4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Do cấu tạo địa chất phức tạp, trong quá trình hình thành tạo lòng đất, Hà Giang đã hình thành nhiều mỏ khoáng sản. Hà Giang có nhiều tiềm năng khoáng sản với trữ lượng lớn và một số kim loại quý như vàng sa khoáng tập trung ở nhiều nơi, gặp nhiều ở sông Lô và sông Gâm... các tài nguyên này hiện nay chưa có điều kiện khai thác, chưa xác định được trữ lượng.
Hà Giang có khoáng sản phong phú và đa dạng. Hiện nay đã phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau với 149 điểm và mỏ quặng. Đáng chú ý nhất là quặng antimon ở Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh), Lũng Thầu (Đồng Văn) và
Lạc Nông (Bắc Mê) có trữ lượng khá lớn. Mỏ sắt ở Tùng Bá, Phong Quang (Vị Xuyên), Quyết Tiến (Quản Bạ) có trữ lượng 20 triệu tấn. Ngoài ra còn có mangan, ferit, chì kẽm, đồng, thiếc, boxit, vàng, đá quý, cao lanh, nước khoáng....
Thổ nhưỡng ở Hà Giang khá phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha (chiếm 74,28%) diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và cây dược liệu.
Nhìn chung đất đai của Hà Giang còn dồi dào, trong chiến lược phát triển tổng thể sử dụng đất đai của tỉnh, ngoài diện tích để sử dụng vào mục đích đô thị hoá, công nghiệp hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, trường học ... thì diện tích đất chưa sử dụng còn khoảng 400.000 ha (chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh), trong đó có khoảng 300.000 ha là đồi núi, rất phù hợp cho việc trồng cây nguyên liệu giấy như Thông, Mỡ, Bồ đề...., trồng cây công nghiệp dài ngày như Chè, Cà phê, Quế..., các cây dược liệu như Đỗ trọng, Thảo quả...., cây ăn quả như Cam, Quýt, Lê, Mận, Đào,...