2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may
2.2.2.1. Lao động và năng suất lao động
Cơ cấu lao động của tổng công ty
Nhận thức rõ được vai trò của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng công ty luôn qua tâm tới công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Luôn quan tâm tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên, đó cũng là động lực thúc đẩy công nhân viên làm việc hăng say hơn, gắn bó với tổng công ty hơn và giúp tổng công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Số lượng lao động ngày càng tăng, số lượng lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng cao. Đây là điều kiên để tổng công ty phát huy hết những tiềm năng sẵn có và nguồn lực chưa được khai thác hết. Hàng năm, tổng công ty luôn tổ chức cho công nhân thi nâng bậc tay nghề, tạo điều kiện cho nhân viên các phòng ban đi học đại học tại chức và một số khoá đào tạo ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, kiến thức chuyên môn về khoa học kỹ thuật.
Do đặc thù của ngành Dệt may, lực lượng lao động chủ yếu là lao động nữ, độ tuổi còn trẻ tập trung nhiều ở các bộ phận sản xuất. Nhìn chung trình độ cán bộ công nhân viên của tổng công ty trong những năm gần đây có được nâng cao nhưng chưa đồng đều.
Bảng 9: Tổng hợp nguồn nhân lực của tổng công ty
TT Các chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
số lượng tỷ trọng số lượng tỷ trọng số lượng tỷ trọng I Tổng số cán bộ công nhân viên 5247 100 5474 100 5593 100
1 Lao động gián tiếp 585 11,15 597 10,91 640 11,45 2 Lao động trực tiếp 4662 88,85 4877 89,09 4953 88,55 II Phân theo khu vực
1 Hà Nội 3588 68,38 3800 69,42 3900 69,73
2 Vinh 579 11,38 649 11,86 653 11,68
3 Hà Đông 732 13,95 669 12,22 680 12,15
4 Đông Mỹ 330 6,29 356 6,5 360 6,44
III Phân theo trình độ
1 Đại học 672 12,81 711 12,99 803 14,36
2 Cao đẳng, trung cấp 191 3,64 213 3,89 254 4,54
3 Công nhân 4384 83,55 4550 83.12 4536 81,10
Nguồn: Phòng TCHC
Nhìn vào bảng trên ta thấy, do nhu cầu sản xuất tăng số lượng nhân công của tổng công ty ngày càng tăng.Trong đó lực lượng lao động có trình độ đại học năm 2006 tăng 2,63% so với năm 2005,lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2006 tăng 0,65%.
Theo số liệu của Tập đoàn dệt may Việt Nam(VINATEX), xét về trình độ lao động chung trong ngành năm 2006.
Bảng 10: Trình độ lao động Vinatex STT Chỉ số Ngành dệt Ngành may 1 Đại học 5,08 2,01 2 Cao đẳng và trung cấp 6,75 5,50 3 Kỹ thuật viên 3,34 3,78 4 Công nhân bậc 5/7 18,82 6,30 5 Lao động phổ thông 66,01 78,91 Tổng số 100% 100%
Qua so sánh trình độ lao động của tổng công ty với toàn ngành dệt may ta thấy: số lượng lao động có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng của tổng công ty Hanosimex chiếm 18,9 % so với tổng lực lượng lao động cao hơn số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng trong ngành chỉ chiếm 11,83% và 7,51%
Tiền lương và tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương của tổng công ty bao gồm các thành phần:
- Tiền lương năng suất lao động hàng tháng (lương sản phẩm, lương thời gian…)
- Các khoản phụ cấp: lễ tết, ốm đau, phụ cấp trách nhiệm…
- Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, bậc thợ giỏi, thưởng hoàn thành nhiệm vụ
- Các khoản trả theo chế độ BHXH: độc hại, ốm đau, thai sản…
Do tổng công ty có 2 khối làm việc theo nhiệm vụ: khối hành chính sự nghiệp và khối sản xuất vì vậy tổng công ty áp dụng hai hình thức trả lương thường dùng đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm đối với từng khối riêng.
- Hình thức trả lương theo thời gian: là hình thức tiền lương được trả căn cứ theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Hình thức này được áp dụng cho bộ phận giám đốc, các phòng ban chức năng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên khối nghiệp vụ.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương cho người lao động trực tiếp sản xuất mà số tiền người lao động nhận được căn cứ vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn thành.
Bảng 11: Tình hình chung về lao động tiền lƣơng của tổng công ty Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm So sánh (07/06) 2005 2006 2007
Lao động b/q năm Người 5.247 5.474 5.593 102,2%
Tổng quỹ lương Tr. đồng 82.711 90.264 97.704 108,2% Thu nhập b/q năm đ/ng/thg K/v Hà Nội “ 1.400.000 1.560.000 1.700.000 109,0% K/v Đông Mỹ “ 1.320.000 1.350.000 1.500.000 111,1% K/v Hà Đông “ 980.000 1.400.000 1.520.000 108,6% K/v Vinh “ 1.200.000 1.290.000 1.320.000 102,3% Nguồn: Phòng KHTT
Mức thu nhập của người lao động trong tổng công ty nhìn chung là có tăng và tương đối ổn định, tăng cao nhất là khu vực Đông Mỹ 11,1%. So với toàn ngành Dệt May Việt Nam thì mức thu nhập trên của người lao động là vào mức khá (thu nhập toàn ngành vào khoảng 1,2 triệu đồng/người/tháng).
Hiệu quả xây dựng định mức và sử dụng thời gian lao động
Hiện nay tổng công ty đang áp dụng hai phương pháp xây dựng mức thời gian lao động là:
- Phương pháp thống kê: Mức thời gian lao động được xây dựng dựa trên các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để hoàn thành các sản phẩm cũng như các công việc đã hoàn thành trước đó. Các số liệu thống kê này
thường được lấy từ các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất và tình hình hoàn thành định mức lao động của năm trước.
- Phương pháp kinh nghiệm: Mức lao động xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã được tích luỹ của cán bộ định mức hay những người công nhân lành nghề.
Ví dụ: Định mức thời gian lao động khi sản xuất sợi Ne 30: Máy bông: 1,3 tấn xơ PE/ người xé bông
Máy chải: 6 máy/người/ca Máy ghép: 3 máy/người/ca
Lao động của công ty được chia làm hai khối và hướng sử dụng thời gian áp dụng với từng khối là khác nhau:
- Khối công nhân sản xuất: tổng công ty bao gồm các ngành nghề khác nhau nên mỗi nhà máy thành viên có quỹ thời gian lao động khác nhau:
+ Các nhà máy sợi, dệt chuyên sản xuất 3 ca nên thời gian lao động của công nhân thực hiện theo đúng qui định của nhà nước ngày làm việc 8 tiếng. Trường hợp cần thiết có đơn hàng đặt gấp thì phải tăng ca để kịp giao hàng.
Thời gian các ca được chia ra như sau: Ca sáng: từ 6 giờ đến 14 giờ.
Ca chiều: từ 14 giờ đến 22 giờ
Ca đêm: từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau Một ngày nghỉ đổi ca sau đó lại tiếp tục
+ Các nhà máy may với đặc thù riêng của mình chỉ hai ca
+ Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ: làm việc theo giờ hành chính 48 giờ/tuần, chủ nhật nghỉ.
Sáng làm việc từ 7 giờ 30 đến 12 giờ; Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30
Năng suất lao động của các nhà máy nhìn chung là tương đối tốt do có sự đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị nên năng suất ngày càng được nâng cao.
Bảng 12: Năng suất lao động qui chuẩn của công nhân may
Tên sản phẩm Đơn vị tính Loại không thêu Loại có thêu
Áo Polo Shirt ngắn tay Áo/người/ca 14,9 14,7
Áo Polo Shirt dài tay “ 15,4 15,4
Áo T – Shirt “ 23,9 23,6
Áo Hi Neck “ 26,4 25,9
Bộ thể thao Bộ/người/ca 8
Nguồn: Phòng KTĐT
Bảng 13: Năng suất lao động của ngành may
Nội dung Đơn vi Thấp
nhất Cao nhất
Trung bình 1.Năng suất
- Áo Polo Shirt - Áo sơ mi dệt kim
Sp/người/ca 7,8 9,2 19,5 24,4