Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh bắc thăng long (Trang 47 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.1.2.1 Phương pháp xử lý số liệu

- Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: đầy đủ, chính xác và lôgic.

- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp lại. - Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm excel.

2.1.2.2 Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp so sánh

Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất để xác minh mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau như ở các thời điểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.

Căn cứ vào tình hình thực hiện các chỉ tiêu của Chi nhánh Bắc Thăng Long, ta so sánh với chỉ tiêu kế hoạch đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao. Để tiến hành so sánh ta tính toán tỷ lệ phần trăm (%) thực hiện so với kế hoạch.

So sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu (dư nợ tín dụng, thu hồi nợ xấu,…) so với kế hoạch giúp ta đánh giá quá trình thực hiện để từ đó phát hiện những tồn tại, vướng mắc, đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị RRTD.

So sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu của các năm giúp ta phân tích được mức độ tăng giảm của hoạt động tín dụng theo từng phân khúc khách hàng. Đây là cơ sở để đưa ra những tồn tại trong hoạt động quản trị RRTD.

b. Phương pháp phân tích tổng hợp:

Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn nhằm phân tích và tổng hợp những đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long.

Trong quá trình phân tích, việc kết hợp các phương pháp phân tích nhằm giúp làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long, từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được và chưa đạt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh bắc thăng long (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)