3.2.1. Cơ cấu ngành
Trong 5 năm qua, quan hệ Campuchia - Trung Quốc đã trở nên chặt chẽ hơn lúc nào hết, trong đó có việc Bắc Kinh đầu tƣ hàng tỉ USD vào quốc gia nghèo này ở Đông Nam Á. Báo Phnom Penh Post dẫn nguồn từ Hội đồng Phát triển Campuchia cho biết đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào nƣớc này năm 2011 đạt 1,192 tỉ USD, tăng 71,82% so với năm 2010. Con số này cao gần 10 lần so với đầu tƣ của Mỹ vào Campuchia. Các ngành tại Campuchia đƣợc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm là cơ sở hạ tầng, lĩnh vực công nghiệp đã chiếm tới 76% tổng số vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Campuchia trong 5 năm. Cụ thể cơ cấu đầu tƣ nƣớc ngoài theo ngành vào Campuchia trong giai đoạn 2011 - 2015 đƣợc thể hiện:
Bảng 3.3 Lĩnh vực đầu tƣ của Trung Quốc vào Campuchia Năm Năm Lĩnh vực 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng BQ (%) Nông nghiệp 794,5 556,6 1128,8 264,7 482,6 -9,5 Công nghiệp 1340,8 1489,7 1106,7 2835,6 919,3 -7,3 Cơ sở hạ tầng 2782,3 227,8 2620,8 353,5 3129,8 2,4 Du lịch 845,6 691,5 106 479,6 111,9 -33,3 Total 5763,2 2965,6 4962,3 3933,4 4634,6 -4,3
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Campuchia)
Có thể thấy nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Campuchia tập trung chủ yếu đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng chiếm 41%, đầu tƣ vào công nghiệp chiếm 35%, đầu tƣ vào nông nghiệp chiếm 14%, đầu tƣ vào du lịch chiếm 10%. Trung Quốc cho rằng, đầu tƣ tập trung vào cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt đển phát triển nên kinh tế, đồng thời dễ dàng đàm phán và gây ảnh hƣởng về mặt chính trị với Campuchia.
14%
35% 41%
10%
Nông nghiệp Công nghiệp Cơ sở hạ tầng Du lịch
Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng đầu tƣ nƣớc ngoài vào các ngành ở Campuchia giai đoạn 2011-2015
(Nguồn:Bộ Kế hoạch và Đầu tư Campuchia)
Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những vẫn đề quan trọng đƣợc chính phủ Campuchia quan tâm. Trong giai đoạn 2011 – 2015 cơ bản nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Campuchia có chiều hƣớng chững lại. Song nguồn vốn đầu tƣ vào
cơ sở hạ tầng vẫn tăng trƣởng qua 5 năm với tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng là 9,1 tỷ USD cao nhất trong cơ cấu ngành đầu tƣ, đạt mức tăng trƣởng bình quân là 2,4%. Theo đó, các khoản tiền đầu tƣ của các nhà đầu tƣ Bắc Kinh viện trợ cho Phnom Penh đƣợc dùng cho mục đích phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế và bầu cử của đất nƣớc. Trong giai đoạn 1994-2013, đầu tƣ của Trung Quốc tại Campuchia khoảng 10 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, khai thác khoáng sản, các dự án hạ tầng, thủy điện và sản xuất hàng may mặc. Đổi lại, Campuchia ủng hộ Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế.
Trung Quốc luôn là nƣớc viện trợ lớn nhất vào Campuchia với những khoản viện trợ không điều kiện. Với những khoản viện trợ dễ dãi nhƣ vậy, Campuchia sẽ ít bị phụ thuộc vào các nhà đầu tƣ phƣơng Tây, vốn luôn đƣa ra những điều kiện khắt khe về tính minh bạch và nhân quyền. Đổi lại những khoản viện trợ không điều kiện này, các công ty Trung Quốc đƣợc tiếp cận nguồn tài nguyên và khoáng sản dồi dào của Campuchia.
3.2.2. Cơ cấu các hình thức đầu tư
Luật 1994 của FDI Campuchia Đầu tƣ thành lập một cơ chế đầu tƣ nƣớc ngoài mở và tự do. Tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đang mở cửa cho đầu tƣ nƣớc ngoài và chính phủ cho phép 100 phần trăm vốn nƣớc ngoài của các công ty trong hầu hết các lĩnh vực. Trong một vài lĩnh vực, chẳng hạn nhƣ sản xuất thuốc lá, sản xuất phim, xay xát lúa gạo, khai thác mỏ đá quý, chế biến, xuất bản, in, phát thanh và truyền hình, gỗ và đá mỹ nghệ, sản xuất, và dệt lụa, đầu tƣ nƣớc ngoài là đối tƣợng tham gia cổ phần địa phƣơng hoặc cho phép trƣớc từ chính quyền. Có rất ít hoặc không có phân biệt đối xử chống lại các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc tại thời điểm đầu tƣ ban đầu hoặc sau khi đầu tƣ.
Các nhà đầu tƣ đến từ Trung Quốc thƣờng chọn hai hình thức liên doanh và 100% vốn là phổ biến hơn cả. Trong năm 2013 có 61 dự án đƣợc cấp phép thì trong đó 95% lựa chọn hình thức công ty TNHH với số vốn 400 triệu USD tƣơng tự trong giai đoạn các năm cũng vậy, đây là hình thức lựa chọn ƣa thích của các nhà đầu tƣ Campuchia.
3.2.3. Cơ cấu vùng đầu tư
Campuchia là quốc gia có địa hình đồng bằng thấp trũng tại miền Trung, bao quanh bởi khu vực núi và cao nguyên phía Đông Bắc. Phía Tây Nam là khu vực đồng bằng duyên hải. Từ địa hình Campuchia hình thành nên 4 vùng kinh tế nhƣ sau:
Bảng 3.4 Cơ cấu vốn đầu tƣ theo vùng Năm Năm
Vùng 2011 2012 2013 2014 2015
Vùng đồng bằng Đông Nam 1243.6 538.5 1154.4 1034.3 1264.1 Vùng trung bộ bao quanh Biển Hồ 864.2 574.3 1694.3 374.5 593.5 Vùng duyên hải Tây Nam 1163.3 932.8 943.6 994.7 1254.3 Vùng núi và cao nguyên Đông Bắc 2492.1 920.0 1170 1529.9 1522.7
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Campuchia)
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu vốn đầu tƣ của Trung Quốc theo vùng
Với lợi thế địa lý, dân cƣ của từng vùng Trung Quốc tập trung vốn đầu tƣ vào hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng đồng bằng Đông Nam và vùng duyên hải Tây Nam.
Thứ nhất, vùng đồng bằng Đông Nam, đây là khu vực chiếm diện tích 25,069 km2, dân số 5,898,305 ngƣời chiếm 51.6% tổng dân số Campuchia, mật độ dân cƣ 235 ngƣời/1km2 (thống kê năm 1998). Khu vực này bao gồm 6 tỉnh, thành phố: Phnom Penh, Kandal, Kom Pong Cham, Svay Rieng, Prey Veng và Takeo, gồm 63 quận huyện, 700 xã với 6,414 xóm, làng. Vùng đồng bằng là nơi có mật độ dân cƣ cao nhất Campuchia với nhiều dân tộc nhƣ: Khmer, Hoa, Việt, Chăm, Thái, Lào… Tại Kom Pong Cham còn có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống nhƣ: ngƣời Kuoy và ngƣời Steang ở huyện Krek và huyện Memut. Đây có thể coi là vùng kinh tế trọng điểm của Campuchia. Trong những năm gần đây Trung Quốc không ngừng đầu tƣ vốn của mình vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển ngành công nghiệp dệt may ở khu vực này. Năm 2010 đến nay, chính quyền Phnom Penh đã phê chuẩn các dự án đầu tƣ của Trung Quốc trị giá hàng chục tỉ USD.
Thứ hai, vùng duyên hải Tây Nam Khu vực duyên hải của Campuchia có diện tích 17,237 km2, dân số 845,000 ngƣời, mật độ dân cƣ 49 ngƣời/km2 (thống kê năm 1998). Khu vực này gồm 4 tỉnh: Sihanoukville, Kampot, Koh Kong và Kep năm dọc theo bờ biển phía Tây Nam, kéo dài 440 km. Sihanoukville là tỉnh trung tâm của khu vực, cách Phnom Penh 232 km. Khoảng 80% dân số tại vùng này là ngƣời Khmer, mặc dù ngƣời Chăm, Việt, Hoa, Thái và các dân tộc thiểu số cũng sinh sống tại đây. Dân cƣ tại vùng duyên hải có cuộc sống khá sung túc do thu nhập cao từ nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Địa hình vùng duyên hải Campuchia bao gồm cả núi, đồng bằng, bờ biển và vịnh biển với rất nhiều bãi biển cát trắng. Vịnh Thái Lan nằm sát duyên hải Campuchia, ngăn cách Campuchia với tiểu lục địa Malacca của Malaysia. Đây là một vịnh khá lớn, độ sâu chỉ từ 50m đến 81m với đáy biển bằng phẳng. Campuchia có 60 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong khu vực này, bao gồm: 23 hòn đảo thuộc tỉnh Koh Kong, 2 hòn đảo thuộc Kampot, 22 hòn đảo thuộc Sihanoukville và 13 hòn đảo thuộc Kep. Với địa hình có lợi thế phát triển thủy điện, thủy lợi Trung Quốc đã không ngừng đầu tƣ vào lĩnh vực này. Năm 2011, Tập đoàn Sinohydro của Trung Quốc đã đầu tƣ xây dựng nhà máy thủy điện Kamchay và là nhà máy điện quy mô lớn đầu tiên của Campuchia. Trung Quốc viện trợ cho
Campuchia 2 tỷ USD để xây thủy điện. Khoản viện trợ này đƣợc công bố sau cuộc gặp giữa Thứ trƣởng Ngoại giao Trung Quốc Lƣu Chấn Dân và Phó Thủ tƣớng Campuchia Hor Namhong tại thủ đô Phnom Penh. Các khoản viện trợ của Trung Quốc sẽ giúp Campuchia thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời việc Trung Quốc đầu tƣ mạnh vào thủy điện giúp giảm giá điện đáng kể.