ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 36 - 40)

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng phát triển đô thị của thành phố Thanh Hóa.

- Thực trạng quỹ đất nông nghiệp của thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2017.

- Hiện trạng đời sống của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2013 - 2017.

2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa - Thời gian: Từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

- Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.2. Thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển đô thị thành phố Thanh Hóa đến biến động sử dụng đất nông nghiệp đến biến động sử dụng đất nông nghiệp

- Thực trạng phát triển thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2017

- Sự biến động đất đai trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2017

2.2.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển đô thị thành phố Thanh Hóa đến đời sống người dân trên địa bàn đời sống người dân trên địa bàn

- Ảnh hưởng của phát triển thành phố Thanh Hóa tới đời sống kinh tế các hộ trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp

- Kế hoạch đầu tư của hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

- Đánh giá chung tác động của phát triển thành phố Thanh Hóa tới sản xuất nông nghiệp

2.2.4. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ mất đất nông nghiệp những hộ mất đất nông nghiệp

- Giải pháp từ phía chính quyền thành phố Thanh Hóa - Giải pháp cho các hộ nông dân.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Việc thu thập tài liệu, thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập trong tài liệu, số liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu mới tại địa bàn nghiên cứu.

2.3.1.1. Số liệu thứ cấp (là số liệu đã được công bố, tài liệu có sẵn)

Những tài liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội trong khu vực nghiên cứu. Các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê thành phố, phòng Tài nguyên và môi trường và các phòng, ban có liên quan, cụ thể như sau:

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của UBND thành phố Thanh Hóa.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của UBND thành phố Thanh Hóa.

- Niên giám thống kê thành phố Thanh Hóa năm 2017 của chi cục thống kê Thành phố Thanh Hóa.

- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013 - 2017 của UBND thành phố Thanh Hóa.

- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2017 của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thanh Hóa.

- Báo cáo công tác quản lí đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng giai đoạn 2013 - 2017 của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thanh Hóa.

2.3.1.2. Số liệu sơ cấp

Là những số liệu thu thập được từ việc điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân tại các phường Đông Hương, Đông Hải, Đông Vệ, Điện Biên và An Hoạch, bị mất đất nông nghiệp do ảnh hưởng của phát triển thành phố giai đoạn 2013 - 2017. Từ

đó làm rõ một số nội dung nghiên cứu của đề tài như hiện trạng và vấn đề sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tình trạng mất đất nông nghiệp và quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của các hộ dân bị mất đất.

Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

- Cơ sở chọn mẫu điều tra:

Đề tài đã chọn 90 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa để điều tra. Các hộ được chia làm 3 nhóm đó là: Nhóm hộ bị mất toàn bộ diện tích đất nông nghiệp chọn 30 hộ, nhóm hộ mất một phần diện tích đất nông nghiệp chọn 30 hộ và nhóm hộ không bị mất đất nông nghiệp chọn 30 hộ. Các hộ được chọn ngẫu nhiên để điều tra nằm trong các khu vực đó là: khu vực trung tâm thành phố, khu vực gần trung và xa trung tâm thành phố. Trong mỗi nhóm cần điều tra chọn 5 hộ nằm trong 6 phường, xã để điều tra và lấy số liệu.

- Xây dựng phiếu điều tra:

Sau khi tiến hành xác định số mẫu điều tra và địa điểm điều tra bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra về ảnh hưởng của phát triển thành phố Thanh Hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân giai đoạn 2013 - 2017. Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện.

Nội dung điều tra là những vấn đề về:

+ Sự biến động nghề nghiệp chính của các hộ trước và sau khi mất đất nông nghiệp.

+ Thông tin về điều kiện đất đai và tình hình sử dụng đất đai của nông hộ. + Thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ.

+ Thông tin về mức thu nhập của nông hộ.

+ Thông tin về nguyện vọng của người dân mất đất nông nghiệp.

+ Các câu hỏi mở về những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do quá trình thu hồi đất tạo nên cũng như mong muốn của người nông dân về cơ chế, chính sách chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm của các cấp, các ngành.

- Kết quả điều tra: kết quả điều tra được sử dụng đánh giá, phân tích theo những nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển thành phố Thanh Hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân giai đoạn 2013 - 2017.

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu được soạn sẵn:

Để thu thập được số liệu, đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp một hoặc một số thành viên trong gia đình (nếu có) bằng bộ câu hỏi (câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở) được soạn thảo sẵn trong phiếu điều tra để thu thập thông tin về nội dung nghiên cứu được đầy đủ và chính xác. Trong quá trình điều tra, sẽ lược bỏ những câu hỏi không phù hợp và bổ sung những nội dung còn thiếu thông qua các câu hỏi một cách sát nhất, dễ hiểu nhất.

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra, đây là những câu hỏi có thể phát sinh thêm trong quá trình phỏng vấn để tránh cho người phỏng vấn cảm thấy mình bị nhàm chán, gợi mở nhiều vấn đề mới.

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽ được nhập vào máy tính thông qua ứng dụng của phần mềm Excel.

2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu

Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích thông tin, dữ liệu. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu, đồng thời phân tích được các động thái phát triển của chúng.

Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, nhận xét mà ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hóa các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 36 - 40)