Mật độ loài cây Cáp đài loan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và hoạt tính kháng khuẩn của loài cáp đài loan (capparis formosana hemsl ) ở tỉnh hà giang​ (Trang 37 - 38)

Ô tiêu chuẩn Số cây Mật độ

(Cây/ha) Ô tiêu chuẩn Số cây Mật độ (Cây/ha) OTC1 01 625 OTC16 05 3.125 OTC2 03 1.875 OTC17 01 625 OTC3 06 3.725 OTC18 02 1.250 OTC4 06 3.725 OTC19 15 9.375 OTC5 01 625 OTC20 09 5.625 OTC6 03 1.875 OTC21 03 1.875 OTC7 03 1.875 OTC22 08 5.000 OTC8 01 625 OTC23 10 6.250 OTC9 03 1.875 OTC24 09 5.625 OTC10 01 625 OTC25 10 6.250 OTC11 04 2.500 OTC26 08 5.000 OTC12 05 3.125 OTC27 07 4.375 OTC13 02 1.250 OTC28 04 2.500 OTC14 17 10.625 OTC29 16 10.000 OTC15 06 3.725 Mật độ trung bình 3.642 cây/ha

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số cây Cáp đài loan trong từng OTC nghiên cứu là không đồng đều, mật độ dao động từ 625 cây/ha đến 10.625 cây/ha. Mật độ trung bình của loài cây trong các ô tiêu chuẩn nghiên cứu là 3.642 cây/ha. Mật độ cây phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của loài cây, điều kiện khí hậu, đất đai và nguồn gieo giống tự nhiên.

4.2.3. Môi trường sống

Ở xã Tả Lủng - huyện Mèo Vạc có đặc điểm nổi bật với những dải núi đá tai mèo sắc nhọn. Lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền đá vôi bị phân hoá mạnh, địa hình Karst. Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ xám hoặc vàng sẫm, khí hậu của vùng khá khắc nghiệt, thời tiết có nhiều biến động bất thường, những tháng mùa đông thường có sương muối và mưa phùn, thậm chí có tuyết và băng giá. Mùa mưa thường có mưa đá, gió lốc, lũ quét gây sạt lở

đất. Nhìn chung, khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới. Trong môi trường đó, Cáp đài loan mọc rải rác ở những hốc đá có đất, ven rừng, ven đường nơi có nhiều ánh sáng, xen lẫn với rất nhiều loại cây như Kháo, Tử châu, Thành ngạnh, Thồm lồm, Han châu…

4.3. Khả năng tái sinh tự nhiên (số lượng, cấu trúc tổ thành, nguồn gốc, mật độ, chất lượng) của loài Cáp đài loan mật độ, chất lượng) của loài Cáp đài loan

4.3.1. Số lượng, cấu trúc tổ thành

Cấu trúc tổ thành là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình thái khác của cây rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng nơi có loài nghiên cứu sinh sống. Qua thu thập số liệu ngoài thực địa, chúng tôi đã tìm hiểu được cấu trúc tổ thành loài cây thể hiện trong bảng 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và hoạt tính kháng khuẩn của loài cáp đài loan (capparis formosana hemsl ) ở tỉnh hà giang​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)