Nội dung chiến lược “ra bên ngoài” (“GoingOut” hay “Going Global”) của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc vào campuchia và gợi ý đối với việt nam (Trang 28 - 32)

Trung Quốc

1.2.3.1 Các giai đoạn phát triển của chiến lược “ra bên ngoài”

Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc thông qua việc tác động tới chính sách đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Theo Luo et al. (2010) và các tác giả khác, các chính sách OFDI của Trung Quốc trải qua ba giai đoạn chính: giai đoạn khởi xƣớng chính sách OFDI, giai đoạn tăng cƣờng các khung khổ thể chế; và giai đoạn thành lập chiến lƣợc “Going Global” tầm quốc gia.

- Giai đoạn 1 (1979-90) – Giai đoạn khởi xƣớng:

Năm 1979, với việc ban hành “chính sách mở cửa” do Đặng Tiểu Bình khởi xƣớng, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đƣa ra khái niệm “thành lập các doanh nghiệp ở nƣớc ngoài”. Nhà nƣớc đã ban hành các chính sách và quy tắc cụ thể để định hƣớng cho hoạt động OFDI. Năm 1984, Bộ Thƣơng mại và Hợp tác Kinh tế đã ban hành các quy định đầu tiên về OFDI, gọi là “Thông tƣ về các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn và các quy tắc quản lý đối với việc thành lập các liên doanh phi thƣơng mại ở nƣớc ngoài”. Cơ quan quản lý ngoại hối nhà nƣớc (SAFE) cũng đã đƣa ra những quy định đầu tiên về quản lý ngoại hối: “Các biện pháp quản lý ngoại hối liên quan tới đầu tƣ ra nƣớc ngoài” (1989). Kể từ đó, một cơ cấu về chính sách và quản lý OFDI sơ bộ đã đƣợc thiết lập. Trong suốt thời kỳ này, chính phủ Trung Quốc đã tham gia tích cực vào các hoạt động OFDI.

- Giai đoạn 2 (1991-2000) – Giai đoạn tăng cƣờng các khung khổ thể chế: Chính phủ Trung Quốc tăng cƣờng khung khổ chính sách về OFDI thông qua việc nhấn mạnh vào cải cách và mở cửa để mở rộng hoạt động OFDI và hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc ở nƣớc ngoài. Các quy định chi tiết và cụ thể hơn về OFDI cũng đã đƣợc đƣa ra nhằm bổ sung vào hệ thống pháp lý và quản lý hoạt động OFDI của các doanh nghiệp.

Các chính sách thúc đẩy đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc có thể đƣợc định hình rõ nét kể từ năm 1992. Tại Đại hội 14 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Báo

cáo chính trị của Đại hội đã nêu rõ: “cần mở rộng hơn nữa mở cửa đối ngoại, , tận dụng tốt hơn, nhiều hơn tiền vốn, kĩ thuật, nguồn lực, kinh nghiệm quản lí của nƣớc ngoài... tích cực mở rộng đầu tƣ của Trung Quốc ra nƣớc ngoài và triển khai kinh doanh xuyên quốc gia”.

Đến năm 1997, tại Đại hội 15, Trung Quốc lần đầu tiên chính thức đề xuất chiến lƣợc “hƣớng ra bên ngoài” (走出去), “khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài, có thể phát huy lợi thế so sánh của Trung Quốc, tận dụng tốt hơn nữa hai loại thị trƣờng hai loại nguồn lực trong và ngoài nƣớc”. Cũng trong năm này, Trung Quốc ban hành văn bản “Ý kiến về khuyến khích các doanh nghiệp ra nƣớc ngoài phát triển kinh doanh, thƣơng mại gia công”.

Năm 1999, để đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh cơ cấu kinh tế, Trung Quốc tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp bản địa đẩy mạnh đầu tƣ ra nƣớc ngoài, tìm kiếm cơ hội và tham gia cạnh tranh toàn cầu.

- Giai đoạn 3 (2001 đến nay) – Giai đoạn thành lập chiến lƣợc cấp quốc gia: Chính phủ Trung Quốc đƣa chính sách “Going Global” nhƣ là ƣu tiên chiến lƣợc cấp quốc gia nhằm nâng cao các lợi thế cạnh tranh thông qua hoạt động OFDI.

Năm 2001, chủ trƣơng chiến lƣợc “ra bên ngoài” tiếp tục đƣợc nhắc lại trong “Cƣơng yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc dân 5 năm lần thứ 10”. Trong đó nêu rõ “nhằm thích ứng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, nâng cao hơn nữa trình độ mở cửa đối ngoại, phát triển hơn nữa thƣơng mại xuất khẩu... thực hiện chiến lƣợc hƣớng ra bên ngoài; khuyến khích các doanh nghiệp có lợi thế so sánh ra nƣớc ngoài đầu tƣ phát triển, hợp tác khai thác tài nguyên, tiến hành đấu thầu quốc tế, mở rộng xuất khẩu lao động... xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách trợ giúp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ra nƣớc ngoài đầu tƣ phát triển”.

Năm 2002, tại Đại hội 16, Trung Quốc đã chủ trƣơng “kết hợp giữa „thu hút vào‟ với „đầu tƣ ra‟, nâng cao toàn diện mức độ mở cửa đối ngoại... thực hiện chiến lƣợc hƣớng ra bên ngoài là biện pháp quan trọng của mở cửa đối ngoại của Trung Quốc giai đoạn mới”. Cũng tại Đại hội này, Trung Quốc đã đề ra khái niệm “con đƣờng công nghiệp hóa kiểu mới”, trong đó coi việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài là một

trong 4 chiến lƣợc lớn để Trung Quốc phát triển trong thế kỷ XXI. Ba chiến lƣợc còn lại là thông tin hóa, phát triển miền Tây và đô thị hóa.

Vào năm 2003, Ủy ban Cải cách và Phát triển (SDRC) đã quy định cụ thể các giới hạn đối với các dự án OFDI chính, bao gồm: (1) tìm kiếm các nguồn lực tài nguyên ở những lĩnh vực mà Trung Quốc đang thiếu; (2) đầu tƣ vào các hoạt động chế tác có thể giúp thúc dẩy xuất khẩu công nghệ, sản phẩm và thiết bị; (3) thiết lập các dự án hợp tác R&D để giúp đem lại các công nghệ tiến tiến, kỹ năng quản lý hiện đại và những tài năng đặc biệt; (4) tiến hành hoạt động M&A nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh quốc tế và khảo sát thị trƣờng của các doanh nghiệp. Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các doanh nghiệp theo đuổi các dự án nói trên nhằm cải thiện năng lực cho các doanh nghiệp.

Năm 2007, tại Đại hội 17, Trung Quốc lại nhấn mạnh chủ trƣơng kết hợp giữa “thu hút vào” với “đi ra ngoài”, coi đây là hai bánh xe đồng thời chuyển động. Báo cáo chính trị của Đại hội nêu rõ “ủng hộ các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển, sản xuất triển khai kinh doanh quốc tế hóa, đẩy nhanh xây dựng các công ty xuyên quốc gia và các thƣơng hiệu nổi tiếng quốc tế của Trung Quốc”.

Tháng 10 năm 2010, Hội nghị trung ƣơng 5 khóa 17 nhấn mạnh đến việc đầu tƣ ra bên ngoài với “quy mô lớn”, coi đây là điểm then chốt trong phát triển kinh tế đối ngoại Trung Quốc trong tƣơng lai, giúp Trung Quốc tham gia vào cạnh tranh ở mức độ lớn hơn.

Cuối năm 2012, Đại hội 18 tiếp tục đề cao vai trò của chiến lƣợc hƣớng ra bên ngoài, trong đó tập trung vào cải cách thể chế phê duyệt đầu tƣ ra nƣớc ngoài, giảm bớt trình tự phê chuẩn, nâng cao hiệu quả và mức độ minh bạch của việc phê chuẩn, mở rộng không gian hợp tác đầu tƣ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đề ra nhiều cơ chế đảm bảo và khung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài thành công.

1.2.3.2 Mục đích của chiến lược “ra bên ngoài”

Là một đất nƣớc có diện tích rộng, quy mô dân số lớn, lịch sử lâu dài với chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, cải cách mở cửa kinh tế mà Trung Quốc thực hiện sớm đặt

ra nhu cầu toàn cầu hóa. Chính phủ Trung Quốc sớm nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc tận dụng nguồn lực trong nƣớc và nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế phục vụ cho cả thị trƣờng bên trong và bên ngoài.

Chiến lƣợc “ra bên ngoài” bổ sung cho chiến lƣợc “thu hút vào” để hoàn thiện đƣờng lối mở cửa đối ngoại của Trung Quốc, đảm bảo Trung Quốc tiếp cận nhanh nhất, trên quy mô rộng rãi nhất và đạt hiệu quả cao nhất cho tăng trƣởng kinh tế và nâng cao vị thế của Trung Quốc trên toàn cầu.

1.2.3.3 Nội dung cơ bản của chiến lược “ra bên ngoài”

Dù đƣợc manh nha và phát động từ những năm 1990, chiến lƣợc “ra bên ngoài” chỉ thực sự trở thành phƣơng hƣớng cơ bản trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đối ngoại của Trung Quốc khi đƣợc viết chính thức trong các văn kiện kế hoạch kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào những năm đầu 2000. Nội dung cơ bản đƣợc văn bản hóa của chiến lƣợc này do vậy có thể đƣợc tổng kết cơ bản từ “Cƣơng yếu của Trung ƣơng Đảng CSTQ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 10” năm 2001 và “Kiến nghị của Trung ƣơng Đảng CSTQ về việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 11” năm 2005, bao gồm những điểm chính sau:

Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và cổ vũ các doanh nghiệp Trung Quốc có ƣu thế cạnh tranh “ra bên ngoài”, phát huy lợi thế so sánh, triển khai đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài và các hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia, thực hiện phát triển quốc tế hóa doanh nghiệp Trung Quốc.

- Chính phủ khuyến khích hợp tác với bên ngoài để khai thác những tài nguyên mà Trung Quốc thiếu hụt, thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tái phân bổ nguồn lực trong nƣớc. Cùng lúc đó, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc thiết lập các trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) ở nƣớc ngoài, tích cực khai thác và tận dụng nguồn lực bên ngoài.

- Đẩy mạnh xuất khẩu thông qua phát triển thƣơng mại gia công, trên cơ sở nhận thầu công trình quốc tế và hợp tác lao động quốc tế từ những giai đoạn trƣớc.

Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi từ tài chính, bảo hiểm, ngoại hối, thuế, nguồn nhân lực, hệ thống pháp luật, quản lý xuất nhập cảnh… Cùng với đó, hoàn thiện các cơ chế giám sát nội bộ và cơ cấu quản lý theo pháp nhân của doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài, quy phạm hóa việc quản lý hoạt động đầu tƣ ở nƣớc ngoài từ tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc.

- Trong quá trình tích cực mở rộng mở cửa đối ngoại, chú trọng hợp tác kinh tế kỹ thuật với các quốc gia chung đƣờng biên giới, đồng thời chú ý đến an ninh kinh tế của Trung Quốc.Một mặt, Trung Quốc ban hành các chính sách hợp tác đa phƣơng và song phƣơng cấp khu vực nhƣ hành lang kinh tế Bangladesh – Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar, hợp tác kinh tế Trung Quốc – Pakistan, Một vành đai – một con đƣờng v.v. Mặt khác, Trung Quốc cũng kí kết cùng nhiều quốc gia khác các hợp tác trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, thƣơng mại nhƣ các hiệp định hoán đổi tiền tệ song phƣơng, kết toán thƣơng mại song phƣơng bằng đồng NDT v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc vào campuchia và gợi ý đối với việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)