Hoạt tính kháng khuẩn của loài Cáp đài loan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và hoạt tính kháng khuẩn của loài cáp đài loan (capparis formosana hemsl ) ở tỉnh hà giang​ (Trang 40 - 45)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.4. Hoạt tính kháng khuẩn của loài Cáp đài loan

Kết quả về thử hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết cây Cáp đài loan ở các nồng độ khác nhau được thể hiện ở bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế của 4 chủng vi sinh vật

Mẫu Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

L. plantarum B. subtilis S. marcescens P. aeruginosa

M1 4,1 ± 1,1 2,2 ± 0,5 - 2,0 ± 0,5 M2 5,3 ± 0,6 5,1 ± 0,8 4,2 ± 1,2 5,5 ± 1,4 M3 - - 4,9 ± 0,4 2,5 ± 0,8 M4 - - - - M5 - - - - M6 - - - - M7 - - - - M8 - - - - M9 - - - - DMS - - - - H20 - - - -

Ghi chú: Đường kính vùng ức chế (ΔD) = D - d (với d=7,5mm). Các giá trị đường kính vùng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn được tính trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm.

(-): Vi khuẩn không bị ức chế.

Trong nghiên cứu ở đây, hoạt tính ức chế vi khuẩn được đánh giá qua vòng ức chế vi sinh vật được tạo ra xung quanh các giếng trên đĩa thạch có bổ sung dịch chiết thử. Quan sát kết quả thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy hoạt động các chất làm đối chứng hoàn toàn không có vòng ức chế vi sinh vật xuất hiện. Kết quả thử hoạt tính với 4 chủng vi sinh vật kiểm định cho thấy cao chiết bằng dung môi etanol của cây Cáp đài loan có khả năng ức chế 4 chủng vi sinh vật sau: Baccillus subtilis; Serratia marcescens; Lactobacillus plantarum; Pseudomonas aeruginosa.

- Dịch được chiết với etanol ở điều kiện thời gian là 24 giờ (M7, M8, M9) và 48 giờ (M4, M5, M6) không có hoạt tính kháng khuẩn.

- Dịch được chiết với etanol ở điều kiện thời gian là 72 giờ (M1, M2, M3):

1 2

3 4

Hình 4.5. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cây Cáp đài loan

1. Lactobacillus plantarum 2. Bacillus subtilis

3. Serratia marcescens 4. Pseudomonas aeruginosa

Đối với vi khuẩn L. plantarum (hình 4.5.1), vi khuẩn bị ức chế đối với dung môi có nồng độ 80g/l; 100g/l với hoạt tính ức chế yếu, đường kính vòng vô khuẩn từ 4,1-5,3mm. Vi khuẩn bị ức chế mạnh nhất bởi dịch chiết có nồng độ 100g/l. Dịch được chiết ở nồng độ 150g/l không có hoạt tính ức chế vi khuẩn.

DMS H2O M2 M3 M1 DMS M3 M2 M1 H2O DMS M1 H2O M2 M3 DMS M3 H2O M2 M1

Đối với vi khuẩn B. subtilis (hình 4.5.2), dịch chiết ở nồng độ 80g/l; 100g/l có hoạt tính ức chế yếu với khuẩn với đường kính vòng vô khuẩn từ 2,2- 5,1mm. Vi khuẩn bị ức chế mạnh nhất bởi dịch chiết có nồng độ 100g/l . Như vậy, đường kính vòng vô khuẩn tăng cùng với nồng độ của dịch chiết cây. Dịch được chiết ở nồng độ 150g/l không có hoạt tính ức chế vi khuẩn.

Đối với vi khuẩn S. marcescens (hình 4.5.3), dịch chiết có nồng độ 100g/l và 150g/l có vòng ức chế khuẩn với đường kính vòng vô khuẩn từ 4,2-4,9mm. Còn dịch chiết ở các nông độ 80g/l không có khả năng ức chế khuẩn. Hoạt tính ức chế vi khuẩn của dịch chiết yếu.

Đối với chủng P. aeruginosa (hình 4.5.4), dịch chiết ở các nồng độ 80g/l; 100g/l và 150g/l đều có hoạt tính ức chế khuẩn yếu với đường kính vòng vô khuẩn là 2,0-5,5mm. Vi khuẩn bị ức chế mạnh nhất bởi dịch chiết có nồng độ 100g/l.

Vậy dịch chiết với ethanol trong điều kiện thời gian 24 giờ và 48 giờ không có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn nghiên cứu. Dịch chiết trong thời gian 72 giờ có khả năng ức chế được 4 chủng vi sinh vật: S. marcescens; B. subtilis; L. plantarum; P. aeruginos và có hoạt tính ức chế mạnh nhất đối với chủng P. aeruginosa.

Dịch chiết có cùng một thời gian chiết với etanol, ở các nồng độ khác nhau lại có sự ức chế các chủng vi sinh vật khác nhau.

- Dịch được chiết với etanol ở điều kiện 72 giờ:

Dịch có nồng độ 80g/l (M1), có khả năng ức chế 3 chủng: Baccillus subtilis; Lactobacillus plantarum; Pseudomonas aeruginosa. Mẫu 1 có hoạt tính ức chế chủng Lactobacillus plantarum mạnh nhất, đường kính vòng vô khuẩn là 4,1mm.

Dịch có nồng độ 100g/l (M2), có khả năng ức chế 4 chủng: Baccillus subtilis; Serratia marcescens; Lactobacillus plantarum; Pseudomonas aeruginosa. Mẫu 2 có hoạt tính ức chế chủng P. aeruginosa mạnh nhất (đường kính vòng vô khuẩn là 5,5mm) và có khả năng ức chế yếu nhất đối với chủng S. marcescens (đường kính vòng vô khuẩn là 4,2mm).

Dịch chiết với nồng độ 150g/l (M3) có khả năng ức chế 2 chủng:

Serratia marcescens; Pseudomonas aeruginosa. Trong đó, khả năng ức chế chủng S. marcescens (đường kính vòng vô khuẩn là 4,9mm) mạnh hơn so với chủng P. aeruginosa (đường kính vòng vô khuẩn là 2,5mm) .

Như vậy, 2 chủng vi khuẩn gram dương Lactobacillus plantarum

Bacillus subtilis đều không có hoạt tính ở nồng độ dịch chiết 150mg/ml, có hoạt tính tăng dần từ nồng độ dịch chiết 80mg/ml đến nồng độ 100mg/ml. Chủng Serratia marcescens có hoạt tính ở dịch chiết 150mg/ml cao hơn ở nồng độ 100mg/ml. Chủng Pseudomonas aeruginosa có hoạt tính cao nhất ở nồng độ dịch chiết 100 mg/ml, thấp nhất ở nồng độ 150mg/ml. Dịch chiết từ cây Cáp đài loan có hoạt tính kháng khuẩn đối với cả 4 chủng vi khuẩn trên và nồng độ cao chiết khác nhau thì mức độ kháng khuẩn khác nhau. Nồng độ cao chiết 100mg/ml có hoạt tính kháng khuẩn ở tất cả các vi khuẩn thử nghiệm.

So sánh với hoạt tính kháng khuẩn của một số cây thuộc họ Màn màn: Dùi trống, Trứng cuốc, Màn màn tím, Màn màn vàng theo nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Huyền Chuyên [5], cho thấy 4 loài cây trong họ Màn màn chỉ có hoạt tính với 3 chủng vi khuẩn thử nghiệm, còn loài Cáp đài loan có hoạt tính với cả 4 chủng vi khuẩn thử nghiệm.

Kết quả này đã mở ra triển vọng nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các bộ phận khác của cây Cáp đài loan nhằm sử dụng có hiệu quả loài cây này.

Kết quả chúng tôi thu được là minh chứng khoa học giải thích cho kinh nghiệm dân gian sử dụng Cáp đài loan để chữa bệnh nhiễm khuẩn. Mặt khác, khả năng kháng khuẩn của loài Cáp đài loan chưa thấy có tác giả nào công bố. Do đó, việc phát hiện ra khả năng kháng vi khuẩn của loài Cáp đài loan có ý nghĩa quan trọng bổ sung dữ liệu nguồn cung cấp kháng sinh tự nhiên từ thực vật dùng trong y học và đời sống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên và hoạt tính kháng khuẩn của loài cáp đài loan (capparis formosana hemsl ) ở tỉnh hà giang​ (Trang 40 - 45)