3.3. Tác động của đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào Campuchia
3.3.2. Tác động đối với Trung Quốc
Tổng quan hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc Những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên nhƣ một trong các quốc gia đầu tƣ ra nƣớc ngoài lớn nhất thế giới. Theo số liệu công bố chính thức, đến năm 2012 tổng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài (Outward Foreign Direct Investment – OFDI) của Trung Quốc đạt 476,2 tỷ USD tƣơng ứng với mức tăng trƣởng 41,1%/năm trong 10 năm qua. Về quy mô đầu tƣ, Trung Quốc nằm trong nhóm các quốc gia trung bình trong hoạt động đầu tƣ ra
nƣớc ngoài, đứng thứ 15 thế giới và đóng góp 1,73% tổng vốn đầu tƣ toàn thế giới. Quy mô đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc hiện đƣợc xếp cùng nhóm các nƣớc Úc, Nga, Thụy Điển, Xinh-ga-po và Ai-xơ-len.Về diễn biến tăng trƣởng, Trung Quốc đƣợc quan tâm với vị thế là quốc gia có dòng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhanh và ổn định nhất thế giới. Khác với các quốc gia khác có biến động khá mạnh, trong 10 năm qua, dòng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc liên tục tăng hàng năm. Trong giai đoạn 2008 – 2010, trung bình Trung Quốc đầu tƣ ra nƣớc ngoài khoảng 60,7 tỷ USD/năm,đứng thứ 8 thế giới và có tốc độ tăng trƣởng lớn nhất trong Top 20 quốc gia đầu tƣ ra nƣớc ngoài lớn nhất thế giới. Về quá trình phát triển, dòng OFDI của Trung Quốc thực tế đã trải qua giai đoạn phát triển khá dài, khoảng 30 năm (từ 1982 đến nay). Tuy nhiên, trong 20 năm đầu, dòng OFDI của Trung Quốc không đáng kể mà phải đến năm 2006 mới thực sự tăng trƣởng mạnh và ghi dấu ấn.
Mục tiêu dòng vốn OFDI của Trung Quốc Phần lớn các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc nhằm các mục tiêu sau:
Thứ nhất, đầu tƣ nhằm khai thác tài nguyên: Đây là một trong những xu hƣớng chính quyết định hoạt động dòng vốn OFDI của Trung Quốc. Hƣớng dòng vốn đầu tƣ chủ yếu tập trung vào các quốc gia có nhiều tiềm năng về tài nguyên. Dòng vốn này đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các vụ mua bán – sáp nhập quy mô lớn nhƣ Capital Iron & Steel‟s mua lại của Hierro Peru Mining tại Peru năm 1992; China Metallurgical Industrial Corporation đầu tƣ 180 triệu USD vào Channar Nince của Úc; China International Trust and Investment Corporation và China National Nonferrous Mental Industrial Corporation đầu tƣ 120 triệu USD vào Portland Aluminum Smelter của Úc. Xu hƣớng này cũng đóng vai trò chính trong chiến lƣợc của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, tuy quy mô và mức độ hạn chế hơn.
Thứ hai, đầu tƣ nhằm mở rộng thị trƣờng và cải thiện hiệu quả đầu tƣ: Đây là xu hƣớng Trung Quốc hƣớng dòng vốn đầu tƣ vào các nƣớc phát triển. Dòng vốn này đƣợc thực hiện thông qua việc các công ty Trung Quốc đầu tƣ sang quốc gia thứ ba để tránh hạn ngạch cũng nhƣ các rào cản kỹ thuật khác khi thực hiện xuất khẩu vào các thị trƣờng mục tiêu, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU. Việc đầu tƣ sang quốc
gia thứ ba để tiếp tục xuất khẩu hoặc đầu tƣ sang các thị trƣờng mục tiêu còn giúp các doanh nghiệp Trung Quốc tránh đƣợc các rủi ro và khó khăn trong việc tiếp cận thị trƣờng tại một số quốc gia phát triển và tận dụng đƣợc các chi phí đầu vào giá rẻ tại các quốc gia này.
Thứ ba, đầu tƣ nhằm tiếp cận tài sản và khoa học công nghệ: Theo xu hƣớng này dòng vốn sẽ tập trung vào các quốc gia phát triển và đƣợc thực hiện thông qua việc các công ty Trung Quốc thực hiện các vụ mua bán – sáp nhập để từ đó tiếp cận, sở hữu các công nghệ, phát minh, sáng chế, thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới. Điển hình của việc này có thể kể đến nhƣ Lenovo mua lại IBM, China Electronic Corporation mua lại bộ phận di động của Philips Electronics, Huali Group mua lại bộ phận CDMA R&D của Philips tại Mỹ và TCL sáp nhập với Thomson tại Pháp.
Thứ tƣ, đầu tƣ nhằm mục tiêu chính trị: Mặc dù không thể hiện bằng con số nhƣng đã có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh vào yếu tố chính trị đằng sau các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc. Nếu xét toàn diện quá trình phát triển dòng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc có thể thấy khá rõ vai trò định hƣớng của Chính phủ Trung Quốc đối với hoạt động này thông qua những hỗ trợ tài chính trực tiếp của Chính phủ. Bên cạnh đó, quá trình phát triển các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc còn gắn chặt với định hƣớng chính sách của Chính phủ.
Khi nhìn vào các khoản đầu tƣ của Trung Quốc tại Campuchia hay các quốc gia khác trên thế giới, có thể nhìn nhận rõ rằng điều mà Bắc Kinh tìm kiếm là nguồn lao động giá rẻ ở địa phƣơng, thị trƣờng mới và điều tối quan trọng – tài nguyên thiên nhiên. Khi lao động của Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn, biết đòi hỏi hơn thì lực lƣợng lao động giá rẻ và dễ kiểm soát ở Campuchia cung cấp một lối thoát cho các công ty nhà nƣớc của họ đang tìm kiếm thuê ngoài các quy trình sản xuất tới nƣớc có chi phí thấp.Thêm vào đó, Trung Quốc đã dễ dàng tiếp cận thị trƣờng sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc của Campuchia – trƣớc đây đã rất hạn chế nhập khẩu trực tiếp mặt hàng này từ Trung Quốc. Ngƣợc lại, Campuchia cũng đã thoát khỏi tình trạng phụ thuộc của mình trên thị trƣờng Mỹ và EU, giúp Trung Quốc tránh khỏi rào cản thƣơng mại.
Campuchia cũng đã tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lƣợng dự trữ, đất canh tác và sản xuất nông nghiệp. Các nhà đầu tƣ Trung Quốc đã hoàn toàn lợi dụng các tài nguyên đó, thậm chí là gây nhiều thiệt hại cho dân địa phƣơng. Các vấn đề đất đai tại Campuchia có liên quan đến việc sang nhƣợng đất đai phát triển dự án cho các công ty Trung Quốc đang ngày càng nhiều. Ngƣời dân nghèo Campuchia đang ngày càng bị bỏ rơi khỏi chính tài sản của mình về tay các thƣơng nhân Trung Quốc.
Nếu so sánh cân bằng về lợi ích kinh tế, Campuchia so với một số nƣớc phát triển khác – nơi có nguồn lao động giá rẻ hơn, đất đai và tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn – thì Trung Quốc không đƣợc nhiều nhƣ những gì mà nƣớc này đã đầu tƣ. Tài sản của Campuchia là có giới hạn và hiện đang giảm đi nhanh chóng. Điều Trung Quốc đƣợc lợi nhất từ Campuchia, cũng là điều quan trọng nhất, dẫn đến lý do chính để nƣớc này muốn “thân thiện” với Phnom Penh, chính là những giá trị chính trị. Mối quan hệ hiện tại giữa Trung Quốc – Campuchia – ASEAN là một ví dụ sống động cho giá trị này. Campuchia nằm trong sân sau của Trung Quốc. Vị trí này có những hệ quả địa lý chính trị nhất định. Campuchia có tầm quan trọng chiến lƣợc, là một trong những viên ngọc trai trong “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc đang muốn tạo ra trong khu vực Đông Nam Á – vị trí đảm bảo quyền tiếp cận Vịnh Thái Lan và Biển Đông một cách thuận tiện nhất.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM