Tình hình tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 44 - 47)

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may

2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty

Có 6 chủng loại sản phẩm chủ yếu có sản lượng chiếm tỷ trọng tiêu thụ cao trong tổng sản lượng tiêu thụ: sợi các loại, vải denim, vải dệt kim, sản phẩm dệt kim, sản phẩm vải dệt thoi, sản phẩm khăn.

Bảng 7: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính Mặt hàng ĐVT Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) Số lượng Giá trị (trđ) Số lượng Giá trị (trđ) Sợi các loại Tấn 10.617 387.485 11.630 479.361 109,5 Vải Denim 1000m 7.560 148.813 5.730 103.801 75,8 Vải dệt kim Tấn 1.597 17819 1.937 32.113 121,0 Sản phẩm dệt kim 1000SP 7.591 255.510 8.571 309.821 115,0 Sản phẩm vải dệt thoi 1000SP 603 35.357 732 46.037 102,0 Sản phẩm khăn 1000SP 10.781 82.801 121.90 97.025 113,0

Nguồn: Phòng Thương mại

Qua bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ của tổng công ty đều tăng cả về số lượng và giá trị trừ sản phẩm vải Denim do nhu cầu thị trường biến động vì vậy mặt hàng này có giảm. Đặc biệt có những sản phẩm tốc độ tăng về giá trị còn lớn hơn về số lượng chứng tỏ các mặt hàng của tổng công ty đã tạo được uy tín trên thị trường. Tổng công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ những mặt hàng này.

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty:

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm sợi: chủ yếu là các công ty làm hàng dệt may xuất khẩu đến với tổng công ty do chất lượng sản phẩm sợi là rất tốt, đặc biệt là các công ty trong TP Hồ Chí Minh. Đây là thị trường tiêu thụ rất mạnh các mặt hàng sợi chải thô với số lượng rất lớn tới hơn 150 tỷ đồng mỗi năm. Thị trường Hà Nội và một số tỉnh khác chưa tiêu thụ mạnh lắm. Hà Nội khoảng 14 tỷ, các tỉnh khác khoảng 10 tỷ đồng mỗi năm. Các nhà máy dệt trong tổng công ty cũng tiêu thụ một lượng không nhỏ khoảng 20 tỷ đồng mỗi năm. Thị trường xuất khẩu cũng đóng vai trò quan trọng và tăng đều hàng năm như các thị trường: Hàn Quốc, Đài Loan.

- Thị trường may mặc dệt kim, khăn bông: khác với thị trường sợi, thị trường may mặc dệt kim, khăn bông chủ yếu xuất khẩu sang thị trường nước

ngoài như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Italia, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan… Trong đó Nhật là thị trường truyền thống tiêu thụ nhiều nhất, doanh thu hàng năm khoảng 30 triệu USD. Đặc biệt là thị trường Mỹ tuy mới nhưng năm 2005 đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty. Các thị trường khác là thị trường mới nhưng đầy tiềm năng, tỷ lệ khối lượng xuất khẩu sang các thị trường này đều tăng trưởng hàng năm khoảng 15%. Thị trường trong nước với dân số đông trên 80 triệu người nhưng doanh thu thấp chỉ khoảng 10 %. Về thị trường tiêu thụ khăn bông nội địa còn rất hạn chế, chủ yếu do năng lực sản xuất không đáp ứng được nhu cầu và mẫu mã còn chưa phù hợp với người tiêu dùng, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trong thị trường nội địa là các loại khăn xuống loại hoặc không đạt chất lượng của thị trường khăn xuất khẩu.

- Thị trường tiêu thụ vải Denim: mặc dù đây là sản phẩm rất mới của tổng công ty nhưng đã sớm chiếm lĩnh được thị trường trong nước và đang từng bước đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây là thị trường đầy tiềm năng của tổng công ty, thị trường chủ yếu là các khách hàng từ phía nam như công ty Vĩnh Phát, công ty Nam Tiến, công ty Yến Lợi...sản phẩm đã được xuất sang các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Irắc, Nhật Bản...với doanh thu năm 2006 chỉ là 290.596 USD nhưng tới năm 2007 lên đến 453.505 USD và sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn trong những năm tới.

Bảng 8: Tình hình xuất khẩu vào một số thị trƣờng

Đơn vị: USD Thị trường Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Châu Âu 2.710.520 1.364.117 2.402.038 2.152.496 3.015.623 Nhật 6.448.635 3.448.609 3.470.176 3.480.050 3.731.682 Mỹ 1.492.107 14.067.972 18.372.337 20.102.319 23.850.170 TT khác 6.369.738 4.569.302 3.837.449 3.976.000 4.621.078 T.KNgạch 17.021.000 23.450.000 28.082.000 29.710.865 35.218.553 Nguồn: phòng XNK

Thị trường thế giới những năm qua có biến động không ngừng nhưng, nhìn chung tổng kinh ngạch xuất khẩu vào các thị trường hàng năm đều tăng chứng tỏ quan hệ kinh tế của tổng công ty phát triển rất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)