Cấu tạo giải phẫu thân cây Cáp đài loan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và hoạt tính kháng khuẩn của loài cáp đài loan (capparis formosana hemsl ) ở tỉnh hà giang​ (Trang 33 - 35)

A. Lát cắt ngang; B. Một phần lát cắt ngang

1. Bần; 2. Mô dày xốp; 3. Mô mềm vỏ; 4. Mô cứng; 5. Libe; 6. Tầng phát sinh; 7. Gỗ; 8. Mô mềm ruột

(Người chụp: Nông Thị Thanh)

Mô dày xốp: gồm 4-5 lớp tế bào xếp sít nhau, tế bào gần tròn hoặc hình đa giác. Trong tế bào mô dày gồm những tế bào sống, có màng sơ cấp dày, không hóa gỗ, vẫn bằng xenluloz. Mô dày xốp được coi là mô mềm có màng dày, chuyên hóa với chức năng cơ học.

Mô mềm vỏ: gồm có 14-15 lớp tế bào hình bầu dục hoặc hình đa giác, to hơn các tế bào mô dày, xếp thưa, để lại nhiều khoảng gian bào. Trong mô mềm vỏ có diệp lục, chức năng chính là dự trữ và dinh dưỡng.

Mô cứng: là mô nâng đỡ những cơ quan đã trưởng thành không sinh trưởng tiếp nữa. Đặc điểm tế bào gồm những tế bào thứ cấp có màng dày hóa gỗ, các tế bào rất khác nhau về hình dạng, cấu tạo và tính chất. Khi trưởng thành, nội chất tiêu biến - gồm những tế bào chết. Các tế bào tập trung thành từng đám xen kẽ bởi 1-2 lớp tế bào mô mềm vỏ. Kích thước của đám mô cứng không đều, dày 20-25µm.

8 7 6 5 4 3 2 1

Phần trụ giữa chiếm một vị trí quan trọng trong thân: phía ngoài cùng trụ giữa là các tế bào vỏ trụ. Phía trong vỏ trụ là hễ dẫn và mô mềm ruột.

Hệ dẫn của thân gồm gỗ và libe phát triển thành vòng liên tục, phần gỗ phát triển với nhiều mạch gỗ và mô mềm gỗ, mạch có hình tròn hoặc hình đa giác xen lẫn với các tế bào mô mềm gỗ bao quanh (dạng mô mềm quanh mạch). Mạch gỗ có kích thước lớn với đường kính 10µm.

Mô mềm ruột phát triển, cấu tạo gồm những tế bào có đường kính 7- 12µm (hình 4.2).

* Lá

Cấu trúc phiến lá của cây Cáp đài loan được tạo thành bởi sự sắp xếp

của các lớp tế bào bao gồm: biểu bì, thịt lá và hệ thống dẫn.

Biểu bì gồm biểu bì trên và biểu bì dưới. Biểu bì trên là một lớp tế bào xếp sít nhau, vách dày và thấm cutin đặc biệt là lớp vách ngoài. Các tế bào biểu bì trên hình chữ nhật nằm ngang, vách thẳng và dày 4µm. Các tế bào biểu bì dưới bé hơn và có kích thước dày 2µm. Phía ngoài biểu bì là lớp cutin, trong đó lớp cutin mặt trên lá dày 1µm, lớp cutin mặt dưới lá mỏng hơn, có độ dày 0,5µm.

Thịt lá: phân hóa thành mô giậu và mô xốp. Mô giậu có 5-6 lớp tế bào, hình dạng tế bào gồm các tế bào dài, xếp vuông góc với biểu bì, kích thước dày 8- 10µm. Đặc điểm tế bào: màng mỏng, nhiều hạt diệp lục, các tế bào xếp sít nhau không có khoảng gian bào và chỉ có ở mặt trên của lá. Mô xốp gồm 13-14 lớp tế bào, hình dạng tế bào hình chữ nhật hoặc gần tròn, xếp không sát nhau, khoảng gian bào lớn. Đặc điểm tế bào gồm các tế bào chứa ít hạt diệp lục hơn ở mô giậu.

Hệ thống dẫn: các bó dẫn của lá nằm trong khối mô đồng hóa làm thành hệ gân lá. Gân lá gồm có gân chính ở giữa và các gân con. Gỗ ở trên với các mạch gỗ nằm rải rác có đường kính 5-7µm. Libe nằm ở dưới.

Ở mặt dưới gân chính là các tế bào mô mềm gồm các tế bào hình bầu dục, xếp thưa để lại nhiều khoảng gian bào, chức năng chính là dự trữ và dinh dưỡng, dày 15-16µm, phía dưới mô mềm còn có 3-4 lớp tế bào mô dày xốp

gồm các tế bào xếp sít nhau, màng dày, ít có khoảng gian bào, tế bào hình tròn hoặc bầu dục chuyên hóa với chức năng cơ học.

Ngoài ra trên phiến lá còn có yếu tố thể cứng là những tế bào lớn có thành hóa gỗ, khoang tế bào hẹp, đó là thể cứng phân nhánh. Sự có mặt của thể cứng phân bố trong phiến lá đã làm cho phiến thêm cứng rắn ngoài yếu tố gân lá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và hoạt tính kháng khuẩn của loài cáp đài loan (capparis formosana hemsl ) ở tỉnh hà giang​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)