1. Lactobacillus plantarum 2. Bacillus subtilis
3. Serratia marcescens 4. Pseudomonas aeruginosa
Đối với vi khuẩn L. plantarum (hình 4.5.1), vi khuẩn bị ức chế đối với dung môi có nồng độ 80g/l; 100g/l với hoạt tính ức chế yếu, đường kính vòng vô khuẩn từ 4,1-5,3mm. Vi khuẩn bị ức chế mạnh nhất bởi dịch chiết có nồng độ 100g/l. Dịch được chiết ở nồng độ 150g/l không có hoạt tính ức chế vi khuẩn.
DMS H2O M2 M3 M1 DMS M3 M2 M1 H2O DMS M1 H2O M2 M3 DMS M3 H2O M2 M1
Đối với vi khuẩn B. subtilis (hình 4.5.2), dịch chiết ở nồng độ 80g/l; 100g/l có hoạt tính ức chế yếu với khuẩn với đường kính vòng vô khuẩn từ 2,2- 5,1mm. Vi khuẩn bị ức chế mạnh nhất bởi dịch chiết có nồng độ 100g/l . Như vậy, đường kính vòng vô khuẩn tăng cùng với nồng độ của dịch chiết cây. Dịch được chiết ở nồng độ 150g/l không có hoạt tính ức chế vi khuẩn.
Đối với vi khuẩn S. marcescens (hình 4.5.3), dịch chiết có nồng độ 100g/l và 150g/l có vòng ức chế khuẩn với đường kính vòng vô khuẩn từ 4,2-4,9mm. Còn dịch chiết ở các nông độ 80g/l không có khả năng ức chế khuẩn. Hoạt tính ức chế vi khuẩn của dịch chiết yếu.
Đối với chủng P. aeruginosa (hình 4.5.4), dịch chiết ở các nồng độ 80g/l; 100g/l và 150g/l đều có hoạt tính ức chế khuẩn yếu với đường kính vòng vô khuẩn là 2,0-5,5mm. Vi khuẩn bị ức chế mạnh nhất bởi dịch chiết có nồng độ 100g/l.
Vậy dịch chiết với ethanol trong điều kiện thời gian 24 giờ và 48 giờ không có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn nghiên cứu. Dịch chiết trong thời gian 72 giờ có khả năng ức chế được 4 chủng vi sinh vật: S. marcescens; B. subtilis; L. plantarum; P. aeruginos và có hoạt tính ức chế mạnh nhất đối với chủng P. aeruginosa.
Dịch chiết có cùng một thời gian chiết với etanol, ở các nồng độ khác nhau lại có sự ức chế các chủng vi sinh vật khác nhau.
- Dịch được chiết với etanol ở điều kiện 72 giờ:
Dịch có nồng độ 80g/l (M1), có khả năng ức chế 3 chủng: Baccillus subtilis; Lactobacillus plantarum; Pseudomonas aeruginosa. Mẫu 1 có hoạt tính ức chế chủng Lactobacillus plantarum mạnh nhất, đường kính vòng vô khuẩn là 4,1mm.
Dịch có nồng độ 100g/l (M2), có khả năng ức chế 4 chủng: Baccillus subtilis; Serratia marcescens; Lactobacillus plantarum; Pseudomonas aeruginosa. Mẫu 2 có hoạt tính ức chế chủng P. aeruginosa mạnh nhất (đường kính vòng vô khuẩn là 5,5mm) và có khả năng ức chế yếu nhất đối với chủng S. marcescens (đường kính vòng vô khuẩn là 4,2mm).
Dịch chiết với nồng độ 150g/l (M3) có khả năng ức chế 2 chủng:
Serratia marcescens; Pseudomonas aeruginosa. Trong đó, khả năng ức chế chủng S. marcescens (đường kính vòng vô khuẩn là 4,9mm) mạnh hơn so với chủng P. aeruginosa (đường kính vòng vô khuẩn là 2,5mm) .
Như vậy, 2 chủng vi khuẩn gram dương Lactobacillus plantarum và
Bacillus subtilis đều không có hoạt tính ở nồng độ dịch chiết 150mg/ml, có hoạt tính tăng dần từ nồng độ dịch chiết 80mg/ml đến nồng độ 100mg/ml. Chủng Serratia marcescens có hoạt tính ở dịch chiết 150mg/ml cao hơn ở nồng độ 100mg/ml. Chủng Pseudomonas aeruginosa có hoạt tính cao nhất ở nồng độ dịch chiết 100 mg/ml, thấp nhất ở nồng độ 150mg/ml. Dịch chiết từ cây Cáp đài loan có hoạt tính kháng khuẩn đối với cả 4 chủng vi khuẩn trên và nồng độ cao chiết khác nhau thì mức độ kháng khuẩn khác nhau. Nồng độ cao chiết 100mg/ml có hoạt tính kháng khuẩn ở tất cả các vi khuẩn thử nghiệm.
So sánh với hoạt tính kháng khuẩn của một số cây thuộc họ Màn màn: Dùi trống, Trứng cuốc, Màn màn tím, Màn màn vàng theo nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Huyền Chuyên [5], cho thấy 4 loài cây trong họ Màn màn chỉ có hoạt tính với 3 chủng vi khuẩn thử nghiệm, còn loài Cáp đài loan có hoạt tính với cả 4 chủng vi khuẩn thử nghiệm.
Kết quả này đã mở ra triển vọng nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các bộ phận khác của cây Cáp đài loan nhằm sử dụng có hiệu quả loài cây này.
Kết quả chúng tôi thu được là minh chứng khoa học giải thích cho kinh nghiệm dân gian sử dụng Cáp đài loan để chữa bệnh nhiễm khuẩn. Mặt khác, khả năng kháng khuẩn của loài Cáp đài loan chưa thấy có tác giả nào công bố. Do đó, việc phát hiện ra khả năng kháng vi khuẩn của loài Cáp đài loan có ý nghĩa quan trọng bổ sung dữ liệu nguồn cung cấp kháng sinh tự nhiên từ thực vật dùng trong y học và đời sống.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Đã mô tả được đặc điểm hình thái ngoài, cấu tạo giải phẫu hiển vi thân, lá của loài nghiên cứu. Đặc điểm cấu tạo hiển vi thân, lá đều mang đặc điểm chung trong cấu tạo của cây hai lá mầm như: thân chia thành 2 phần rõ rệt (phần vỏ và phần trụ), lá có sự phân hóa thành mô giậu và mô xốp.
- Về phân bố: cây Cáp đài loan phân bố từ tọa độ: 230N10’41,5”-230N 10’44,5” vĩ độ Bắc; 1050E22’22,3”-1050E22’31,5” kinh độ Đông. Độ cao phân bố trung bình là 1.173,45m.
- Về mật độ và môi trường sống của loài Cáp đài loan: mật độ trung bình là 3.642 cây/ha. Cây sống ở những nơi rừng thưa, ven rừng, dọc đường đi, nơi có nhiều đá hiểm trở, cường độ ánh sáng cao, đất nghèo dinh dưỡng.
- Về khả năng tái sinh: loài Cáp đài loan có khả năng tái sinh chủ yếu từ hạt, chất lượng cây tái sinh tốt, mật độ tái sinh trung bình là 1.034 cây/ha.
- Về khả năng kháng khuẩn: dịch chiết của loài nghiên cứu đều có khả năng ức chế 4 chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum, Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa, Serratia marcescens. Nồng độ của dịch chiết có ảnh hưởng tới khả năng kháng khuẩn.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục điều tra nghiên cứu về mật độ, phân bố của loài Cáp đài loan trên toàn địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm cung cấp đầy đủ dữ liệu về mật độ và phân bố của loài này trên toàn địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Tiếp tục nghiên cứu và phân tích sâu hơn hoạt tính sinh học của loài Cáp đài loan trên nhiều đối tượng vi sinh vật để cung cấp những dữ liệu ban đầu về hoạt tính làm thuốc của loài thực vật này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đào Thị Kim Anh, Trương Thị Đẹp, Nguyễn Tú Anh (2014), “Khảo sát tác dụng kháng vi sinh vật của cây Lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.)) Solms”, Tạp chí Dược học, (10), tr. 54-56, Hà Nội.
2. Nguyễn Bá (1974), Hình thái học Thực Vật, tập 1, 2, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
3. Nguyễn Tiến Bân & V. I. Dorofeev (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
5. Đinh Thị Huyền Chuyên (2017), Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, hoạt tính kháng khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài cây thuốc thuộc họ Màn màn (Capparaceae Juss.) ở tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
6. Huỳnh Kim Diệu (2011), “Đánh giá đặc tính thuần chủng và hoạt tính kháng khuẩn của lá Tràm (Melaleuca leucadendra)”, Tạp chí Khoa học, tập 19a, tr. 143-148, Cần Thơ.
7. Võ Đại Hải (2010), “ Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (Schima wallichii Choisy) ở các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”. Tạp chí khoa học lâm nghiệp, (4), tr.72-76. 8. Nguyễn Thị Hằng, Trần Thị Thanh Xuân (2015), “Hoạt tính kháng khuẩn
và kháng ung thư của loài Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.)”, Tạp chí khoa học ĐHSP. TPHCM, 70 (5), TP. Hồ Chí Minh.
9. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 10. Hồ Thị Thanh Huyền (2014), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần
hóa học và một số tác dụng sinh học của cây gạo (Bombax malabaricum
11. Đoàn Thái Hưng, Nghiêm Đức Trọng, Nguyễn Quỳnh Nga, Mai Thị Phượng, Nguyễn Minh Khởi, Phương Thiện Thương (2016), “Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây thuốc Viễn chí hoa vàng (Polygala arillata
Buch.- Ham. ex D. Don)”, Tạp chí Dược học, (4), tr. 56-58, Hà Nội.
12.Võ Thị Mai Hương, Trần Thanh Phong (2013), “Một số đặc trưng hoá sinh và khả năng kháng khuẩn của dịch chiết quả Nhàu (Morinda citrifolia L.)”,
Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5,
tr. 1073-1078, Hà Nội.
13.Nguyễn Thị Hoàng Lan, Bùi Quang Thuật, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Thị Ngọc Duyên (2015), “Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13 (2), tr. 245-250.
14.Huỳnh Lời, Trần Thị Bảo Châu, Trần Hùng (2011), “Nghiên cứu về cây Nữ lang hardwicke I, Khảo sát thực vật học cây Nữ lang hardwicke (Valeriana hardwickii Wall. Valerianaceae)”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15, tr. 612-616, TP. Hồ Chí Minh.
15.Phạm Văn Ngọt, Phạm Xuân Bằng, Quách Văn Toàn Em (2015), “Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây ngập mặn ở khu dự trữ sinh quyển Cần giờ”, Tạp chí Khoa học, ĐHSP TPHCM , 70 (5), tr.140-148. 16.Lê Đình Phương (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và kỹ
thuật gieo ươm loài Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.
17.Hoàng Thị Sản (2004), Hình thái - giải phẫu học thực vật , tr.77-82, Nxb. Đại học Sư phạm.
18. Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé (2009), Thực hành phân loại thực vật, tr.
19.Đái Thị Xuân Trang, Lâm Hồng Bảo Ngọc và Võ Thị Tú Anh (2015), “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao methanol cây Hà Thủ Ô trắng (Streptocaulon juventas Merr.)”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, (40).
20. Nguyễn Minh Trí (2009), “ Tìm hiểu một vài đặc điểm về hình thái - giải phẫu và sinh trưởng của cây Hương bài ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, (55), Nxb. Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
21.Phạm Quốc Tuấn (2015), Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Lạc tân phụ (Astilbe rivularis Buch.- Ham. Ex D.Don, họ Saxifragaceae), Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
22. Hà Thị Tuyết, Lượng Quang Hiệp, Nguyễn Thị Phú (2013), Nghiên cứu đặc điểm thực vật học và ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật tới việc nhân trồng cây Cát cánh (Platycodon grandiflorum) tại Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
23. Nguyễn Trung Tường, Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Xuân Nhiệm (2016) “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học loài Thuốc thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban)”, Tạp chí Dược học, (4), tr. 56-59, Hà Nội.
II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
24.Bose A., Gupta J.K., Dash G.K., Ghosh T., Si S., Panda D.S. (2007), “Diuretic and antibacterial activity of aqueous extract of Cleome rutidosperma DC.”, Indian Journal Pharmary Science, 69(2), pp. 292-294. 25.Bose A., Mondal S., Gupta J.K., Ghosh T., Si S., Debbhuti D. (2007), “A
study on antimicrobial activity of Cleome rutidosperma DC”, J. Nat. Rem., 7(1), pp. 132-134.
26. Chakraborty A.K., Charde M.S., Roy H., Bhanja S., Behera M. (2010), “Comparative study of antioxidant activity between ethanolic and aqueous extract of Cleome rutidosperma”, International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 1(11), pp. 112-116.
27.Dey P.S.A., Manavalan R. (2009), “Effect of the methanolic extract of
Cleome chelidonii on drug metabolizing enzymes, antioxidant status, chemomodulatory efficacy in mice”, Journal of Basic and Applied Sciences, 5(1), pp. 37-46.
28.Jacobs M. (1965), Blumea, 12(3): 497, Holland.
29.Liu T. S., Liao J. C. & Huang T. C. (1994), Flora of Taiwan, 2(3): 738. Taipei, Taiwan.
30.Mondal S., Dash G.K., Acharyya S., Brahma D.K. (2009), “Analgesic, anti - inflammatory and antipyretic studies of Cleome rutidosperma DC. roots”,
Journal of Pharmacy Research, 2(5), pp. 819-822.
31.Zhang M. L & Tucker G. C. (2008), Flora of China, 7: 444. Missouri Botanical Garden Press.
III. TRANG WEB THAM KHẢO
32.https://caonguyen-da.blogspot.com/2011/06/ieu-kien-tu-nhien-tinh-ha- giang.html.
33. http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonnnt/Pages/Nghien-cuu-dac-diem- tai-sinh-tu-nhien-cua-cay-Luoi-uoi-Scaphium-macropodim-duoi-tan-rung-kin- thuong-xanh-tren-nui-thap-tai-.aspx.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU NGOÀI THỰC ĐỊA
Khu vực nghiên cứu
Han voi (Dendrocnide urentissima) Ráy leo (Pothos chinensis)