Các nghiên cứu và phát triển đô thị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 27 - 29)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Các vấn đề về phát triển đô thị trên Thế giới và Việt nam

1.3.2. Các nghiên cứu và phát triển đô thị ở Việt Nam

1.3.2.1. Tình hình phát triển đô thị từ trước thế kỷ 18

Trong lịch sử hàng nghìn năm tồn tại, Việt Nam luôn phải chống lại các cuộc ngoại xâm phương bắc. Do đó đô thị mang tính phòng thủ, chủ yếu là chống ngoại xâm. Dấu vết của đô thị là trung tâm chính trị và quốc phòng.

Dấu vết đô thị đầu tiên ở nước ta là thành Cổ Loa của An Dương Vương ở tả ngạn sông Hồng, là trung tâm chính trị của nước Âu Lạc.

Trong thời kỳ Bắc thuộc một số thành thị khác nhau mang tính chất quân sự và thương mại đã được hình thành. Một trong những đô thị lớn nhát thời kỳ Bắc thuộc là thành Tống Bình (Hà nội ngày nay).

Năm 1010 Lý Thái Tổ rời đô về Đại La (thành Tống Bình cũ) và đổi tên là Thăng Long. Đây là mốc khai sinh cho Hà Nội ngày nay. Thăng Long phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, văn hóa và đã trở thành một đô thị có vị trí quan trọng nhất trong cả nước. Và đã xuất hiện kiến trúc cung đình hiện đại nhất.

Dưới thời phong kiến nhiều loại đô thị khác nhau được hình thành. Đó là những nơi đóng đô chính của các vua chúa phong kiến như thành Hoa Lư - Ninh Bình, thành Tây Đô ở Cần Thơ.

1.3.2.2. Đô thị dưới thời nhà Nguyễn

Từ đầu thế kỷ 18 khi các nước Châu Âu đã có nền kinh tế lớn mạng thì Việt Nam hiện vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Những điều luật phong kiến ngặt nghèo đã kìm hãm sự phát triển đất nước. Dân số đô thị lúc bấy giờ chỉ chiếm khoảng 1 % dân số cả nước.

Đầu thế kỷ 19 đô thị kéo đến Hà Tiên và bắt đầu quan hệ với nước ngoài, về sau tập trung tại chợ Lớn, hình thành chuỗi đô thị phía Nam.

Năm 1830, nhà Nguyễn chọn Huế làm thủ đô với hình thức đô thị vẫn là thành quách, sông Hương bao bọc bên ngoài thành.

Dưới thời nhà Nguyễn, các đô thị khác cũng đã bắt đầu phát triển. Nguyễn Ánh đã cho xây dựng lại thành Hà Nội để củng cố chính quyền phương Bắc. Đô thị thời kỳ này chủ yếu chỉ phát triển hệ thống hành chính, quyền lực quốc gia phong kiến với thành quách bao quanh có tác dụng bảo vệ. Bên trong thành là các công trình nhà ở, nơi làm việc của quan lại và các trại lính. Ngoài thành là các khu dân cư và phố phường buôn bán của dân thường.

1.3.2.3. Đô thị từ thời Pháp thuộc đến nay

Thời Pháp thuộc, ngoài các khu vực thành quách, các khu dân cư bắt đầu phát triển. Phố xá xuất hiện. Nhiều đô thị đã trở thành trung tâm thương mại lớn và dần dần lấn át cả khu vực thành quách.

Thực dân Pháp thống trị với chính sách khai thác các nguồn tài nguyên của nước thuộc địa đã xuất hiện một loạt các đô thị mới mang tính chất khai thác, thương mại, nghỉ ngơi giải trí. Ví dụ: Hòn Gai, Cẩm Phả, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định...

Trong thời kỳ này yếu tố công nghiệp và thương mại đã có tác động thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các đô thị trong cả nước.

Sau cách mạng tháng tám chúng ta tiếp tục cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thời gian hòa bình để xây dựng Chủ nghĩa xã hội rất ngắn, do đó quá trình phát triển đô thị hạn chế rất nhiều.

Miền Bắc sau năm 1954, mặc dù một số dân cư đô thị đã di cư vào Nam song dân số đô thị vẫn tăng lên.Thời kỳ này đô thị phát triển nhanh chóng, nhiều thành phố công nghiệp được xây dựng như Thái Nguyên, Việt Trì... Nhiều thị trấn, thị xã được tiến hành cải tạo và mở rộng.

Đầu năm 1975 dân số đô thị miền Bắc đã tăng lên 2,7 triệu người, chiếm 11,5% dân số miền Bắc. Miền Nam những năm dưới ách thống trị của Mỹ, các đô thị phát triển nhanh trong tình trạng không có tổ chức. Đây là quá trình đô thị hóa giả tạo.

Đến năm 1959 dân số đô thị miền Nam chỉ có 1,75 triệu người, chiếm 1,52% dân số, đến năm 1979 tỷ lệ dân số đô thị đã lên tới 30% tổng số dân miền Nam.

Sau ngày đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính Phủ chúng ta đã phải khắc phục những hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa trong những năm chiến tranh, đồng thời cải tạo các đô thị theo quy hoạch thống nhất, đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và cải thiện đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 27 - 29)