Tình hình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 42 - 44)

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may

2.2.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh

Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tuyệt đối Số tuyệt đối Số tuyệt đối %/DT tăng trưởng % tăng Doanh thu thuần 1.351.179 1.551.979 1.789.498 100.00% 237.519 15.30% Giá vốn hàng bán 1.234.153 1.419.307 1.646.448 92.01% 227.141 16.00% Lợi nhuận gộp 117.026 132.672 143.050 7.99% 10.378 7.82% Doanh thu hoạt động TC 6.352 5.018 4.262 0.24% (756) -15.07% Chi phí tài chính 35.730 43.567 47.229 2.64% 3.662 8.41% Trong đó: Chi phí lãi vay 29.505 28.180 42.996 2.40% 14.816 52.58% Chi phí bán hàng 53.815 53.578 50.818 2.84% (2.760) -5.15% Chi phí Quản lý DN 27.719 34.237 39.845 2.23% 5.608 16.38% Lợi nhuận thuần từ HĐKD 6.114 6.308 9.420 0.53% 3.112 49.33% Thu nhập khác 1.666 2.825 998 0.06% (1.827) -64.67%

Chi phí khác 42 594 580 0.03% (14) -2.36%

Lợi nhuận khác 1.624 2.231 418 0.02% (1.813) -81.26% Tổng lợi nhuận trước thuế 7.738 8.539 9.838 0.55% 1.299 15.21% Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.262 2.098 2756 0.15% 658 31.36% Lợi nhuận sau thuế 5.476 6.441 7.082 0.40% 641 9.95%

Nguồn: phòng kế toán –tài chính

Từ bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của tổng công ty qua các năm đều tăng tương đối ổn định. Cụ thể doanh thu năm 2005 là 1.351.179 triệu

đồng, năm 2006 là 1.551.979 triệu đồng, năm 2007 là 1.789.498 triệu đồng tăng 237.519 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 15,3% so với năm 2006 . Có được kết quả trên là do năm 2005 công ty đã đầu tư hàng loạt các thiết bị máy móc mới đồng bộ, đưa ra được những sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng cụ thể năm 2005 là 5.476 triệu đồng, năm 2006 là 6.441 triệu đồng, năm 2007 là 7.082 triệu đồng tăng 641 triệu đồng tương đương 9,95% so với năm 2006.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

- Doanh lợi tiêu thụ = Lợi nhuận / doanh thu

- Doanh lợi vốn chủ = Lợi nhuận / vốn chủ sở hữu - Doanh lợi tổng tài sản = Lợi nhuận/ tổng tài sản

Công ty dệt kim Đông xuân là một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp có nhóm ngành hàng tương tự như của tổng công ty dệt may Hà nội, dưới đây ta có thể phân tích về doanh thu và lợi nhuận của 2 công ty qua các năm.

Bảng 6: So sánh kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty cổ

phần dệt may Hà nội và đối thủ cạnh tranhtrực tiếp

Chỉ tiêu Tổng cty CP dệt may Hà

nội

Công ty dệt kim Đông xuân 2006 2007 2006 2007 Doanh thu 1.551.979 1.789.498 153.343 170.100 Lợi nhuận 5.476 6.441 1081 1515 Vốn chủ sở hữu 161.239 208.410 31.964 30.181 Tổng tài sản 913.801 1080.334 193.011 225.318

Doanh lợi tiêu thụ 0.0042 0.0040 0.007 0.0089

Doanh lợi vốn chủ 0.0399 0.0340 0.0338 0.0502

Doanh lợi tổng tài

sản 0.0071 0.0066 0.0056 0.0067

Nguồn: báo cáo tài chính và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà nội và công ty dệt kim Đông xuân.

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận, doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của tổng công ty cổ phần dệt may Hà nội qua các năm đều tăng tuy nhiên các chỉ tiêu sinh lời của tổng công ty qua các năm chỉ có sự biến động nhỏ.Các chỉ tiêu sinh lợi năm 2006 và năm 2007 đều ở mức trung bình trong ngành.Cụ thể tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2006 là 0,42% , năm 2007 tỷ lệ này là 0,40%. Tỷ lệ này ở công ty dệt kim Đông xuân

là 0.007 lần năm 2006 và 0,0089 lần năm 2007 cao hơn tổng công ty dệt may

Hà nội,có tình trạng trên là do chi phí để tạo nên sản phẩm của tổng công ty (giá vốn hàng bán) cao chiếm đến 92% doanh thu, các chi phí kinh doanh như chi phí bán hàng và quản lý chiếm đến 5,07%. Như vậy muốn nâng cao được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tổng công ty cần cắt giảm chi phí, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực đầu vào.Tỷ suất doanh lợi trên vốn chủ sở hữu của tổng công ty ở mức 0,0399 lần năm 2006 và 0,034 lần năm 2007, tỷ suất này của công ty dệt kim Đông xuân là 0,0338 lần năm 2006 và 0,0502 lần năm 2007. Sở dĩ tỷ suất này ở tổng công ty thấp và có sự sụt giảm là do trong các năm gần đây tổng công ty đầu tư thêm rất nhiều thiết bị máy móc mới nên tỷ lệ khấu hao cao làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của tổng công ty, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)