Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc vào campuchia và gợi ý đối với việt nam (Trang 36 - 38)

2.1.1. Phương pháp thống kê

- Khái niệm phƣơng pháp thống kê: là một hệ thống (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán

Trong phƣơng pháp này có những bƣớc thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đầu tƣ của Trung Quốc vào Campuchia từ năm 2011 – 2015 về các lĩnh vực, trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu và số liệu thƣờng hỗn độn, các dữ liệu chƣa đáp ứng đƣợc quá trình nghiên cứu cần tổng hợp, trình bày, tính toán, xây dựng cột bảng biểu đồ đánh giá và dự báo các vấn đề về đầu tƣ từng ngành nghề của Trung Quốc vào Campuchia và cái nhìn tổng quan về tác động của nó tới chính sách thu hút đầu tƣ của Campuchia từ đó có ảnh hƣởng gì tới hoạt động đầu tƣ của Việt Nam tại Campuchia, những gợi mở về chiến lƣợc của Việt Nam đối với đầu tƣ nƣớc ngoài

2.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

2.1.3. Phương pháp so sánh

Khái niệm: So sánh là việc xem xét để tìm ra những điểm giống, tƣơng tự hoặc khác biệt về mặt số lƣợng, kích thƣớc, phẩm chất...

Việt Nam đầu tƣ ra nƣớc ngoài chủ yếu tâp trung tại Lào và Campuchia, việc so sánh hoạt động đầu tƣ của Việt Nam và Trung Quốc về tính hiệu quả kinh tế hay về yếu tố địa chính trị để có những bài học cho Việt Nam khi đầu tƣ vào Campuchia

2.1.4. Phương pháp chuyên gia

Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.

Thực chất đây là phƣơng pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ƣu cho vấn đề, sự kiện đó.

Phƣơng pháp chuyên gia rất cần thiết cho ngƣời nghiên cứu không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ…..

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều viện nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu thế giới nghiên cứu về Campuchia, từ lịch sử phát triển văn hóa đến quá trình phát triển kinh tế, có những nghiên cứu rất sâu và đƣợc sử dụng làm tài liệu nghiên cứu chung về Campuchia những nhận định của các chuyên gia góp phần đánh giá đƣợc thêm con ngƣời và cách tiếp cận thu hút đầu tƣ cũng nhƣ sự hòa nhập với cộng đồng thế giới của Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc vào campuchia và gợi ý đối với việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)