Biểu đồ biến động nghề nghiệp của các hộ trước và sau khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 69 - 71)

Nhìn chung, sự phát triển đô thị làm giảm nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ. Sự thay đổi lớn về diện tích đất đai dẫn đến sự thay đổi lớn về nguồn thu từ nông nghiệp. Do đó, chỉ cần ít lao động cũng có thể sản xuất trên diện tích đất còn lại, tuy nhiên sự bùng nổ của “cơn bão giá” gây ra không ít khó khăn cho người nông dân. Khi giá xăng, giá dầu tăng thì giá của hầu hết các mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đều tăng theo. Còn những lao động nhàn rỗi phải chuyển sang ngành nghề khác cộng với một khoản tiền bồi thường từ việc thu hồi đất nên hộ nông dân thay đổi cách sống của mình.

Qua phân tích trên cho thấy tác động của quá trình phát triển đô thị, số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp tại các xã, phường giảm đi đáng kể. Nhưng quá trình phát triển của đô thị cũng đã có nhiều tác động tích cực tới đời sống người dân. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần có chính sách trong việc đào tạo hướng nghiệp cho những hộ mất đất mà chưa có giải pháp tốt trong việc chuyển phương thức sản xuất để họ có thể duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập ổn định cho gia đình trong những môi trường công việc mới.

3.3.1.4. Thu nhập của hộ

Thu nhập đối với người nông dân rất quan trọng. Nó là chỉ số để đo mức sống của người dân. Sau khi thu hồi đất thu nhập của các hộ là một trong những điều kiện chủ yếu để đo mức độ phát triển kinh tế xã hội của một vùng.

Bảng 3.9: Biến động thu nhập của hộ sau thu hồi đất

tại các phường Đông Hương, Đông Hải, Đông Vệ, Biện Biên và An Hoạch

Chỉ tiêu Số hộ %

Tổng số hộ 90 100

Nhóm hộ có thu nhập tăng 49 54,44

Nhóm hộ có thu nhập như cũ 28 31,11

Nhóm hộ có thu nhập giảm 13 14,45

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 3.9 ta có thể nhận thấy nhóm các hộ có thu nhập tăng sau khi thu hồi đất là 54,44 % trong số các hộ được điều tra. Nguyên nhân là do những hộ này đã sử dụng một cách hợp lí số tiền bồi thường để chuyển đổi nghề nghiệp mới cho thu nhập cao hơn như kinh doanh dịch vụ hoặc buôn bán, xây nhà trọ để cho thuê vv…. Một số hộ khác sau khi thu hồi đất thì họ đã tận dụng được các lợi thế về vị trí cũng như tìm được hướng đi đúng, làm ăn thuận lợi vì vậy thu nhập của hộ đã tăng hơn trước. Tuy nhiên thu nhập của hộ sau thu hồi đất vẫn như cũ (31,11 %) vì trước đó nguồn thu chủ yếu của các hộ này không phải là nông nghiệp vì vậy khi bị thu hồi đất thì không gây ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Ngoài ra một số hộ xin CMĐ để làm nhà ở hoặc chia đất cho con vì vậy thu nhập của họ cũng không thay đổi vẫn như trước đây. Một số hộ có thu nhập giảm sau khi thu hồi đất hoặc CMĐ nhưng tỷ lệ này không nhiều chiếm 14,45 %. Nguyên nhân là do các hộ này chưa biết cách sử dụng hợp lí số tiền được bồi thường. Họ chi tiêu, mua sắm trang thiết bị gần hết và công việc thì không có hoặc cho thu nhập không ổn định vì vậy thu nhập của hộ giảm. Vài trường hợp khác thì một phần đất trồng lúa của hộ không tiếp tục sản xuất được do bị ảnh hưởng của các khu dân cư hay dự án gần đó làm ô nhiễm nên hộ đã xin CMĐ để trồng cây lâu năm hoặc chuyển nhượng nếu ai có nhu cầu mua. Trong thời gian đó thu nhập của phần ruộng trước đó là không có mà hộ còn phải đầu tư san ủi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vì vậy thu nhập của nông hộ đã bị giảm nhẹ. Người nông dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Những hộ nào còn đất sản xuất thì đúng vụ công việc của họ là thuần nông, ngoài thời vụ phần lớn họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như tham gia vào các nghề chuyên chở vật liệu xây dựng, đi phu hồ, buôn bán chợ búa, xe ôm...

3.3.1.5. Ý kiến của hộ về mức độ tác động của phát triển thành phố Thanh Hóa

Qua khảo sát cho thấy có 49 trong tổng số 90 hộ chiếm 54,44 % ý kiến hộ cho rằng thu nhập của hộ trong năm 2017 tăng hơn so với những năm trước và 28 hộ (chiếm 31,11 %) cho rằng thu nhập của hộ không tăng (giữ nguyên như cũ) và 13 hộ (chiếm 14,45 %) cho rằng thu nhập giảm đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017​ (Trang 69 - 71)