CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.3 Một số kiến nghị
4.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ
a. Tiếp tục duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định
Về kinh tế: phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát tốt lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tăng cường quản lý và từng bước cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước tăng tỉ trọng thu nội địa và bảo đảm tỉ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư, chi trả nợ; phấn đấu giảm dần bội chi; tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Về chính trị: tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; âng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
b. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng
Nhà nước cần ta ̣o hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bô ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng của các đơn vi ̣ kinh tế và hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng nói riêng; ban hành những quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng từ khâu huy động vốn đến cho vay nhằm tạo niềm tin cho người gửi tiền, góp phần ổn định nền kinh tế. Ngoài ra, Nhà nước cần ban hành thêm các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp, xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như viê ̣c phát ma ̣i tài sản khi món vay có vấn đề theo đúng trình tự pháp luâ ̣t, nhất là đối với tài sản là bất đô ̣ng sản.
c. Ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh khung pháp lý về tài chính
Hiện nay, Bộ Tài chính đã xây dựng các chu ẩn mực kế toán để kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán, các chu ẩn mực kiểm toán hướng dẫn kiểm toán viên và công ty kiểm toán các cơ sở nguyên tắc trong việc đưa ra ý kiến. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như đô ̣ tin câ ̣y của các báo cáo tài chính không cao, nhiều doanh nghiệp chưa có báo cáo kiểm toán độc lập, tỷ trọng doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm toán công khai cao.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần sửa đổi và hoàn thiện Luật Kế toán; xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực công; cập nhật và xây dựng tiếp các chuẩn mực kế toán còn lại; nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán đạt tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, đảm bảo cung cấp thông tin tài chính trung thực, đáng tin cậy.
d. Hỗ trợ NHTM đảm bảo minh bạch các giao dịch bất động sản
Việc hỗ trợ nên thực hiện thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ quan quản lý bất động sản và sàn giao dịch bất động sản, đồng thời đảm bảo các giao dịch bất động sản, có thể phân chia thành sàn giao dịch chính thức và sàn giao dịch OTC giống chứng khoán. Hoạt động trên sẽ giúp hình thành mặt bằng giá tương đối chuẩn đối với bất động sản và đảm bảo tính minh bạch thông tin, qua đó giúp các NHTM định giá bất động sản chính xác hơn và tránh được rủi ro sau khi thanh lý tài sản.