CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
2.2. Thiết kế luận văn
2.2.1 Khung nghiên cứu
a. Khung lý thuyết: Luận văn cần nêu được cơ sở lý luận làm nền tảng cho vấn đề được đưa ra để nghiên cứu. Theo đó, khung lý thuyết trong luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị RRTD tại NHTM.
b. Khung phân tích: Trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu đã được nêu ở trên và kết hợp với việc thu thập thêm thông tin, số liệu để có thể đưa ra được những đánh giá, phân tích thực trạng của vấn đề đang được nghiên cứu.
2.2.2 Các bước triển khai
Tác giả thực hiện Luận văn lần lượt theo các bước nghiên cứu như sau:
- Bước 1: Tiến hành lựa chọn đề tài, xác định đối tượng, nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu:
Từ thực trạng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long vừa trải qua giai đoạn năm năm thành lập và đi vào hoạt động với
nhiều khó khăn và vất vả do địa bàn kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh là trên địa bàn huyện Sóc Sơn - một huyện nghèo của Thành phố Hà Nội. Để có thể hoạt động an toàn và hiệu quả, Chi nhánh đã chú trọng trong công tác quản trị RRTD và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD của Chi nhánh nhằm tăng cường an toàn hoạt động kinh doanh, bảo toàn vốn cho Chi nhánh cũng như cho hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng ta ̣i Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long”.
Sau khi lựa chọn được đề tài, tác giả tiến hành tìm hiểu các công trình, đề tài khoa học có liên quan đến đề tài, học hỏi và tìm ra những khoảng trống chưa nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đó để tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào những nghiên cứu mà còn thiếu sót đó.
- Bước 2: Lập kế hoạch sơ bộ cho công tác nghiên cứu và lên đề cương sơ bộ cho đề tài nghiên cứu
- Bước 3: Triển khai kế hoạch nghiên cứu:
Để hệ thống hóa được cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, tác giả chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; giáo trình nghiên cứu đề tài khoa học, các bài viết, các luận văn thạc sĩ.
Để có thể nghiên cứu thực trạng của vấn đề nghiên cứu, cụ thể là tại Chi nhánh Bắc Thăng Long, tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long trong giai đoạn 2016 - 2018. Tác giả thu thập số
liệu thứ cấp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Thăng
Long. Các số liệu này đã được xử lý bằng phần mềm Excel và Word.
Trên cơ sở thực trạng đã được đưa ra, tác giả tìm ra những vấn đề còn hạn chế
trong công tác quản trị RRTD tại Chi nhánh Bắc Thăng Long, để từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH BẮC THĂNG LONG
3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long
Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập ngày 26/07/1988 (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng) sau khi tách ra từ một bộ phận của NHNN.
Đến ngày 14/11/1990, chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng, khẳng định Ngân hàng Công thương là một NHTM có các thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập. Công tác quản trị và điều hành được đổi mới, thực hiện vai trò quản lý, điều hành tập trung về hội sở chính.
Ngày 27/03/1993, thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đến ngày 21/09/1996, Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty nhà nước (theo Quyết định 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN).
Ngày 23/09/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg.
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiếp tục là một trong các doanh nghiệp dẫn đầu ngành ngân hàng về lợi nhuận, có quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ lớn nhất trong khối NHTM cổ phần. Đến nay, toàn hệ thống đã có trên 24.000 cán bộ, nhân viên làm việc ở Trụ sở chính, 2 Văn phòng Đại diện, 9 đơn vị sự nghiệp, 155 Chi nhánh cùng gần 1.000 Phòng giao dịch. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam không chỉ có ở trong nước mà đã thành lập Ngân hàng 100% vốn tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đặt 2 Chi nhánh tại Cộng hòa Liên bang Đức và lập Văn phòng Đại diện tại Cộng hòa Liên
bang Myanmar. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hiện có quan hệ đại lý với hơn 1.000 Ngân hàng tại trên 90 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn tham gia góp vốn vào Ngân hàng liên doanh IndovinaBank (Ngân hàng liên doanh hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam) và có một số công ty trực thuộc.
Ngày 22/04/2013, được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN Việt Nam, NHCT đã thành lập Chi nhánh Bắc Thăng Long có trụ sở tại Số 2, Khu đô thị mới, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Chi nhánh được thành lập nằm trong định hướng mở rộng mạng lưới kinh doanh của NHCT trên địa bàn cả nước. Địa bàn kinh doanh của Chi nhánh không thuận lợi do huyện Sóc Sơn là huyện ngoại thành, trung du miền núi, xa trung tâm, dân trí thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, các ngành kinh tế khác còn nhỏ và manh mún. Tuy nhiên, Chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao chất lượng dịch vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được NHCT giao.
Hiện tại, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh như sau:
- Ban giám đốc: 03 người, trong đó có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
- Các phòng ban chức năng: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Bán lẻ Phòng Kế toán Phòng Kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính Phòng Hỗ trợ tín dụng - Các phòng giao dịch trực thuộc Phòng giao dịch Bắc Hà Phòng giao dịch Phú Minh Phòng giao dịch Phố Nỷ
Phòng giao dịch Sân bay quốc tế Nội Bài Phòng giao dịch Khu công nghiệp Nội Bài
- Quỹ tiết kiệm: Là đơn vị trực thuộc Chi nhánh, có chức năng huy động tiền
gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá.
- Tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ chi nhánh: trực thuộc Phòng Kiểm tra, kiểm
soát nội bộ tại Trụ sở chính và hoạt động độc lập với Chi nhánh.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Chi nhánh Bắc Thăng Long giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Số tiền Số tiền % So với 2016 Số tiền % So với 2017 1 Tổng doanh thu 156.8 180.2 14.9 231.7 28.6
2 Tổng chi phí 124.1 133.1 7.3 166.5 25.1
3 Lợi nhuận trước
thuế 32.6 47.1 44.5 65.2 38.4
4 Lợi nhuận trước
thuế/ người 0.616 0.673 9.3 0.767 14
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Ban đầu, khi NHCT Chi nhánh Bắc Thăng Long thành lập, số dư tín dụng cũng như huy động vốn đều từ con số 0, chi phí hoạt động tương đối lớn, cơ cấu nhân sự chưa đầy đủ và với hơn một nửa là nhân viên chưa có kinh nghiệm, hoạt động trên một thị trường mới, khó khăn trong phát triển các sản phẩm, dịch vụ cũng như tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, nhờ định hướng kinh doanh đúng đắn, Chi nhánh đã có lãi ngay từ năm đầu tiên và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm sau.
Lợi nhuận trước thuế năm 2016 đạt 32.6 tỷ đồng, năm 2017 là 47.1 tỷ đồng và đến năm 2018 là 65.2 tỷ đồng, tăng 38.4% so với năm 2017.
Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người cũng tăng mạnh. Lợi nhuận trước thuế/người qua các năm 2016 - 2018 lần lượt đạt 616, 673 và 767 triệu đồng.
3.2. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Bắc thăng Long
3.2.1 Chính sách tín dụng
Bảng 3.2: Hoạt động tín dụng của NHCT Chi nhánh Bắc Thăng Long giai đoạn
2016 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
2016 2017 2018
Số tiền Số tiền % So với
2016 Số tiền
% So với 2017
1 Dư nợ cho vay 1,531 2,058 34.4 2,628 27.7
2 Số dư bảo lãnh 34 130 282.4 164 26.2
3
Số dư phát hành
L/C 11 26 136.4 57.9 122.7
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Hoạt động tín dụng của NHCT Chi nhánh Bắc Thăng Long trong thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, cụ thể:
Năm 2016, dư nợ cho vay đạt 1,531 tỷ đồng. Năm 2017 là 2,058 tỷ đồng, tăng 34.4% so với 2016. Dư nợ cho vay đến cuối năm 2018 đạt 2,628 tỷ đồng, tăng 27.7% so với năm 2017.
Số dư bảo lãnh đến cuối năm 2016 đạt 34 tỷ đồng, năm 2017 là 130 tỷ đồng và năm 2018 là 164 tỷ đồng (tăng 26.2% so với cuối năm 2017).
Số dư phát hành L/C còn khá khiêm tốn so với quy mô cho vay. Năm 2016, số dư phát hành L/C đạt 11 tỷ đồng; năm 2017 là 26 tỷ đồng và đến năm 2018 là 57.9 tỷ đồng.
Năm 2019 được dự báo tiếp tục là năm nhiều thách thức, nhưng cũng có nhiều cơ hội đối với hoạt động ngân hàng. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt và thay đổi nhanh chóng; việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là rất cấp bách và còn có khó khăn nhất định; dư địa tăng trưởng về quy mô không có nhiều; mục tiêu kinh doanh năm 2019 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và phát triển bền vững, tập trung tăng trưởng bứt phá về hiệu quả thông qua quản trị
tốt chất lượng tăng trưởng, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh doanh và cơ cấu thu nhập, quản trị tốt chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí. Bám sát theo sự chỉ đạo và định hướng phát triển của Ban Lãnh đạo, NHCT Chi nhánh Bắc Thăng Long đã đưa ra chính sách tín dụng cụ thể như sau:
- Tăng trưởng tín dụng bền vững, có chọn lọc gắn với hiệu quả, áp dụng mức lãi suất/ phí phù hợp với mức độ rủi ro của khoản tín dụng để cân đối giữa lợi ích thu được với Tài sản tính theo rủi ro tín dụng. Cùng với tăng trưởng tín dụng cần gắn với việc khuyến khích khách hàng sử dụng đa dạng, trọn gói các sản phẩm, dịch vụ khác của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Chính sách, sản phẩm tín dụng phải phù hợp với đặc thù, hành vi tiêu dùng từng khu vực, đặc biệt đối với các phân khúc khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy mạnh cấp tín dụng theo chuỗi liên kết khép kín, bán chéo sản phẩm giữa các bộ phận, phòng ban.
- Ưu tiên tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ (gồm nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, xuất khẩu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, du lịch,…), các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, năng lượng,…; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp/cá nhân.
- Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán,…; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng. Kiểm soát cơ cấu cho vay ngoại tệ phù hợp với định hướng và quy định cho vay ngoại tệ của NHNN.
- Tăng cường kiểm soát, rút giảm dư nợ đối với các doanh nghiệp yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu, có nguy cơ bị thôn tính.
- Tích cực xử lý nợ có vấn đề (bao gồm nợ nhóm 2, nợ xấu): Đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề. Xây dựng và bám sát kế hoạch xử lý nợ có vấn đề theo từng tháng, quý, đặc biệt bám sát phương án xử lý đối với từng khoản nợ để thực hiện. Tích cực xử lý các khoản nợ có vấn đề áp dụng theo nghị quyết 42. Bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, chủ động nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch xử lý tín dụng phù hợp, chủ động, phòng ngừa rủi ro.
3.2.2 Cơ cấu tín dụng
a. Cơ cấu cho vay theo đối tươ ̣ng khách hàng
Bảng 3.3: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của NHCT Chi nhánh Bắc Thăng Long giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vi ̣: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % So với 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) % So với 2017 1 Cho vay KHDN 1,303 85.1 1,777 86.3 36.4 2,208 84 24.3 1.1 Cho vay KHDNL 1,041 68.0 1,361 66.1 30.7 1,422 54.1 4.5 1.2 Cho vay KHDN VVN 262 17.1 416 20.2 58.8 786 29.9 88.9 2 Cho vay KHCN 228 14.9 281 13.7 23.2 420 16 49.5 Tổng 1,531 100 2,058 100 34.4 2,628 100 27.7
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Nhìn vào bảng ta có thể thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng trên 80% tổng dư nợ qua các năm), trong đó: Cho vay KHDNL chiếm tỷ trọng rất lớn (năm 2018 là 1,422 tỷ đồng, tương đương 54.1% tổng dư nợ), cho vay KHDN VVN đạt 786 tỷ đồng, chiếm 29.9% tổng dư nợ. Các KHDNL có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh như Công ty TNHH MTV cơ khí 17, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia, Công ty TNHH dây và cáp điện Yên Viên, Công ty TNHH Một thành viên CADIVI Miền Bắc, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội,...
Đến năm 2018, cho vay KHCN của Chi nhánh là 420 tỷ đồng, tương đương 16% tổng dư nợ cho vay.
Cho vay KHDN VVN và KHCN còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng dư nợ, một phần do kinh tế trên địa bàn còn yếu, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, nhu
cầu tín dụng còn thấp và các khách hàng đã có mối quan hệ tín dụng lâu dài với các ngân hàng khác trên địa bàn đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp (chiếm hơn 50% thị phần), Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam,…. Tuy nhiên, Chi nhánh đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động marketing, tiếp cận KHDN VVN và KHCN tiềm năng, có chính sách ưu đãi lãi suất, giảm phí giao dịch với mục tiêu thu hút khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao thị phần cấp tín dụng trên địa bàn trong thời gian tới.
b. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế
NHCT Chi nhánh Bắc Thăng Long đã và đang triển khai đánh giá các lĩnh vực, khu vực đầu tư an toàn, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Cụ thể, theo ngành nghề kinh tế, Chi nhánh tập trung cho vay