Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh bắc thăng long (Trang 86 - 94)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.3 Một số kiến nghị

4.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

a. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp, coi việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như một sự trợ giúp đắc lực để hoạt

động tín dụng an toàn và có hiệu quả. Mặc dù bộ phận này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng giúp khôi phục lại hoặc ngăn chặn kịp thời những sai phạm mà cán bộ quan hệ khách hàng mắc phải.

NHCT cần quan tâm giám sát chặt chẽ hơn nữa để tạo môi trường kiểm soát tốt, xử lý triệt để mọi sai phạm dù lớn hay nhỏ, chỉ đạo sự phối hợp giữa các khối, phòng, ban để công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tốt hơn. Có như vậy mới giúp ngăn chặn được những vụ việc cho vay trái quy trình, quy định, đặc biệt có thể phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn cũng như hạn chế được phần nào thiệt hại do những nguyên nhân từ phía khách hàng gây ra,….

b. Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực chi nhánh

Thông qua hệ thống này ngân hàng sẽ xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh, đánh giá xếp loa ̣i chi nhánh, xác định mức thẩm quyền tín dụng cho các chi nhánh một cách phù hợp và chính xác hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các chi nhánh. Từ đó, ngân hàng cũng sẽ lượng hoá được mức độ RRTD theo khu vực. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra các giới hạn cấp tín dụng và kiểm soát mức độ rủi ro cho từng chi nhánh theo từng vùng.

c. Đổi mới việc đánh giá cán bộ và bố trí công việc cho cán bộ

Việc đánh giá cán bộ là rất hệ trọng và phức tạp đòi hỏi phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan, từ đó mới có thể bố trí sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ quan hệ khách hàng. Sử dụng đúng người, đúng việc là yếu tố đầu tiên liên quan tới việc thành hay bại của Ngân hàng. Vì thế, muốn đánh giá đúng phải có phương pháp khoa học và khách quan dựa trên cơ sở: (i) Phải nắm vững và dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ nói chung và cán bộ quan hệ khách hàng nói riêng; (ii) Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ chứ không nên đề cao bằng cấp học vị.

Về công tác bố trí cán bộ , hiê ̣n nay NHCT tiến hành đánh giá và luân chuyển cán bô ̣ đi ̣nh kỳ. Viê ̣c này ít nhiều gây lên xáo trô ̣n giữa các bô ̣ phâ ̣n , các cán bô ̣ luân chuyển chưa ki ̣p thích nghi và ảnh hưởng đến chất lượng hoa ̣t đô ̣ng quan hê ̣ khách hàng. Đo đó, NHCT cần có chính sách điều chỉnh và bố trí cán bô ̣ phù hợp

hơn dựa trên năng lực và khả năng hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ của cán bô ̣ . Chỉ thực hiện luân chuyển cán bô ̣ chưa đáp ứng được vi ̣ trí yêu cầu và kéo dà i thời gian luân chuyển cán bô ̣ để ki ̣p thích nghi.

Thường xuyên giám sát, nghiêm khắc sa thải các cán bộ quá yếu kém về nghiệp vụ hoặc suy thoái đạo đức. Ngân hàng nên mạnh tay loại bỏ những cán bộ làm việc không hiệu quả và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Trong những năm gần đây ngành tài chính - ngân hàng được nhiều người theo học và hiện đang dư thừa nhân lực, vì vậy ngân hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, tuyển dụng các cán bộ mới để thay thế các cán bộ yếu kém về chuyên môn và đạo đức. Tuy rằng việc biến động nhân sự có thể gây tâm lý lo ngại cho những người có ý định làm việc và đang làm việc tại NHCT, song chỉ cần thực hiện việc tái cơ cấu nhân sự nghiêm túc thì chỉ trong vài năm NHCT sẽ thanh lọc và giữ lại được các hạt nhân tốt, bổ sung những cán bộ mới phù hợp với ngân hàng, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh của ngân hàng, thúc đẩy phát triển tín dụng và kiểm soát RRTD hiệu quả.

d. Hoàn thiện hê ̣ thống chấm điểm và xếp ha ̣ng tín du ̣ng nô ̣i bô ̣

Qua thực tế triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho thấy: (i) các ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại chưa bao quát hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng; (ii) Một số chỉ tiêu phi tài chính chưa phù hợp với thực tế; (iii) Các KHDN VVN và KHDNL đang sử dụng chung tiêu chí xếp hạng nên các KHDN VVN chưa được phản ánh đúng bản chất như: lịch sử trả nợ tốt, lợi nhuâ ̣n sau thuế quá thấp hoă ̣c âm (do doanh nghiệp không phản ánh đúng kết quả kinh doanh thực để đối phó với chính sách thuế); một số chỉ tiêu phi tài chính có tính chất vĩ mô so với doanh nghiệp nhỏ. Đây là mô ̣t số ha ̣n chế trong công tác chấm điểm và xếp ha ̣ng tín du ̣ng cần phải được khắc phu ̣c trong thời gian tới.

e. Tinh giản quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua nhưng nhìn chung còn tương đối cồng kềnh, phức tạp. Quy trình cho vay KHDN VVN cũng như cá nhân hầu như giống với quy trình cho vay KHDNL. Điều này gây lãng phí nhân lực, tài lực của ngân hàng.

Do có quá nhiều các hệ thống phần mềm phải khai báo cho các khoản cấp tín dụng như hệ thống khởi tạo thông tin khách hàng/khoản vay (LOS), hệ thống hỗ trợ quản lý vận hành tín dụng (VCOMS) dẫn đến quy trình cấp tín dụng bị kéo dài. Thời gian tác nghiệp trên hệ thống chiếm phần lớn quá trình trình cấp tín dụng, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện các công việc như tiếp thị sản phẩm hay kiểm tra, giám sát sau khi cấp tín dụng. Do vâ ̣y, các phòng ban ra văn bản chính sách cần tích cực hơn nữa trong viê ̣c tinh go ̣n các quy trình , quy đi ̣nh và tác nghiê ̣p cấp tín du ̣ng để nâng cao chất lượng tín dụng cấp cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Ngân hàng là một trong những công cụ chủ yếu giúp nhà nước thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng trở nên một kênh quan trọng cung ứng vốn cho cho nền kinh tế, trở thành một nhân tố góp phần không nhỏ vào quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã đặt ra cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long nói riêng những cơ hội đồng thời không ít thách thức. Cùng với quá trình này, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải thực hiện đổi mới không ngừng để tồn tại và phát triển. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, mang lại phần lớn lợi nhuận cũng như rủi ro cho ngân hàng. Chính vì lẽ đó, việc tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng đang trở thành mục tiêu mang tính trọng tâm không chỉ đối với NHCT mà còn là của hầu hết các NHTM hiện nay.

Ngay từ những ngày đầu thành lâ ̣p và đi vào hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long đã chú tro ̣ng đến công tác quản tri ̣ RRTD bởi Chi nhánh hiểu rõ rằng ph ần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, trong khi đó RRTD là rủi ro lớn nhất và thường xuyên trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, quản trị RRTD tốt, có hiệu quả là mục tiêu, là sự sống còn của Chi nhánh. Công tác quản trị RRTD của Chi nhánh bước đầu đạt đươ ̣c mô ̣t số kết quả như sau:

- Đã thực hiê ̣n viê ̣c phân tích danh mu ̣c tín du ̣ng kết hợp với các dự báo kinh tế vĩ mô để có được những đánh giá chung về rủi ro của toàn bô ̣ danh mu ̣c tín dụng .

- Hoạt động cấp tín d ụng củ a Chi nhánh dựa trên sự hỗ trợ hiê ̣u quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Đảm b ảo 100% các khoản cấp tín dụng theo đúng quy trình của NHCT, đồng thời các khoản tín dụng này được kiểm tra, giám sát định kỳ theo quy định.

- Các khoản nợ xấu đang đươ ̣c Chi nhánh xử lý mô ̣t cách triê ̣t để, linh hoa ̣t. Tuy nhiên, do Chi nhánh mới thành lâ ̣p cô ̣ng với áp lực chỉ tiêu , áp lực tăng trưởng và có đội ngũ cán bộ công nhân viên đa phần là trẻ nên công tác quản trị RRTD của Chi nhánh vẫn còn mô ̣t số ha ̣n chế nhất đi ̣nh:

- Chi nhánh hiê ̣n đang tập trung tín dụng vào một số ngành hàng, nhóm khách hàng.

- Chất lượng thẩm định của Chi nhánh chưa thực sự cao. - Nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng.

Sau mô ̣t thời gian ho ̣c tâ ̣p , làm việc và nghiên cứu về công tác quản trị RRTD ta ̣i Ngân hàng TMCP Công thương Vi ệt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long, tác giả đã đưa ra được một số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác quản trị RRTD ta ̣i Chi nhánh. Mặc dù đã nỗ lực hết mình nghiên cứu nhưng những giải pháp đưa ra trong luận văn chỉ là những đóng góp nhỏ và mang tính đặc thù, áp dụng riêng cho Chi nhánh Bắc Thăng Long trong tổng thể các giải pháp có thể áp dụng để hoàn thiện quản trị RRTD hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Thúy Linh, 2017. Quản trị RRTD tại Sở giao dịch NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc

gia Hà Nội.

2. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 01 năm 2013.

3. Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội,

tháng 03 năm 2014.

4. Ngân hàng Nhà nước, 2010. Luật Ngân hàng nhà nước Viê ̣t Nam số 46/2010/QH12. Hà Nội, tháng 06 năm 2010.

5. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban

hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 04 năm 2005

6. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long, 2016 - 2018. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, 2017, 2018. Hà Nội, năm 2016 – 2018.

7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2018. Quyết định số 2273/2018/QĐ-TGĐ-NHCT9 về việc ban hành Quy định thẩm quyền tín dụng đối với khách hàng phi tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 12 năm 2018.

8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2019. Công văn số 4278/TGĐ- NHCT9 về việc triển khai định hướng tín dụng. Hà Nội, tháng 06 năm 2019.

9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2019. Quyết định số 003/2019/QĐ-TGĐ-NHCT9 về việc ban hành Quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng. Hà Nội, tháng 01 năm 2019.

10. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2017. Quyết định số 550/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 về việc ban hành Quy định cụ thể chính sách cấp và quản lý giới hạn tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính phi tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 03 năm 2017.

11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2017. Quyết định số 3131/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 về việc ban hành Quy trình kiểm tra, giám sát sau cấp tín dụng. Hà Nội, tháng 11 năm 2017.

12. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2011. Quyết định số 3832/QĐ- NHCT35 về việc ban hành Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hà Nội, tháng 12 năm 2011.

13. Nguyễn Thị Mường Pha, 2017. Phân tích tình hình RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Nam.

Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

14. Quốc hô ̣i, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội, tháng 06 năm 2010.

15. Lê Hoàng Sang, 2018. Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế RRTD đối với doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Á Châu - chi nhánh Hà Tĩnh. Luận văn Thạc

sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thao, 2017. Một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị RRTD

đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hòa Bình. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2018. Quản trị RRTD tại Phòng giao dịch Ngân

hàng Chính sách xã hội huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ,

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

18. Nguyễn Hồ Thủy Tiên, 2015. Quản trị RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại

chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khu kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

II. Các website

19. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Viê ̣t Nam: www.techcombank.com.vn

20. Ngân hàng TMCP Ngoa ̣i thương Viê ̣t Nam: www.vietcombank.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh bắc thăng long (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)