Tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 67 - 70)

Phân tích tổng hợp tình hình tài chính của tổng công ty nhằm mục đích đánh giá khái quát tình hình huy động các nguồn vốn và việc phân phối sử dụng các nguồn vốn kinh doanh, qua đó cho ta thấy được khả

năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Có thể nói rằng vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước vào sản xuất kinh doanh trước hết công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. Là một doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần có quy mô sản xuấ t lớn với các trang thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại tổng công ty đã tạo được một vị thế vững chắc trên thương trường, không chỉ ưu tiên cho xuất khẩu như trước kia nữa mà ngày càng chú trọng vào thị trường nội địa. Chính vì thế hàng năm tổng công ty cũng cần một lượng vốn khá lớn để đầu tư trang thiết bị, nâng cấp máy móc, đảm bảo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh được tiến hành theo đúng tiến độ đề ra.

Qua phân tích báo cáo tài chính của tổng công ty qua các năm (phụ lục 2) ta thấy: tổng giá trị tài sản của tổng công ty cũng như nguồn vốn chủ sở hữu tăng cao. Cụ thể tổng tài sản của tổng công ty năm 2007 là 1,080,334 triệu đồng tăng 166,533triệu đồng tương đương với 18,2 % so với năm 2006, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 29,2% do năm 2007 tổng công ty tiến hành phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng thêm vốn bổ sung cho hoạt động của tổng công ty.

Khả năng tự chủ tài chính của tổng công ty hàng năm đều ổn định ở mức 19% đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng khi tổng công ty vay vốn để sản xuất các đơn hàng xuất khẩu. Mặc dù hệ số nợ/tài sản của tổng công ty cao = 81% tổng tài sản nhưng tất cả các khoản nợ đều nằm trong hạn mức:

Bảng 20: Chi tiết các khoản nợ

TT TỔ CHỨC TD

HẠN MỨC 2007 DƯ NỢ NGẮN HẠN DƯ NỢ TRUNG DÀI HẠN TRẠNG THÁI NỢ Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng

1 NH Công thương HBT 90,000 15% 66,409 16% 2,276 2% Trong hạn 2 NH INDOVINA 70,000 12% 66,446 16% 0% Trong hạn 3 SGD NH ĐT&PTVN 230,000 40% 197,860 48% 29,367 28% Trong hạn 4 NH TM CP

Quân Đội 80,000 14% 47,101 12% 0 0% Trong hạn

5 Cty tài chính Dệt may 11,400 2% 10,340 3% 0% Trong hạn 6 NH NN&PTNT CN Hà Thành 100,000 17% 20,346 5% 0% Trong hạn 7 NH NN&PTNT Hà Nội - 3,348 3% Trong hạn 8 NH Công thương Bến Thuỷ 0 0% Trong hạn 9 NH Phát triển 67,011 64% Trong hạn 10 NH NN&PTNT Bắc HN 3,311 3% Trong hạn Tổng 581,400 408,502 105,313

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Khả năng thanh toán của công ty may đặc biệt quan trọng nó cho biết doanh nghiệp có đủ điều kiện để thực hiện các hợp đồng lớn và giao hàng đúng hẹn hay không.

- Khả năng thanh toán hiện hành = tiền và tài sản lưu động/nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán nhanh = tiền + các khoản phải thu + tài sản lưu động khác / nợ ngắn hạn

Bảng 21: Các chỉ số khả năng thanh toán

Đơn vị: lần

Chỉ tiêu thanh khoản Năm 2006 Năm 2007

1. Khả năng thanh toán hiện hành 0.96 0.95

2. Khả năng thanh toán nhanh 0.49 0.65

3. Khả năng thanh toán tức thời 0.04 0.24

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Ta thấy các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh và tức thời của tổng công ty năm 2007 cao hơn năm 2006 do nguồn dự trữ tiền mặt của tổng công ty tăng cao hơn cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2006 tổng tiền mặt của tổng công ty là 26646 triệu đồng chiếm 2,9% tổng giá trị tài sản trong khi năm 2007 tổng tiền mặt là 176347 triệu đồng chiếm 16,3% tổng giá trị tài sản. Tuy nhiên khả năng thanh toán hiện hành của tổng công ty không có sự biến động nhiều vì tiền mặt và tài sản lưu động của tổng công ty tăng nhưng tổng nợ cũng tăng với tỷ lệ tương tự, tỷ lệ hàng tồn kho của năm 2007 cũng giảm nhiều tư 30,4% xuống còn 20,6%.

Những chỉ số trên cho ta thấy tình hình tài chính của tổng công ty đang tương đối ổn định và tốt lên, khả năng tự chủ và sử dụng nguồn vốn hiệu quả tăng cao.Tổng công ty đang xây dựng hình ảnh về một đơn vị hoạt động tiên tiến trong ngành dệt may.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)