1.3 Kinh nghiệm quản trị RRTD tại một số NHTM
1.3.3 Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Với mục tiêu trở thành ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất Việt Nam, đáp ứng yêu cầu Basel II, Ngân hàng đã triển khai nhiều dự án quan trọng nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo kiểm soát có hiệu quả các rủi ro chính. Đến hết năm 2017, Ngân hàng đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng và củng cố cơ cấu quản
trị rủi ro từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các bộ phận quản lý rủi ro tại Trụ sở chính đến hệ thống các chốt kiểm soát trong từng quy trình, bộ phận nghiệp vụ để kiểm soát, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động; cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đã được hoàn thiện theo mô hình ba vòng bảo vệ, phù hợp với thông lệ tại các ngân hàng trong khu vực.
Ngân hàng triển khai nhiều dự án/ sáng kiến quan trọng thuộc chương trình Basel II, chương trình chuyển đổi mô hình tín dụng bán buôn (CTOM), dự án Hoàn thiện Khung quản lý rủi ro thị trường, dự án Xây dựng và Triển khai Khung Quản lý Rủi ro Gian lận, triển khai đề án phát triển công nghệ thông tin đến năm 2020, thực hiện dự án nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking), hệ thống tài trợ thương mại, hệ thống cảnh báo sớm RRTD, hệ thống thông tin khởi tạo khoản vay (LOS), xây dựng mô hình lượng hóa RRTD (mô hình PD), chuyển đổi và tập trung thẩm quyền phê duyệt tín dụng về Trụ sở chính.
Ngân hàng tập trung nguồn lực cho công tác quản tr ị rủi ro, bước đầu thực hiện quản tr ị rủi ro một cách toàn diện theo chuẩn mực qu ốc tế thông qua nghiên cứu triển khai Hiệp ước vốn Basel II:
Triển khai dự án chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng theo hướng tập trung nhằm hạn chế rủi ro phát sinh cũng như đẩy mạnh công tác bán hàng thông qua phân tách độc lập giữa các chức năng Bán hàng, Phê duyệt, Quản lí nợ và Quản lý rủi ro, giảm dần phê duyệt của chi nhánh tiến tới thực hiện tập trung hóa;
Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tập trung tại Trụ sở chính theo đúng quy định của pháp luật cũng như thông lệ quản trị, triển khai tích cực các sáng kiến theo Hiệp ước vốn Basel II;
Kiện toàn và nâng cao hiệu quả của chức năng kiểm tra, kiểm toán, giám sát theo thông lệ quốc tế tốt nhất: duy trì và tăng cường công tác giám sát, theo dõi từ xa đối với các hoạt động kinh doanh tại các đơn vị trên toàn hệ thống; áp dụng các ứng dụng CNTT, đưa vào áp dụng các chương trình cảnh báo sớm nhằm hạn chế và kịp thời phát hiện rủi ro;
Công tác kiểm soát chất lượng tín dụng được đặc biệt chú trọng nhờ chỉ đạo thống nhất, quyết liệt từ Trụ sở chính và nỗ lực của các chi nhánh trong toàn hệ thống.
Ngân hàng đã kiểm soát hiệu quả RRTD trong toàn hệ thống, nâng cao chất lượng tín dụng. Tính đến 31/12/2018, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng là 0,97% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng.