ký khám qua tổng đài, bệnh nhân khi đến khám sẽ đến quầy tiếp đón để xác nhận các thông tin cá nhân. Đối với bệnh nhân đăng ký khám trực tiếp, bệnh nhân đến quầy tiếp đón khai báo các thông tin các nhân, thực hiện đăng ký khám. Nhân viên bệnh viện vào chương trình phần mềm bệnh viện, nhập các thông tin cá nhân của bệnh nhân: Tên, tuổi, số CMT, điện thoại (nếu có) …;
- Bệnh nhân đóng tiền phiếu Khám bệnh, thực hiện thanh toán phiếu Khám bệnh bằng tiền mặt hoặc thanh toán POS qua thẻ ngân hàng - thanh toán không dùng tiền mặt.
- Nhân viên Bệnh viện trả bệnh nhân phiếu Khám bệnh. Bệnh nhân đến phòng khám để chờ đến lượt khám.
Bƣớc 2: Khám bệnh
- Bệnh nhân vào phòng khám bệnh thực hiện khám khi đến lượt tại phòng khám bệnh.
- Với bệnh nhân cần thực hiện các khám chỉ định Cận lâm sàng (CLS) hoặc khám bổ sung, bác sỹ vào chương trình Quản lý khám bê ̣nh của bệnh viện nhập các chỉ định CLS, khám thêm. Sau đó, bệnh nhân quay lại quầy tiếp đón đóng tiền khám CLS, khám bổ sung (Bước 3).
- Với bệnh nhân không có chỉ đi ̣nh CLS /hoặc khám bổ sung , bác sĩ có thể kê đơn, chuyển viện, nhập viện, cho bệnh nhân ra về (Kết thúc).
Bƣớc 3: Thanh toán chỉ định CLS, khám bổ sung
- Bệnh nhân thanh toán tiền khám chỉ định CLS, khám bổ sung tại quầy tiếp đón. Bệnh nhân thực hiện thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán POS qua thẻ ngân hàng - thanh toán không dùng tiền mặt.
- Bệnh nhân tới địa điểm khám CLS, khám bổ sung chờ đến lượt khám.
Chú ý: Quá trình này có thể phải thực hiện nhiều lần, nhiều lượt đối với các bệnh nhân sau khi có kết quả khám CLS, khám bổ sung có phát sinh thêm các chỉ định CLS, khám bổ sung mới.
Bƣớc 4: Khám cận lâm sàng, khám bổ sung
- Bệnh nhân khám CLS, khám bổ sung tại địa điểm thực hiện khám CLS, khám bổ sung khi đến lượt. Khi bệnh nhân thực hiện khám CLS, khám bổ sung xong, bệnh nhân nhận kết quả khám, sau đó quay lại phòng khám ban đầu để đọc kết quả, kết luận bệnh (Bước 5).
- Bác sĩ tại phòng khám ban đầu nhận các kết quả khám CLS, khám bổ sung từ bệnh nhân để đọc kết quả, kết luận bệnh, kết thúc quá trình khám bệnh: có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân ra về; thực hiện chuyển viện, nhập viện nếu cần thiết.
Với quy trình khám truyền thống, bệnh nhân đã thực hiện được thanh toán viện phí không dùng tiền mặt qua thẻ ngân hàng bằng thanh toán POS. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm hạn chế như: bệnh viện không quản lý đươc tình trạng đăng ký ảo qua tổng đài; đối với bệnh nhân sẽ phải đóng tiền nhiều lần khi có chỉ định khám CLS, khám bổ sung gây mất thời gian cho cả bệnh nhân và bệnh viện. 3.2.1.3.2. Quy trình thanh toán viện phí không dùng tiền mặt thực hiện qua Thẻ khám bệnh.
Sơ đồ 1.2. Quy trình khám bệnh qua Thẻ khám bệnh
(Nguồn: Quy trình thanh toán viện phí thông qua thẻ khám bệnh của NHCTVN)
Bƣớc 1: Đăng ký khám
a) Với Bệnh nhân mới (chưa có Thẻ khám bệnh)
- Bệnh nhân đến quầy tiếp đón của bệnh viện đăng ký khám bệnh, khai các thông tin vào Phiếu khám bệnh kiêm phát hành Thẻ khám bệnh;
- Nhân viên bệnh viện vào chương trình phần mềm bệnh viện nhập các thông tin cơ bản của bệnh nhân như: Tên, tuổi, số CMT, số điện thoại (nếu có)…;
- Nhân viên bệnh viện tư vấn cho bệnh nhân các hình thức thanh toán dịch vụ khám chữa bệnh;
- Bệnh nhân lựa chọn hình thức thanh toán bằng Thẻ khám bệnh của bệnh viện với các mệnh giá ban đầu: 500.000đ, 1.000.000đ, 2.000.000đ, 3.000.000đ, 5.000.000đ. Sau khi bệnh nhân nộp tiền, nhân viên bệnh viện vào chương trình phần mềm bệnh viện thực hiện gắn thông tin bệnh nhân với thông tin Thẻ khám bệnh, in thông tin bệnh nhân lên Thẻ khám bệnh như: Họ và tên, năm sinh, mã bệnh nhân, barcode bệnh viện;
- Nhân viên bệnh viện thực hiện thanh toán tiền dịch vụ khám bệnh: Trừ tiền trên Thẻ khám bệnh của bệnh nhân và in ra Phiếu khám bệnh (có mã vạch);
- Nhân viên bệnh viện trả bệnh nhân Phiếu khám cùng Thẻ khám bệnh của bệnh nhân.
b) Với bệnh nhân cũ (Bệnh nhân đã có Thẻ khám bệnh)
- Trường hợp bệnh nhân không còn lưu giữ Thẻ khám bệnh của lần trước: Thực hiện quy trình như bệnh nhân mới.
- Trường hợp bệnh nhân còn Thẻ khám bệnh (của lần trước): Dùng các công cụ công nghệ thực hiện kích hoạt thông tin bệnh nhân, cập nhật thông tin bệnh nhân (nếu cần thiết);
+ Kiểm tra số dư tiền trong Tài khoản Thẻ khám bệnh của bệnh nhân: Tư vấn cho bệnh nhân nếu thấy cần phải nộp thêm tiền vào Tài khoản Thẻ khám bệnh.
+ Sau khi kiểm tra, nếu số dư tiền trên Thẻ khám bệnh của bệnh nhân đủ chi trả tiền công khám bệnh: nhân viên bệnh viện thực hiện thanh toán tiền dịch vụ khám bệnh - Trừ tiền trên Thẻ khám bệnh của bệnh nhân và in ra Phiếu khám bệnh (có mã vạch).
+ Nhân viên bệnh viện trả bệnh nhân Phiếu khám cùng Thẻ khám bệnh của bệnh nhân.
Bƣớc 2: Khám bệnh
- Bệnh nhân đến phòng khám thực hiện khám bệnh khi đến lượt;
- Nếu bác sĩ có bổ sung chỉ đi ̣nh Cận lâm sàng (CLS)/ hoặc khám khác thì nhân viên y tế (bác sĩ hoặc điều dưỡng bệnh viện ) vào chương trình Quản lý khám bê ̣nh của bệnh viện nhập các chỉ định CLS/ hoặc khám thêm và thực hiện luôn chức
năng thanh toán trên Thẻ khám bệnh của bệnh nhân . Sau khi nhận được xác nhận của VietinBank đã trừ tiền trên Thẻ khám bệnh , bác sĩ in ra Phiếu chỉ định dịch vụ bao gồm ít nhất các thông tin sau : Tên bê ̣nh nhân/mã vạch bệnh nhân /số tiền từng dịch vụ CLS hoặc khám thêm. Bê ̣nh nhân cầm Phiếu đi đến địa chỉ thực hiện dịch vụ CLS/Khám thêm (được ghi rõ trên Phiếu Chỉ định) (Bước 3);
- Nếu trong thẻ khám bệnh của bệnh nhân không đủ tiền, thì phần mềm bệnh viện cho thông báo trên màn hình của bác sĩ cho biết bệnh nhân đó thiếu bao nhiêu tiền, bệnh nhân ra quầy thu tiền của bệnh viện để nạp thêm tiền vào Thẻ khám bệnh; - Nếu bác sĩ không có chỉ đi ̣nh CLS /hoặc khám thêm , Bác sĩ có thể kê đơn , chuyển viện, nhập viện, cho bệnh nhân ra về (Kết thúc).
Bƣớc 3: Khám CLS, khám thêm
- Bệnh nhân đến nơi CLS / hoặc nơi khám thêm để thưc hiện khám khi đến lượt. Sau khi thực hiện xong dịch vụ CLS/ hoặc khám thêm, nhận kết quả, bệnh nhân mang kết quả quay lại phòng khám ban đầu (Bước 4).
Bƣớc 4: Đọc kết quả, kết luận bệnh
- Sau khi CLS/ hoặc khám thêm xong , bệnh nhân quay trở la ̣i phòng khám bê ̣nh ban đầu để bác sĩ kết thúc quá trình khám bệnh : có thể kê đơn cho bệnh nhân ra về /hoặc chuyển viện/ hoặc nhập viện
- Trường hợp bệnh nhân muốn rút hết tiền trong Thẻ khám bệnh, bệnh nhân có thể thực hiện dưới các hình thức: rút tiền tại quầy qua máy POS đặt tại bệnh viện hoặc rút tiền tại máy ATM tại bất kỳ cây ATM nào trên toàn quốc.
- Trường hợp bệnh nhân không cần rút tiền thì số dư tiền chưa khám hết đang nằm trên tài khoản Thẻ của bệnh nhân, bệnh nhân có thể sử dụng để khám các lần tiếp theo, sử dụng để mua hàng, rút tiền mặt,… sử dụng như các thẻ ATM thông thường.
Với quy trình khám bệnh qua Thẻ khám bệnh, bệnh nhân chủ động được hình thức thanh toán, tiết kiệm thời thanh toán do không phải đi đóng tiền nhiều lần, quá trình đóng tiền khám được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau: bệnh nhân có thể nộp tiền trước vào tài khoản Thẻ khám bệnh trước khi đi khám tại ngân
hàng hoặc chuyển khoản bằng các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp bệnh nhân chủ động về tài chính, thời gian khám bệnh. Bệnh viện quản lý được tình trạng đăng ký khám ảo, giảm tải cho bệnh viện khâu thanh toán viện phí góp phần tăng năng suất lao động. Như vậy, dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại bệnh viện giúp bệnh nhân và bệnh viện tiết kiệm được thời gian và chi phí, năng suất làm việc của bệnh viện được cải thiện, số lượng bệnh nhân được phục vụ trong ngày tăng lên, bệnh nhân không phải xếp hàng chờ đợi lâu. Đây là ưu điểm vượt trội của dịch vụ thanh toán viện phí không dùng so với thanh toán viện phí truyền thống.Với quy trình khám bệnh qua Thẻ khám bệnh, bệnh nhân chủ động được hình thức thanh toán, tiết kiệm thời thanh toán do không phải đi đóng tiền nhiều lần, quá trình đóng tiền khám được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau: bệnh nhân có thể nộp tiền trước vào tài khoản Thẻ khám bệnh trước khi đi khám tại ngân hàng hoặc chuyển khoản bằng các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp bệnh nhân chủ động về tài chính, thời gian khám bệnh. Bệnh viện quản lý được tình trạng đăng ký khám ảo, giảm tải cho bệnh viện khâu thanh toán viện phí góp phần tăng năng suất lao động.
ĐỐI CHIẾU CUỐI NGÀY
-Định kỳ hàng ngày, sau khi hết giờ khám bệnh, hệ thống IT của bệnh viện chốt giao dịch và tự động sinh file dữ liệu giao dịch cần đối chiếu bao gồm các giao dịch thanh toán được bệnh viện ghi nhận thành công gửi VietinBank (gửi tự động theo Thỏa thuận kỹ thuật đã được Trung tâm Công nghệ thanh toán VietinBank và Công nghệ thông tin bệnh viện thống nhất);
-Hệ thống đối soát của Ngân hàng công thương thực hiện đối chiếu, so khớp. Kết quả đối soát được tự động kết xuất thành file và chuyển trả đồng thời lại cho 2 đơn vị của bệnh viện là bộ phận IT và phòng Tài chính kế toán bệnh viện;
Formatted: Portuguese (Brazil), Not Highlight
Sơ đồ 1.3. Chi tiết quy trình khám bệnh qua Thẻ khám bệnh
(Nguồn: Quy trình vận hành thông qua thẻ khám bệnh chi tiết của NHCTVN)