CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.3 Một số kiến nghị
4.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
a. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Viê ̣t Nam (CIC)
Thông tin tín dụng mà CIC cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng và làm chậm tiến trình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay. Vì vậy, NHNN cần phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm:
- Xây dựng và phát triển CIC trở thành một Trung tâm Thông tin tín dụng công theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Tạo môi trường pháp lý đồng bộ, hoàn thiện hệ thống pháp lý không chỉ cho hoạt động của CIC mà còn cho cả hệ thống thông tin tín dụng phát triển.
- Phát huy mạnh hơn những nguồn lực hiện có, năng động, chủ động, sáng tạo, áp dụng hiệu quả công nghệ mới.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động theo hướng tăng cường chặt chẽ quản lý nhà nước và phát triển mạnh dịch vụ, thương mại; tăng cường đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nghiệp vụ, có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế theo ngành, theo lĩnh vực hoạt động khác nhau.
- Tăng cường phối hợp trao đổi và cung cấp thường xuyên thông tin với các Vụ, Cục, đơn vị NHNN, Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.
- Tăng cường biện pháp mạnh, đề xuất về xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành đúng quy định cung cấp và khai thác sử dụng thông tin. Kết hợp khen thưởng, kích thích các chủ thể tham gia cung cấp và báo cáo thông tin tín dụng. Kết hợp hài hoà phương thức bắt buộc với giảm mức thu dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng thông tin và đáp ứng tốt mục tiêu chia sẻ thông tin tín dụng.
- Tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước, mở rộng nguồn tin, đi sâu nghiên cứu, học tập, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng.
b. Quy định hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất
Hiện nay, mỗi NHTM dựa vào một hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng riêng. Điều này sẽ làm cho thông tin của Trung tâm phòng ngừa rủi ro NHNN cung cấp sẽ không nhất quán. Các tiêu chí khác nhau sẽ dẫn đến kết quả xếp hạng tín dụng khác nhau. Hạng khách hàng được Trung tâm cung cấp không phù hợp với hạng của ngân hàng hỏi tin. Rất nhiều trường hợp khách hàng được xếp hạng tín dụng thấp ở ngân hàng này lại có điểm xếp hạng tín dụng cao ở ngân hàng khác. Vì vậy, để khai thác tin có hiệu quả, đánh giá khách hàng chính
xác, NHNN cần xây dựng hệ thống tính điểm và xếp hạng tín dụng thống nhất trong toàn ngành sao cho việc tham khảo tin của các ngân hàng trở nên thuận lợi hơn.
c. Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế Trong thời gian tới, NHNN Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng, cụ thể:
Thứ nhất: Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra NHNN theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN. Hiện nay, việc thành lập cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã được xây dựng trên cơ sở sáp nhập 4 bộ phận là vụ các ngân hàng, vụ các tổ chức tín dụng hợp tác, thanh tra ngân hàng và trung tâm phòng chống rửa tiền. Đồng thời, quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra cần dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động ngân hàng của ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.
Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.
Thứ ba: Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ;
Thứ tư: Xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nhằm tăng khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng có vấn đề và các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng.
Thứ năm: Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hướng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng quan công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.