Nâng cao năng suất lao động và đào tạo nguồn nhân lực thay thế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 87)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

3.2.2. Nâng cao năng suất lao động và đào tạo nguồn nhân lực thay thế

Cho tới nay, mọi tổ chức, mọi quốc gia đều nhận thức được rằng nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất. Nhiều nước quanh ta như Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc rồi Nhật Bản, là những nước không giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng họ đã giàu mạnh lên nhanh chóng là nhờ nguồn nhân lực. Ngày nay, lợi thế về tài nguyên đối với các doanh nghiệp bắt đầu giảm dần vì tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, chỉ có nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt - đó là nguồn nhân lực. Tổng công ty phải học cách quản lý tốt nguồn nhân lực, sử dụng nó một cách có hiệu quả.

Tổng công ty cần đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động, tổng công ty cần xây dựng được chiến lược đào tạo phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp. Bên cạnh những tiềm năng to lớn như nguồn lao động dồi dào, chịu khó ham học hỏi, thông minh khéo tay và tiếp thu nhanh chóng tri thức và công nghệ… nguồn nhân lực tổng còn bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội như: tác phong và tư duy của người sản xuất nhỏ chưa phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và công nghiệp hoá, chưa coi trọng chữ tín trong kinh doanh, thói quen mạnh ai nấy làm, thiếu sự hợp tác, chia sẻ và thiếu ý thức làm việc theo nhóm, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động marketing, thiếu kỹ năng trong đàm phán thương mại và tranh chấp các vụ kiện tụng thương mại. Vì vậy lãnh đạo tổng công ty nên có chính sách ưu tiên đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực và đội ngũ công nhân lành nghề. Cụ thể là:

Đội ngũ bán hàng được coi như bộ mặt của doanh nghiệp và là yếu tố hữu hiệu góp phần xây dựng nên hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp. Họ là đối tượng đầu tiên và cũng là đối tượng thường xuyên nhất phải tiếp xúc, giao dịch với khách hàng. Thành công trong việc phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp giúp công ty thu hút và giữ được khách hàng. Một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt, có khả năng chào hàng trực tiếp và hiểu biết về văn hoá, phong cách kinh doanh của đối tác. Họ phải có thái độ tôn trọng và tích cực khi tiếp thu ý kiến của khách hàng, có khả năng giải đáp và quyết định nhanh các vấn đề đặt ra trong kinh doanh một các dứt khoát, rõ ràng và tin cậy đồng thời phải biết duy trì và giữ vững mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với khách hàng. Tổng công ty cần đào tạo đội ngũ bán hàng cho tất cả những đại lý bán sỉ và lẻ sản phẩm của tổng công ty để chuyên nghiệp hóa hoạt động của đội ngũ này, tạo ra một hệ thống đồng bộ trên cả nước.

- Nâng cao tay nghề cho người lao động trực tiếp:

Hàng năm tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện kỹ thuật mới cho đội ngũ lao động ơ trình độ thấp, để những công nhân bậc cao giám sát và làm cùng dây truyền với những lao động trẻ để tránh những chi tiết, sản phẩm hỏng. Do tổng công ty có nhiều đơn vị hoạt động khác nhau nên mỗi nhà máy, xí nghiệp cần sắp lịch đào tạo vào thời điểm trước khi có đơn hàng mới, vụ sản xuất chính, tuyên dương những lao động giỏi để họ chia sẻ kinh nghiệm cho các công nhân khác.

- Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ thiết kế

Hiện tại đây đang là vấn đề hàng đầu được quan tâm tại tổng công ty, mặc dù đã có được một đội ngũ nhà thiết kế tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tổng công ty cần đưa các nhà thiết kế tham dự các khóa

đào tạo tại các nước để họ có thể bắt nhịp với sự phát triển của thị trường thời trang và cho ra đời các sản phẩm phù hợp.

Ngoài ra tổng công ty cần thuê những chuyên gia thời trang nước ngoài có uy tín để ngay lúc này đưa ra những sản phẩm có thiết kế đẹp, thu hút khách hàng nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu sản phẩm.

Mức đầu tư cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đạt một tỷ lệ hợp lý trong quỹ tiền lương của tổng công ty. Hiện tại quỹ lương của tổng công ty chiếm 11,8% tổng chi phí sản xuất , trong đó có chi phí đào tạo chỉ có 0,6%. Tổng công ty cần tăng thêm chi phí để đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để tăng cường quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào của doanh nghiệp.

Cần xây dựng mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và các cấp dưới: Lãnh đạo phải là người có đạo đức và lối sống đẹp, phải luôn gần gũi với cấp dưới, nắm bắt tâm tư , tình cảm của họ để có chính sách thoả đáng, làm thoả mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của mọi thành viên. Lãnh đạo đối xử tốt với các cấp dưới thì họ sẽ nhiệt tình cống hiến cho lợi ích của doanh nghiệp. Lãnh đạo đối xử với cấp dưới như thế nào thì cấp dưới đối xử với khách hàng như vậy, và khi khách hàng đã không thoả mãn, không hài lòng thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ kém. Lãnh đạo tổng công ty cần nghiên cứu mọi sáng kiến, giải pháp kỹ thuật của nhân viên để áp dụng, phát hiện ra nhân tài để bồi dưỡng thành người lãnh đạo doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng vì đặc thù của ngành này đòi hỏi nguồn nhân lực phải có tay nghề cao, vì vậy tổng công ty cũng cần chú ý tới chính sách nguồn nhân lực để tạo ra lợi thế để cạnh tranh. Kết hợp cùng với các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp… để đào tạo ra đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công nhân phục vụ cho quá trình sản xuất, tránh việc thiếu nguồn nhân công gây ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.

Năng suất lao động đóng vai trò then chốt trong việc hạ giá thành sản phẩm và là kết quả của công tác quản lý sản xuất của tổng công ty. Năng suất lao động xác định mức độ tối ưu hóa quá trình biến đổi vật tư, nguyên liệu và các dịch vụ đầu của công ty vào thành các sản phẩm cuối cùng. Đối với ngành dệt may, năng suất lao động liên quan chặt chẽ đến:

- Số lượng lao động, số giờ lao động trực tiếp dành cho sản xuất - Chất lượng đội ngũ lao động

- Trình độ công nghệ của máy móc, thiết bị, vật tư nguyên phụ liệu đầu vào - Hiệu quả của công tác quản lý sản xuất toàn hệ thống.

Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động cần phải tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và có chính sách đối đãi hợp lý với người lao động.

3.2.3. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và đầu tƣ máy móc trang thiết bị hiện đại

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tổng công ty phải nhanh chóng đổi mới công nghệ để cải thiện tình hình lạc hậu, không đồng bộ về công nghệ trong điều kiện trong nước không đáp ứng được phải nhập khẩu thiết bị máy móc, bổ sung những thiết bị có tính yết hầu về chất lượng trong những dây chuyền sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu, chú trọng đầu tư những trang thiết bị công nghệ mới tạo ra những sản phẩm có tính chất khác biệt để bán với giá thành cao nhất. Thí dụ: sản phẩm vải dệt kim co giãn 4 chiều, vải có rappo (sọc vải) lớn.

Tuy nhiên không phải cứ công nghệ cao, hiện đại là tốt mà điều quan trọng là tổng công ty phải lựa chọn cho mình công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc thù sản phẩm, trình độ tay nghề của người lao động nhằm tối ưu hoá việc kết hợp các nguồn lực để đạt được hiệu quả cao, từ đó tạo điều kiện tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.Tổng công ty sản xuất tương đối nhiều mặt hàng vì vậy sử dụng hệ thống máy móc thiết bị lớn, tuy

nhiên mỗi loại máy móc lại của một hãng khác nhau nên nhiều khi để cùng hoạt động trên một dây truyền sẽ có sự không tương thích. Hiện nay, 70% các thiết bị tổng công ty sử dụng là các thiết bị mới chỉ có 30% là các thiết bị máy móc cũ. Mặc dù những máy móc thiết bị này vẫn sử dụng được nhưng không phù hợp với các máy móc khác trong toàn hệ thống , dẫn đến tình trạng làm giảm công suất máy móc. Ví dụ: trong dây truyền sản xuất khăn (phụ lục 1) hệ thống dây truyền từ Mắc - Hồ - Sợi đều trang bị hiện đại bằng hệ thống máy móc của Vamatex- Italya nhưng công nghệ nhuộm vẫn sử dụng hệ thống máy móc cũ dẫn đến tình trạng màu phun không đều, chậm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như công suất hoạt động. Để khai thác tối đa hiệu quả các thiết bị máy móc , tổng công ty cần thay thế máy nhuộm cũ bằng máy mới đồng bộ với hệ thống máy của công đoạn Mắc- Hồ-Sợi.

Đây là biện pháp quan trọng để tổng công ty có thể chiếm ưu thế về cạnh tranh đối với hàng trong nước cũng như hàng nhập khẩu ở ngay thị trường trong nước, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hoá một trong những khâu quan trọng trong tiến trình hội nhập.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị máy móc, công nghệ nhập khẩu công ty cần tập trung học tập nguyên tắc thiết kế để có thể tự thiết kế lại đưa vào thích nghi với từng loại sản phẩm, cải tiến các công nghệ hiện có để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng trong doanh nghiệp.

3.2.4. Huy động và sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả

Tài chính là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động của tổng công ty được tiến hành trôi chảy, đúng kế hoạch và tiến độ. Hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu của tổng công ty: tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị công ty , tăng trưởng và phát triển. Tổng công ty cần xác lập, huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động của tổng công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Lãnh đạo phải kiểm soát

được tài chính của tổng công ty, muốn vậy, lãnh đạo cần phải phân tích một cách tỉ mỉ và hoạch định tài chính một cách cụ thể cho từng khối công việc theo từng thời gian.

Hiện nay hoạt động gia công không chiếm dụng nhiều nguồn vốn của tổng công ty do nguyên liệu và mẫu mã đều do bên đối tác gửi sang. Do vậy , lãnh đạo tổng công ty cần tập trung tài chính cho hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm để kinh doanh trực tiếp. Ngoài ra kế hoạch tài chính cho năm, cho quý, cho việc mua sắm thiết bị máy móc cũng cần được cân nhắc xem có phù hợp với điều kiện tài chính hiện tại của tổng công ty.

Nguồn vốn của tổng công ty một phần của nhà nước, một phần của cán bộ công nhân viên, một phần của các thành viên góp vốn trên thị trường chứng khoán. Do vậy tổng công ty cần đưa ra các chính sách đầu tư thích hợp để không làm thất thoát nguồn vốn của nhà nước đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng vốn.

- Đầu tư có trọng điểm vào những nhà máy có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt đem lại hiệu quả cao, những sản phẩm có doanh số và lợi nhuận cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ như: các sản phẩm may mặc cho trẻ em, vải demi ...là các sản phẩm đang đem lại hiệu quả, cần được đầu tư để tăng năng suất.

- Đầu tư thay thế những thiết bị đã lạc hậu để hệ thống sản xuất đồng bộ nhằm đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt và khai thác được hết công suất sử dụng của máy móc.

- Góp vốn vào những đơn vị kinh doanh có những sản phẩm chất lượng trong ngành, tiến tới việc sáp nhập những tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ vào tổng công ty. Chuyển hướng sản xuất tại những đơn vị làm ăn không hiệu quả trong tổng công ty và chuyển nhượng lại những đơn vị không phù hợp.

3.2.5 .Các chính sách marketing

3.2.5.1 . Chiến lƣợc sản phẩm.

Chọn những sản phẩm mà tổng công ty có thế mạnh

Các sản phẩm như vải demi, các sản phẩm dệt kim là những mặt hàng đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho tổng công ty, do vậy công ty cần tập trung cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển và nâng cao của xã hội (mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả hợp lý...)

Tiếp tục nâng cao chất lƣợng sản phẩm

- Lựa chọn nguyên liệu chế biến hợp lý để sản phẩm có chất lượng cao - Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, đặc biệt là công tác quản lý thiết bị máy móc: bảo toàn, bảo dưỡng thiết bị đúng qui định để tạo ra những sản phẩm tốt, không có lỗi trong quá trình sản xuất.

- Tăng cường quản lý thao tác của công nhân, tránh làm bừa, làm ẩu gây ra sản phẩm xấu.

- Kiểm soát chặt chẽ các qui trình, qui phạm kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

- Tiếp cận với các tiêu chuẩn sản phẩm đòi hỏi của khách hàng, các tiêu chuẩn sản phẩm của các nước tiên tiến để áp dụng trong quá trình sản xuất tại công ty – hàng năm nên ban hành lại các tiêu chuẩn, rà soát các chỉ tiêu trong bộ tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tạo ra sự khác biệt hoá về sản phẩm:

Với việc phát triển những sản phẩm có tính đặc thù, đặc trưng về thiết kế, mẫu mã, chất lượng hay mang tính năng sử dụng đặc biệt so với các sản phẩm khác có sẵn trên thị trường, tổng công ty cũng có thể lựa chọn chiến lược cạnh tranh dựa trên sự khác biệt. Chiến lược cạnh tranh dựa trên sự khác biệt đòi hỏi công ty cần phải có những lợi thế nổi bật mà các đối thủ cạnh

tranh khác không có hoặc có nhưng không thể so sánh bằng xét về các mặt như công nghệ, dịch vụ, phân phối, thương hiệu sản phẩm hay uy tín doanh nghiệp. Dựa trên những lợi thế này, tổng công ty có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có tính khác biệt về tính kỹ thuật, về hình thức mẫu mã hay bất kỳ tiêu chí nào khác mà khách hàng quan tâm. Sự khác biệt trong sản phẩm của tổng công ty khi đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và được ưa chuộng sẽ là nhân tố hết sức quan trọng để tổng công ty giữ vững và phát triển được thị trường.

Tuy nhiên, chiến lược cạnh tranh của tổng công ty ngày nay không chỉ đơn thuần là cạnh tranh về giá hay dựa trên sự khác biệt. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ và nhu cầu tiêu dùng thay đổi nhanh chóng đặt tổng công ty trước yêu cầu phải không ngừng phát triển sản phẩm và tạo ra những sản phẩm mới với tính năng và hình thức thay đổi và ngày càng nổi trội.

Do vậy, tổng công ty cần xây dựng chiến lược cạnh tranh một cách linh hoạt trên cơ sở phân tích tổng hợp những yếu tố có liên quan. Cụ thể, tổng công ty cần tập trung xây dựng chiến lược cạnh tranh xuất khẩu và cạnh tranh nội địa phù hợp.

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh hiện nay, việc sản xuất những sản phẩm có chất lượng và cung cấp dịch vụ tốt, thậm chí ngay cả với mức giá cạnh tranh không hẳn đã là sự đảm bảo chiếm lĩnh được thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)