Tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh bắc thăng long (Trang 40)

1.3 Kinh nghiệm quản trị RRTD tại một số NHTM

1.3.1 Tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Với những khó khăn trên thị trường tài chính gần đây, nhiều ngân hàng đã bộc lộ rõ yếu kém về kiểm soát RRTD, rủi ro hệ thống,…. Thực tế này buộc các ngân hàng phải nâng cao khả năng quản trị rủi ro.

Một trong những “bảo bối” được khuyến cáo áp dụng là mô hình ba tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn ngân hàng.

Trên thực tế, rủi ro ngân hàng khá đa dạng, với ba loại rủi ro chính là RRTD, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, trong đó, rủi ro hoạt động gồm có: rủi ro pháp lý, rủi ro tuân thủ, rủi ro hệ thống, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro về tài sản, rủi ro về con người,….

Tại Việt Nam, một trong những hệ thống quản trị rủi ro được một số ngân hàng áp dụng thành công và được các chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng rộng rãi là mô hình ba tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn ngân hàng.

Ưu việt của mô hình ba tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn ngân hàng là tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia quá trình quản trị rủi ro. Do vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu.

Techcombank đã xây dựng mô hình ba tuyến phòng thủ. Trong đó, tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở. Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.

Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục,…; giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ,….

Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên việc đánh giá hai tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan.

Mô hình phòng thủ trên, nói thì rất đơn giản, nhưng theo các chuyên gia, để vận hành thành công, đòi hỏi phải đầu tư rất lớn cả về tiền bạc lẫn thời gian. Điều

quan trọng là, để thực hiện thành công, đòi hỏi phải có sự tuân thủ đầu tiên từ lãnh đạo ngân hàng, bởi không ít người ngại những quy định rối rắm trong quản trị rủi ro làm cản ngân hàng chớp những cơ hội kinh doanh tốt.

Đánh giá về hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại Techcombank: Sau một thời gian tuân thủ nghiêm ngặt mô hình quản trị phòng thủ ba lớp tại Ngân hàng là các chuẩn mực an toàn đã được tuân thủ và dần tiệm cận các chuẩn mực quản trị tiên tiến trên thế giới, đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng. Mỗi cá nhân, từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ, đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Tức là, quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống, chứ không phải là trách nhiệm riêng của khối quản trị rủi ro.

1.3.2 Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

VPBank trong vài năm gần đây trở thành hiện tượng của ngành ngân hàng Việt Nam nhờ sở hữu Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit), công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đang bùng nổ. Khi ngân hàng IPO và niêm yết trên thị trường năm ngoái, VPBank được đánh giá là một trong các ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất trên các thị trường cận biên của thế giới và khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng với đặc thù các khoản vay nhỏ, không có tài sản đảm bảo luôn tiềm ẩn rủi ro phát sinh nợ xấu cao. Thực tế, con số nợ xấu 6% được FE Credit công bố cao gấp đôi so với tỷ lệ nợ xấu chuẩn là 3% tại các ngân hàng.

Dù nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào VPBank nhưng không ít nhà đầu tư lo ngại VPBank đang tăng trưởng nóng và tiềm ẩn quả nhiều rủi ro. Đặc biệt thời gian gần đây, cổ phiếu VPB mất giá đến 34%, mức giảm mạnh nhất kể từ khi được niêm yết trên HOSE.

Với quy mô cho vay các nhân hàng chục nghìn tỷ đồng với hàng triệu khoản vay, hệ thống quản trị rủi ro của VPBank được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

VPBank quản lý rủi ro bằng một mô hình chấm điểm tín dụng riêng biệt, được xây dựng từ nhiều mô hình kinh tế lượng.

Lãnh đạo của ngân hàng cho biết cách thức sử dụng mô hình quản lý RRTD của VPBank không có nhiều khác biệt với các ngân hàng khác. Những yếu tố khác biệt không được chia sẻ do vấn đề bảo mật, nhưng trong đó, Big data – hệ thống dữ liệu khổng lồ - được tiết lộ chính là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên hiệu quả của mô hình này.

Người đứng đầu khối Quản trị rủi ro của VPBank cũng nhấn mạnh, việc quản lý RRTD không kết thúc ở việc xây dựng mô hình và đưa ra kết quả bước đầu mà ngân hàng phải luôn theo dõi và điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của nhiều biến số ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, mô hình cũng chỉ là một trong những công cụ trong việc đánh giá khách hàng. Để xét duyệt một khoản vay, ngân hàng phải kết hợp thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC, gọi điện cho khách hàng và các nghiệp vụ đặc biệt để có đánh giá toàn diện nhất về khách hàng.

Tổng Giám đốc FE Credit, ông Kalidas Ghose trong một cuộc phỏng vấn cũng cho biết: “Big Data thực sự là nền tảng cơ bản của các mô hình kinh doanh bán lẻ, các mô hình vận hành và trong mỗi khía cạnh khác tại FE Credit. Hiện tại chúng tôi đang ứng dụng Big Data để đưa ra các quyết định phù hợp và chiến lược hơn”.

Công ty này cho biết đang sở hữu nguồn cơ sở dữ liệu khách hàng lớn nhất trong số các tổ chức tín dụng tại Việt Nam với 7 triệu khách hàng.

Theo số liệu từ StoxPlus, FE Credit đang dẫn đầu thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam với gần 50% thị phần. Đặc biệt, thời gian xét duyệt, giải ngân các khoản vay nhỏ có thể diễn ra trong vòng vài phút. Có thể làm nhanh như vậy là nhờ Big Data. Được biết, vào thời điểm cao nhất có tới 25% khách hàng do dữ liệu lớn cung cấp được tiếp cận tín dụng thành công.

1.3.3 Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Với mục tiêu trở thành ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất Việt Nam, đáp ứng yêu cầu Basel II, Ngân hàng đã triển khai nhiều dự án quan trọng nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo kiểm soát có hiệu quả các rủi ro chính. Đến hết năm 2017, Ngân hàng đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng và củng cố cơ cấu quản

trị rủi ro từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các bộ phận quản lý rủi ro tại Trụ sở chính đến hệ thống các chốt kiểm soát trong từng quy trình, bộ phận nghiệp vụ để kiểm soát, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động; cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đã được hoàn thiện theo mô hình ba vòng bảo vệ, phù hợp với thông lệ tại các ngân hàng trong khu vực.

Ngân hàng triển khai nhiều dự án/ sáng kiến quan trọng thuộc chương trình Basel II, chương trình chuyển đổi mô hình tín dụng bán buôn (CTOM), dự án Hoàn thiện Khung quản lý rủi ro thị trường, dự án Xây dựng và Triển khai Khung Quản lý Rủi ro Gian lận, triển khai đề án phát triển công nghệ thông tin đến năm 2020, thực hiện dự án nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking), hệ thống tài trợ thương mại, hệ thống cảnh báo sớm RRTD, hệ thống thông tin khởi tạo khoản vay (LOS), xây dựng mô hình lượng hóa RRTD (mô hình PD), chuyển đổi và tập trung thẩm quyền phê duyệt tín dụng về Trụ sở chính.

Ngân hàng tập trung nguồn lực cho công tác quản tr ị rủi ro, bước đầu thực hiện quản tr ị rủi ro một cách toàn diện theo chuẩn mực qu ốc tế thông qua nghiên cứu triển khai Hiệp ước vốn Basel II:

 Triển khai dự án chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng theo hướng tập trung nhằm hạn chế rủi ro phát sinh cũng như đẩy mạnh công tác bán hàng thông qua phân tách độc lập giữa các chức năng Bán hàng, Phê duyệt, Quản lí nợ và Quản lý rủi ro, giảm dần phê duyệt của chi nhánh tiến tới thực hiện tập trung hóa;

 Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tập trung tại Trụ sở chính theo đúng quy định của pháp luật cũng như thông lệ quản trị, triển khai tích cực các sáng kiến theo Hiệp ước vốn Basel II;

 Kiện toàn và nâng cao hiệu quả của chức năng kiểm tra, kiểm toán, giám sát theo thông lệ quốc tế tốt nhất: duy trì và tăng cường công tác giám sát, theo dõi từ xa đối với các hoạt động kinh doanh tại các đơn vị trên toàn hệ thống; áp dụng các ứng dụng CNTT, đưa vào áp dụng các chương trình cảnh báo sớm nhằm hạn chế và kịp thời phát hiện rủi ro;

 Công tác kiểm soát chất lượng tín dụng được đặc biệt chú trọng nhờ chỉ đạo thống nhất, quyết liệt từ Trụ sở chính và nỗ lực của các chi nhánh trong toàn hệ thống.

Ngân hàng đã kiểm soát hiệu quả RRTD trong toàn hệ thống, nâng cao chất lượng tín dụng. Tính đến 31/12/2018, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng là 0,97% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng.

1.3.4 Một số bài học rút ra

Từ kinh nghiệm quản trị RRTD tại một số NHTM, tác giả nhận thấy m ô hình quản trị RRTD hiê ̣n đa ̣i thì cần phải dựa trên ba nhân tố: những nhân viên từ các cơ sở của chính ngân hàng “như mô ̣t nền tảng” , bô ̣ phâ ̣n quản tri ̣ rủi ro và sau cùng là bô ̣ phâ ̣n kiểm soát nô ̣i bô ̣. Ngân hàng cần phải truyền bá một thông lệ và chuẩn hóa mạnh mẽ để có thể đưa việc quản trị RRTD về mọi cấp , các nhân viên phải trở thành những nhà quản trị rủi ro.

Tiếp đến, mô hình quản tri ̣ RRTD các NHTM Viê ̣t Nam nói chung và NHCT Viê ̣t Nam nói r iêng được khuyến nghi ̣ nên áp du ̣ng là mô hình quản tri ̣ RRTD tâ ̣p trung để nhằm hạn chế rủi ro phát sinh cũng như đẩy mạnh công tác bán hàng thông qua phân tách độc lập giữa các chức năng Bán hàng, Phê duyệt, Quản lí nợ và Quản lý rủi ro, giảm dần phê duyệt của chi nhánh tiến tới thực hiện tập trung hóa.

Cuối cùng, mô ̣t bài ho ̣c nữa trong công tác quản trị RRTD nên được xem xét áp dụng đó là viê ̣c quản trị RRTD được thực hiê ̣n thông qua mô hình ch ấm điểm tín dụng được xây dựng từ nhiều mô hình kinh tế lượng. Quản trị RRTD không k ết thúc ở việc xây dựng mô hình và đưa ra kết quả bước đầu mà ngân hàng phải luôn theo dõi và điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của nhiều biến số ảnh hưởng. Bên cạnh đó, mô hình cũng chỉ là một trong những công cụ trong việc đánh giá khách hàng. Để xét duyệt một khoản vay, ngân hàng phải kết hợp thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC, gọi điện cho khách hàng và các nghiệp vụ đặc biệt để có đánh giá toàn diện nhất về khách hàng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Đến nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề quản trị RRTD tại NHCT và các chi nhánh trong hệ thống NHCT. Tuy nhiên, đề tài “Quản trị rủi

ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi ệt Nam – Chi nhánh Bắc Thăng Long” không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố.

Chương 1 luận văn đã xây dựng khung lý luận về rủi ro, những khái niệm và phân loại được RRTD, chỉ ra được nguyên nhân của RRTD, quy trình quản trị RRTD,… để khảo cứu phục vụ cho việc đánh giá thực tiễn hoạt động quản trị RRTD ở một ngân hàng cụ thể là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long.

Đồng thời, chương này cũng đã nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm quản trị RRTD ở một số NHTM trong nước, từ đó rút ra được những bài học bổ ích cho công tác quản trị RRTD ở các NHTM Việt Nam nói chung và cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long nói riêng.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong quá trình thu thập và xử lý thông tin thì quá trình thu thập thông tin đóng vai trò rất quan trọng, bởi nếu không thu thập thông tin thì không có thông tin để xử lý, hoặc nếu có thông tin nhưng không đúng phương pháp thì khi xử lý thông tin cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Dữ liệu trong luận văn của tác giả là các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại các thời điểm cuối năm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long.

2.1.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.1.2.1 Phương pháp xử lý số liệu

- Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: đầy đủ, chính xác và lôgic.

- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp lại. - Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm excel.

2.1.2.2 Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp so sánh

Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất để xác minh mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau như ở các thời điểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.

Căn cứ vào tình hình thực hiện các chỉ tiêu của Chi nhánh Bắc Thăng Long, ta so sánh với chỉ tiêu kế hoạch đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao. Để tiến hành so sánh ta tính toán tỷ lệ phần trăm (%) thực hiện so với kế hoạch.

So sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu (dư nợ tín dụng, thu hồi nợ xấu,…) so với kế hoạch giúp ta đánh giá quá trình thực hiện để từ đó phát hiện những tồn tại, vướng mắc, đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị RRTD.

So sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu của các năm giúp ta phân tích được mức độ tăng giảm của hoạt động tín dụng theo từng phân khúc khách hàng. Đây là cơ sở để đưa ra những tồn tại trong hoạt động quản trị RRTD.

b. Phương pháp phân tích tổng hợp:

Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn nhằm phân tích và tổng hợp những đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh bắc thăng long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)