Biểu đồ biến động diện tích đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 67 - 69)

Đây sẽ là một trong những vấn đề mà các chủ dự án cũng như Đảng và Nhà nước cần quan tâm giải quyết, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Trong khi đó đất mặt nước tuy chỉ giảm ít (3,88 %) trong tổng số đất nông nghiệp nhưng quỹ đất này lại bị thu hồi hết, do chủ yếu là đất ao nên cũng ít ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Và khi đi điều tra đa số các hộ đều cho rằng việc thu hồi đất có ảnh hưởng đến đời sống người dân nhưng không ảnh hưởng nhiều vì đa số các hộ trên địa bàn thành phố ít hộ làm thuần nông. Trong một hộ thường có từ một đến hai người đi làm ngành nghề khác. Họ làm nông nghiệp chỉ để đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho gia đình, nêu thừa thì dùng để chăn nuôi. Một số hộ khác thì đánh giá việc thu hồi đất là tốt vì diện tích đất nông nghiệp của hộ đang bị bồi tụ nên năng suất cây trồng không cao. Tuy nhiên, cũng có một số hộ thuần nông thì việc thu hồi đất ảnh hưởng nhiều tới đời sống của họ. Vậy nên khi triển khai các dự án cần hạn chế tối đa việc thu hồi đất của những hộ này hoặc phải có phương án chuyển đổi nghề nghiệp cho hộ.

3.3.1.3. Tình hình chung và nghề nghiệp của hộ

Qua bảng 3.8 và hình 3.3 cho ta thấy được sự biến động nghề nghiệp của hộ trước và sau khi thu hồi đất đó là xu hướng giảm dần tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng đối với kinh doanh thương mại - dịch vụ và công nghiệp. Điều này cho thấy xu thế phát triển đô thị của thành phố trong những năm qua đang chuyển biến theo hướng CNH - HĐH.. Với một số hộ sau khi bị thu hồi đất và nhận một khoản tiền bồi Nếu như năm 2013 các hộ sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,... chiếm tới 56,67 %, cuộc sống chỉ đủ ăn

nhưng thu nhập cũng như tiền dư thừa chưa có nhiều thường cộng với việc tiếp cận gần hơn với thị trường thì việc sản suất nông nghiệp của các hộ đã giảm 4,45 % so với trước phát triển đô thị, còn 52,22 % các hộ đã giảm 11,45 % so với trước phát triển đô thị, còn 52,22 % các hộ vẫn tiếp tục sản suất nông nghiệp. Điều này cho thấy họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, ngành nghề. Một số hộ chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ như: nhà trọ, bán tạp hóa... chiếm 11,11% và tăng 2,5% so với trước đây. Cũng có hộ chỉ chuyển đổi một phần, vừa tiếp tục sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh thêm. Cơ hội tiếp xúc với thị trường nhiều hơn nên người dân có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời người lao động cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm mới sau khi mất đất sản xuất. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận hộ nông dân do chưa tận dụng được những cơ hội về thị trường do quá trình phát triển đô thị tạo ra đã không thay đổi phương thức sản xuất mà vẫn tiếp tục nghề nghiệp trước đây do đó thu nhập của họ thay đổi không đáng kể.

Bảng 3.8: Biến động nghề nghiệp của hộ tại các phường Đông Hương, Đông Hải, Đông Vệ, Biện Biên và An Hoạch, trước và sau khi thu hồi đất Nghề nghiệp của hộ 2013 2017 Tăng (+) giảm (-)

(%) Hộ % Hộ % 1. Nông nghiệp 51 56,67 47 52,22 -4 2. Kinh doanh TM-DV 9 10,00 10 11,11 1 3. Cán bộ 6 6,67 6 6,67 0 4. Hộ kiêm 16 17,78 17 18,89 0 5. Khác 8 8,89 10 11,11 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 67 - 69)