Vị trí địa lý thành phố Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 40 - 67)

Thành phố Thanh Hoá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Thanh Hoá, có tọa độ địa lý 105045’00’’ kinh độ Đông, 19045’20’’ - 19050’08’’ vĩ độ Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 14.541,47 ha, trong đó, đất nông nghiệp là 6.873,75 ha, chiếm 47,27%, đất phi nông nghiệp là 7.400,77 ha, chiếm 50,89% và đất chưa sử dụng là 266,95 ha, chiếm 1,84%. Có ranh giới hành chính tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá, Thiệu Hoá; - Phía Đông giáp huyện Hoằng Hoá, Quảng Xương; - Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, Đông Sơn; - Phía Tây giáp huyện Đông Sơn.

Nằm ở vị trí rất thuận lợi về địa lý, giao thông - vị trí trung tâm trên các tuyến giao thông huyết mạch bao gồm đường bộ, đường sắt và đường sông. Cách

Thủ đô Hà Nội 155 km về phía Nam, là thành phố cửa ngõ phía Bắc Trung Bộ - Nam Bắc Bộ; thành phố nằm về phía Nam bờ sông Mã; cách Khu kinh tế Nghi Sơn 40 km về phía Nam, cách thị xã Sầm Sơn 15 km về phía Đông, cách thị xã Bỉm Sơn 35 km về phía Bắc; cách sân bay Sao Vàng 35 km về phía Tây, có Quốc lộ 1A, có đường sắt thống nhất Bắc - Nam chạy qua với điểm dừng là ga Thanh Hoá và nhiều tuyến đường Tỉnh lộ khác tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện Tây Bắc của tỉnh và nước bạn Lào.

Vị trí địa lý có lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Thanh Hoá mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước cũng như nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những cực phát triển phía Nam vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn cho thành phố Thanh Hoá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới: Đó là thể hiện vai trò đầu tàu thúc đẩy, lôi kéo phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, tránh tụt hậu so với cả nước.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam giáp huyện Quảng Xương, phía Đông Nam giáp thị xã Sầm Sơn, phía Tây giáp huyện Đông Sơn, phía Tây Bắc giáp huyện Thiệu Hóa. Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa năm 1994. Thành phố Thanh Hóa hiện nay có diện tích tự nhiên 145,41 km² với 20 phường và 17 xã, dân số 435.298 người (2017). Thành phố là một trong những đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số, diện tích và có số đơn vị hành chính lớn nhất trong các đô thị trực thuộc tỉnh của Việt Nam.

Hệ thống đô thị Thanh Hóa hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa.

Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu.

3.1.1.3. Khí hậu

Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.

Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối Xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết rất nắng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C.

Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C.

Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.

Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng năm có 3 mùa gió:

Gió Bắc: (gió mùa Đông Bắc) Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.

Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengal qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác.

Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ. Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 - 1980 mm.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống sông đào bao gồm: sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành, sông Nhà Lê, sông Kênh Bắc trước đây được xây dựng để cung cấp tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn thành phố. Cùng với những con sông đào này là những cây cầu mà người dân thành phố thường dùng tên chúng để chỉ những khu vực không mang địa danh hành chính chính thức như cầu Cốc, cầu Sâng, cầu Hạc...

Nguồn nước mặt hàng năm đổ ra biển khoảng 17 tỷ m3 nước và có khả năng để phát triển thủy điện. Nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn ở khu vực Hàm Rồng và dự kiến có công suất khai thác ổn định khoảng 6.000 m3/ngày đêm.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên là 145,41 km2, định hướng qui hoạch mở rộng đến 2025 có diện tích 260 km2. Địa bàn thành phố Thanh Hoá hình thành 2 nhóm đất (nhóm đất phù sa và đất xám).

b. Tài nguyên rừng:

Thành phố có khu vườn thực vật Hàm Rồng 500ha, chủ yếu là Thông và các loại cây bản địa đặc trưng của xứ Thanh.

c. Tài nguyên khoáng sản:

- Kim loại sắt: có mỏ sắt Dinh Xá có trữ lượng lớn. - Các mỏ vật liệu xây dựng:

+ Về cát: có trữ lượng lớn trên sông Chu, sông Mã.

+ Về đá: Có đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát... trữ lượng khoảng 44.179.000m3.

+ Sét gạch ngói: Trong địa bàn Thành phố Thanh Hoá có một số điểm với trữ lượng lớn như điểm Đồng Luộc (Đông Hương), điểm Bến phà II (Thiệu Dương), điểm Đông Ngạn (Đông Vinh).

+ Ngoài ra còn sét xi măng, đá phiến sét, bột két, vật liệu chịu lửa, các mỏ nước khoáng…

d. Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của thành phố Thanh Hoá chủ yếu do hệ thống Sông Mã, sông Chu cung cấp.

- Nguồn nước ngầm: Thành phố có tầng ngậm nước với trữ lượng khá lớn ở khu vực Hàm Rồng cách trung tâm thành phố 5km về phía Tây Bắc.

e. Tài nguyên biển

Thành phố Thanh Hoá cách bờ biển Sầm Sơn khoảng 16km. Trong tương lai, khi liên kết đô thị Thanh Hoá - Sầm Sơn thì tài nguyên biển sẽ có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế của thành phố.

f. Tài nguyên du lịch

Nằm trên trục giao thông Bắc Nam, với khí hậu được phân chia thành bốn mùa rõ rệt, số giờ nắng cao, khí hậu ôn hòa mát mẻ, thành phố Thanh Hoá có đến 80% số thời gian trong năm có thể tiến hành các hoạt động tham quan du lịch, nghiên cứu tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá như khu thắng cảnh Hàm Rồng, các di tích lịch sử khác như chùa Đại Bi và đặc biệt là Thái miếu nhà Lê, đền thờ các danh tướng…

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân thành phố đã tổ chức thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội qua từng năm. Kinh tế tiếp tục giữ được ổn định; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, đô thị được chỉnh trang; lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng an ninh được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

3.1.2.1. Phát triển kinh tế

Trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng ổn định ước đạt 15,2 %; trong đó: Ngành dịch vụ tăng 17,2 %; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 15,4 %; ngành nông, lâm, thủy sản tăng 1,7 %. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố 66,2 triệu đồng.

Tổng thu ngân sách 2.553 tỷ đồng, đạt 106,4 % dự toán tỉnh giao, tăng 22,4 % so với cùng kỳ, trong đó thu tiền sử dụng đất là 905 tỷ đồng, đạt 102,3 % so với dự toán, tăng 16,2 % so với cùng kỳ.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đa thành phần, đa ngành nghề, kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình được khuyến khích phát triển.

3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm và thu nhập

Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng người đông, thành phố Thanh Hóa cũng là một thành phố có quy mô tương đối lớn, dân cư đông đúc, đa dạng. Dân số toàn thành phố Thanh Hóa chiếm 12% dân số toàn tỉnh Thanh Hóa.

Đến năm 2017: dân số của Thành phố khoảng 520.000 người, trong đó nội thành khoảng 420.000 người, ngoại thành khoảng 100.000 người.

Thành phố Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, 57% dân số trong độ tuổi lao động. Trình độ dân trí tương đối cao, hầu hết được phổ cập PTCS (cấp II). Đặc biệt dân số có trình độ học vật từ PTTH (cấp III) trở lên của thành phố Thanh Hoá nói riêng, của tỉnh Thanh Hoá nói chung đều cao hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông

- Về giao thông đối nội: Tổ chức theo dạng ô bàn cờ theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây gồm các tuyến tỉnh lộ, đường nội thành và ngoại thành.

- Về giao thông đối ngoại: Thành phố Thanh Hoá có Quốc lộ 1A đi qua và nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt. Ngoài ra còn một số tuyến quốc lộ chạy qua thành phố như Quốc lộ 47, 45.

+ Giao thông đường thuỷ: Hiện thành phố có cảng sông Lễ Môn, tàu 1.000 tấn có thể cập cảng; đang xúc tiến lập dự án xây dựng các bến cảng du lịch tại Hàm Rồng, Nam Ngạn…

+ Giao thông đường sắt: Thành phố có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga Thanh Hoá có năng lực vận chuyển 400 lượt hành khách, bốc dỡ 600 tấn hàng hoá/ngày đêm.

+ Đường hàng không: Sân bay Sao Vàng cách thành phố 45km về phía Tây; đã có hướng quy hoạch sân bay dân dụng ở xã Quảng Lợi, cách thành phố 20km về phía Nam.

b. Hệ thống cấp điện:

Thành phố đã hoàn thành dự án cải tạo lưới điện có số vốn 236 tỷ đồng (vốn ODA) có hệ thống cao thế 110KV và trung thế 22KV với 160 trạm biến thế, đảm bảo cấp điện ổn định với công suất 64 MW/năm. 100% số phường, xã của thành phố đã có điện, tỷ lệ số hộ dùng điện đạt 100%.

c. Hệ thống cấp thoát nước và thu gom chất thải rắn:

- Cấp nước: Nước được cung cấp từ 2 nhà máy nước: Nhà máy nước Mật Sơn (phường Đông Vệ), công suất 30.000m3/ngày đêm và nhà máy nước Hàm Rồng, công suất thiết kế giai đoạn I là 20.000m3 nước/ngày đêm, giai đoạn II dự kiến đến năm 2020 là 35.000m3/ngày đêm.

- Thoát nước:

+ Các sông Thọ Hạc, kênh Vinh, sông Nhà Lê, sông Thống Nhất là trục tiêu chính của thành phố.

+ Hệ thống thoát nước mặt tự chảy là chính. Thành phố đang tích cực triển khai dự án cải tạo hệ thống thoát nước đô thị bằng nguồn vốn ADB.

- Hệ thống thu gom chất thải rắn và vệ sinh môi trường: Hiện nay, rác thải được thu gom đạt 70% nhu cầu của thành phố.

d. Hệ thống bưu chính - viễn thông:

Tỷ lệ người sử dụng điện thoại bình quân là 98 máy/100 dân, số người sử dụng Internet là 464.568 người năm 2017.

e. Hạ tầng kinh tế:

- Khu công nghiệp Lễ Môn: cách trung tâm thành phố 5km về phía Đông, trên tuyến Quốc lộ 47 nối liền thành phố với thị xã Sầm Sơn. Diện tích qui hoạch của khu công nghiệp là 87ha; tổng số vốn đầu tư hạ tầng trên 700 tỷ đồng và đã có 14 doanh nghiệp đi vào hoạt động với số vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng.

+ Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư: Các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp sạch, các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao bao gồm các nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông.

- Khu công nghiệp Đình Hương - Tây ga:

+ Khu công nghiệp Đình Hương - Tây ga có diện tích 150 ha nằm ở phía Bắc thành phố, cách trung tâm thành phố 2km, cách ga Thanh Hoá 2,5km; vốn đầu tư hạ tầng 135 tỷ đồng.

+ Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, viễn thông, may mặc, bao bì, sản xuất đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống, thức ăn gia súc, gia cầm, các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ.

- Khu công nghiệp Hoàng Long: Khu công nghiệp này thuộc xã Hoằng Long. Hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và kinh doanh hiệu quả như: Công ty TNHH Hungfu Việt Nam (Doanh nghiệp Đài Loan),... Công ty nước mắm Thiên Hương... Thành phố còn dự định xây dựng Khu công nghệ cao ở phía Nam thuộc địa bàn xã Quảng Thịnh.

Trong thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng của thành phố đã được tăng cường đáng kể. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sạch... trên địa bàn đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới; nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, khu dịch vụ thương mại đã được xây dựng...đã, đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển.

Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau, hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố đã được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, mở rộng và xây dựng mới, có nhiều công trình, hạng mục được đầu tư xây dựng cơ bản, khang trang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển.

3.1.3. Đánh giá tiềm năng phát triển của thành phố Thanh Hoá

3.1.3.1. Thuận lợi

Thành phố Thanh Hoá có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế xã hội, có diện tích tự nhiên rộng, địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó một số loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, ngoài ra Thanh Hoá còn có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi...cũng là một lợi thế để tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại và tri thức mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai, đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nền kinh tế tổng hợp.

- Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần vùng KTTĐ Bắc Bộ và là điểm nối giữa vùng Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đồng thời là một trong những cửa ngõ ra biển chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Lào. Đây là lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao thương với các vùng miền trong cả nước và với quốc tế.

- Mạng lưới cơ sở hạ tầng của Thanh Hoá tương đối hoàn thiện, nhất là hệ thông đường giao thông khá phát triển: có đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, giao thông đường thuỷ cũng rất thuận lợi...

3.1.3.2. Khó khăn

- Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh (nhất là tiềm năng về phát triển du lịch, phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 40 - 67)