Kinh tế hộ gia đình sau khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 71 - 74)

Trong những năm vừa qua thương mại dịch vụ trong khu vực ngày càng phát triển với nhiều loại hình phong phú đa dạng. Ngoài ra, thành phố Thanh Hóa còn có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí, là một đô thị công nghiệp, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía đông của tỉnh Thanh Hóa, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

Sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như các ngành công nghiệp và dịch vụ kéo theo nhu cầu về lao động ngày càng tăng vì vậy người nông dân dễ dàng tìm kiếm một công việc làm thêm hơn trước kia. Hơn nữa quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội của các hộ nông dân. ĐTH đã có ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực như: cơ sở hạ tầng, dịch vụ, khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.

Trong 90 hộ điều tra thì có 49 hộ đã tận dụng được những lợi thế đó và nắm bắt được cơ hội tốt nên làm ăn thuận lợi vì vậy thu nhập của hộ đã tăng, 28 hộ không có đủ điều kiện hoặc chưa nắm bắt được cơ hội nên thu nhập của hộ vẫn giữ nguyên như cũ. Còn 13 hộ cho rằng thu nhập giảm do họ chưa có những kế hoạch cụ thể, khả quan cũng như gặp rủi ro trong kinh doanh, sản xuất… sau khi bị thu hồi hoặc CMĐ sử dụng đất.

Cơ hội học tập cũng có chiều hướng tốt lên vì nhiều dự án thu hồi đất để tu sửa, bổ sung thêm một số trường học giúp cho con em trên địa bàn thành phố có điều kiện học tập tốt nhất và cơ sở hạ tầng cũng ngày một khang trang hơn trước. Vì vậy có 52 hộ điều tra cho rằng cơ hội học tập trên địa bàn tốt hơn trước. Và sau khi nhận tiền bồi thường thì đa số người dân đầu tư xây dựng hoặc tu sửa nhà cửa, công trình phụ… Đồng thời diện tích đất mà Nhà nước thu hồi đa số để xây dựng khu đô thị, khu dân cư… Vì vậy cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và cải tạo. Theo kết quả điều tra có 60 hộ cho rằng cơ sở hạ tầng tốt hơn trước và 30 hộ cho rằng cơ sở hạ tầng như cũ.

3.3.1.5. Ý kiến của hộ về mức độ tác động của phát triển thành phố Thanh Hóa

Số liệu điều tra tại bảng 3.10 cho thấy, về vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn cũng được cải thiện đáng kể, người dân có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế tốt do vậy có 31 hộ (34,44 %) đánh giá và cho rằng vấn đề sức khỏe của họ được cải thiện tốt hơn so với trước, 25 hộ chiếm 27,78 % ý kiến người dân cho là sức khỏe của họ không bị ảnh hưởng và 34 hộ chiếm 37,78 % cho rằng sức khỏe họ giảm sút do sự phát triển của thành phố trong thời gian qua.

Bảng 3.10: Ý kiến các hộ điều tra tại các phường Đông Hương, Đông Hải, Đông Vệ, Biện Biên và An Hoạch về mức độ tác động của sự phát triển

thành phố Thanh Hóa trong những năm qua

Lĩnh vực Tốt Như cũ Xấu Hộ % Hộ % Hộ % 1. Thu nhập 49 54,44 28 31,11 13 14,45 2. Cơ sở hạ tầng 60 66,67 30 33,33 0 0 3. Tiếp cận thị trường 47 52,22 43 47,78 0 0 4. Cơ hội học tập 52 57,77 33 36,67 5 5,56 5. Nhà ở 45 50,00 38 42,22 7 7,78 6. Sức khỏe 31 34,44 25 27,78 34 37,78 7. Môi trường 26 28,89 36 40,00 28 31,11

Qua đây ta có thể thấy được phần nào ảnh hưởng của sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian qua đồng nghĩa với sự gia tăng của các KCN, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở của người dân đã ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đến sức khỏe của người dân.

Bên cạnh những tác động tích cực thì môi trường đã và đang trở thành một trong những vấn đề được người dân quan tâm và lo ngại trong quá trình phát triển của thành phố. Tình trạng xây dựng khắp nơi và thiếu khâu quản lí đồng bộ là một trong những gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí khi đang xây dựng cũng như khi đi vào hoạt động… Đặc biệt là những khu dân cư, trường học… cơ sở hạ tầng đã đi vào sử dụng nhưng hệ thống cống thoát nước thải chưa được xây dựng theo đúng quy trình và tiến độ vì vậy nhiều diện tích đất nông nghiệp quanh đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều nơi không thể sản xuất được. Theo điều tra có đến 28 hộ (31,11 %) ý kiến cho rằng môi trường xấu đi nhiều trong những năm gần đây và có 26 hộ (28,89 %) người dân cho rằng môi trường sống tốt hơn so với trước đây.

Nhìn chung, các lĩnh vực của Thành phố đã có những chuyển biến tốt hơn hoặc xấu đi do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian vừa qua. Vì thế, để có thể phát triển bền vững trong tương lai cần phát huy những tác động tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của quá trình phát triển thành phố đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

3.3.2. Kế hoạch đầu tư của hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Thông qua phiếu điều tra đề tài đã tiến hành thăm dò ý kiến của hộ nông dân về kế hoạch trong thời gian tới. Qua khảo sát (Bảng 3.11 và Hình 3.5), có 33 hộ (với 36,67 %) các hộ mong muốn vừa sản xuất nông nghiệp vừa hoạt động kinh doanh - dịch vụ. Dự định chung của đa số người dân đó là có một phần diện tích để sản xuất ít nhất cũng phải cung cấp đủ lương thực cho gia đình. Sau đó kết hợp với kinh doanh, buôn bán thêm để phục vụ chi tiêu hàng ngày. Và số hộ chuyển sang hẳn sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp vẫn còn ít với 16 hộ chiếm 18,33 %, số hộ xây dựng kiến thiết nhà ở 24 hộ chiếm 26,67 %, bán cho thuê đất 9 hộ chiếm 10 % và chưa có dự định gì 8 hộ chiếm 8 %.

Bảng 3.11: Kế hoạch đầu tư của các hộ điều tra tại các phường Đông Hương, Đông Hải, Đông Vệ, Biện Biên và An Hoạch

Diễn giải Ý kiến hộ điều tra Số hộ %

1. Vừa sản xuất nông nghiệp vừa KDDV 33 36,67 2. Sản xuất kinh doanh phi Nông nghiệp 16 18,33

3. Bán, cho thuê đất 9 10,00

4. Xây dựng, kiến thiết nhà ở 24 26,67

5. Chưa có dự định gì 8 8,33

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2017)

Một trong những lý do ảnh hưởng đến việc hộ chuyển hẳn sang sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đó là: sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị trí địa lí thuận lợi, vốn đầu tư... Đồng thời điều cần có và quan trọng ở người kinh doanh đó là phải biết tính toán, nhanh nhẹn và luôn nắm bắt được tình hình thị trường. Những điều đó sẽ quyết định việc kinh doanh có cho lợi nhuận hay thua lỗ. Vì vậy không phải hộ nào cũng có thể sản xuất kinh doanh hay buôn bán được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 71 - 74)