Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty TNHH MTV môi trường đô thị hà nội (Trang 94 - 101)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH MT

4.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính

Hiện đại hóa thông tin, tăng cƣờng quản lý nội bộ và kiểm soát nội bộ sẽ giúp Công ty hoàn thiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh, góp phần trực tiếp hoàn thiện công tác quản lý tài chính. Theo đó, Công ty nên tiến hành các giải pháp chủ yếu sau:

- Việc ban hành chính sách về kiểm tra, giám sát tình hình tài chính đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh là cần thiết. Cơ chế kiểm soát giúp Công ty thực hiện tốt công tác tài chính nằm trong chiến lƣợc tài chính nói riêng và chiến lƣợc kinh doanh nói chung của Công ty. Mức độ sở hữu gắn với mức độ kiểm soát vốn cũng là một vấn đề giúp việc điều hành nguồn vốn trong Công ty tập trung hơn, hƣớng từ kiểm soát hành chính sang điều hành quản lý, giúp cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc Công ty có thể nằm bắt đƣợc tình hình tài chính, xác định đƣợc kết quả kinh doanh của Công ty một cách chính xác.

- Tiếp đó cần thực hiện xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cụ thể làm quy chuẩn chung để triển khai đánh giá.

- Việc kiểm tra, giám sát nên chuyển từ cách kiểm tra, giám sát quá trình ra quyết định của các phòng ban chuyên môn sang việc xây dựng các chỉ tiêu và đánh giá theo mức độ các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính của các phòng ban chuyên môn nhƣ lãi, lỗ, tỷ suất lợi nhuận

Đối với các hoạt động công ích cần xây dựng và thực hiện một số chỉ tiêu chính là số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm công ích cung cấp cho xã hội, mức độ cung cấp cho xã hội, mức độ bảo toàn và phát triển vốn.

- Công ty cần thực hiện chế độ công khai báo cáo tài chính kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính kế toán bao gồm: các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ với các chỉ tiêu đảm bảo cho Ban Giám đốc, ngƣời đầu tƣ và các đối tƣợng có liên quan có thể nắm bắt đƣợc tình hình tài chính để đƣa ra các quyết định của mình.

- Hệ thống kế toán cần phải đƣợc xây dựng phù hợp với các yêu cầu, đặc điểm của Công ty. Công ty cần vận dụng có chọn lọc thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kế toán, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện chế độ kế toán của Bộ tài chính ban hành và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Cơ chế quản lý tài chính của Công ty cần quy định rõ về trách nhiệm chấp hành các quy chế, thể lệ kế toán thống kê của Nhà nƣớc nhƣ: công tác hạch toán kế toán, mẫu biểu kế toán, thời gian lập báo cáo kế toán… Công ty cần có quy định rõ và yêu cầu thực hiện chặt chẽ về thời gian, cách thức lập báo cáo kế toán, quyết toán, lập kế hoạch tài chính để kịp thời điều chỉnh phân tích tình hình sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Công ty cần ban hành chế độ nội bộ về công tác kế toán quản lý áp dụng cho toàn Công ty bởi công tác này giúp cho Công ty điều hành một cách toàn diện hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Hệ thống kế toán cũng cần đƣợc sửa đổi dựa theo một số nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ hạch toán, kế toàn phải hạch toán đến từng dịch vụ và là công cụ đắc lực để Ban Giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch và định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh. Hệ thống mẫu biểu, báo cáo gọn nhẹ, đầy đủ đƣợc ứng dụng báo cáo trên mạng với phần mềm kế toán Misa. Kết quả kinh doanh

đƣợc hợp nhất trong báo cáo tài chính theo nguyên tắc đƣợc nhà nƣớc chấp nhận. Đặc biệt chú trọng tới việc đầu tƣ phát triển các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý công việc tiên tiến, an toàn, chính xác, nhanh chóng để sử dụng một cách có hiệu quả, nâng cao hiệu suất làm việc. Các nhân viên tài chính kế toán, cán bộ quản lý tài chính đƣợc quan tâm và có các chiến lƣợc đào tạo nâng cao theo những lộ trình cụ thể để có những đội ngũ làm công tác kế toán tài chính đủ sức đảm đƣơng những nhiệm vụ trong thời gian tới.

- Công tác tài chính và công tác kiểm toán nội bộ cũng cần đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ hơn. Hiện nay tuy đã có Ban kiểm soát để kiểm soát nội bộ nhƣng vẫn chƣa có một quy định cụ thể đƣợc xây dựng trên cơ sở chế độ kiểm soát chung của Nhà nƣớc trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại, quy định này vừa mang tính chất hƣớng dẫn thực hiện đúng chế độ mà còn là những chuẩn mực để xử lý một cách nhanh chóng những vi phảm xảy ra, tránh hiện tƣợng vi phạm kéo dài gây tổn thất cho Công ty và các nhà đầu tƣ.

- Tăng cƣờng hoạt động giám sát từ phía UBND thành phố. Cụ thế: Phối hợp DN tiến hành phân tích, đánh giá các nguyên nhân chính dẫn tới khả năng mất an toàn tài chính của DN; Phối hợp với DN xây dựng phƣơng án khắc phục các khó khăn tài chính của DN; Quy định tần suất báo cáo, các tiêu chí giám sát và cơ chế phản hồi thông tin giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu, DN và các bên liên quan khác (nếu cần); Giám sát DN thực hiện phƣơng án đã đƣợc phê duyệt; Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của DN để đƣa ra ý kiến chỉ đạo đối với DN; Trong trƣờng hợp cần thiết, cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức kiểm tra DN nhằm đánh giá tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu trong các báo cáo của DN; Trình

cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của DN không đƣợc cải thiện…

Giám sát hoạt động tài chính cần thực hiện đồng thời các phƣơng thức nhƣ: Trực tiếp (Kiểm tra, thanh tra trực tiếp tại DN); Gián tiếp (Theo dõi và kiểm tra tình hình của DN thông qua các báo cáo tài chính (BCTC), thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu); Giám sát trƣớc (Xem xét, kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tƣ, phƣơng án huy động vốn, các dự án và phƣơng án khác của DN); Giám sát trong (Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án của DN, việc chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án); và Giám sát sau (Kiểm tra kết quả hoạt động của DN trên cơ sở các báo cáo định kỳ, kết quả chấp hành pháp luật của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc điều lệ DN, việc tuân thủ các quy định của pháp luật).

Công ty cần thực hiện kế hợp nhiều hoạt động giám sát nhƣ giám sát trong – giám sát ngoài, kiểm tra thƣờng xuyên – kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của DN và có cảnh báo, giải pháp xử lý.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một DN để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, lập các kế hoạch của doanh nghiệp và đồng thời quản lý hiệu quả vốn hoạt động của Công ty. Công tác quản lý vốn đầu tƣ trong quá trình hoạt động, duy trì và mở rộng muốn hiệu quả thì chịu tác động rất lớn từ công tác quản lý tài chính. Điều này cho thấy rằng hoạt động quản lý tài chính là nhiệm vụ quan trọng, vừa là công cụ hữu hiệu luôn cần đƣợc quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động tài chính nói riêng ở Công ty TNHH MTV Môi trƣờng Đô thị Hà Nội. Quản lý tài chính sao cho có hiệu quả, tránh lãng phí, tránh suy giảm chất lƣợng của các dịch vụ luôn là vấn đề hàng đầu của mọi công ty chứ không chỉ riêng Công ty TNHH MTV Môi trƣờng Đô thị Hà Nội. Đó là nền tảng cho sự phát triển của chính Công ty, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và góp phần tích cực vào sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ với chức năng đảm bảo các chính sách an sinh xã hội của Nhà nƣớc. Vì vậy, quản lý tài chính ở Công ty cần đƣợc chú trọng, quan tâm đúng mực thì công ty mới có thể phát triển vững chắc,lâu dài đông thời khẳng định vị thế, cạnh tranh với các công ty khác trên thị trƣờng.

Qua nghiên cứu, tình hình quản lý tài chính ở Công ty TNHH MTV Môi trƣờng Đô thị Hà Nội mặc dù đã có những kết quả nhất định, luôn đƣợc đầu tƣ quan tâm và giám sát chặt chẽ, tạo nên hiệu quả nâng tầm phát triển của công ty nhƣng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại mà công ty cần nhìn nhận, xem xét lại để tìm ra điểm hạn chế và cách khắc phục nó. Nếu công ty có những giải pháp hoàn thiện tích cực đúng đắn chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh to lớn, mang lại lợi ích cho không chỉ chính Công ty mà còn cả ngƣời lao động và rộng hơn là sự phát triển của ngành môi

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Ngọc Minh Thƣ, (2011). Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

2. Công ty TNHH MTV Môi trƣờng Đô thị Hà Nội, 2015, Báo cáo tài chính năm 2015.

3. Công ty TNHH MTV Môi trƣờng Đô thị Hà Nội, 2016, Báo cáo tài chính năm 2016.

4. Công ty TNHH MTV Môi trƣờng Đô thị Hà Nội, 2017, Báo cáo tài chính năm 2017.

5. Dƣơng Kim Ngọc, 2015, Cơ chế quản lý tài chính ở Tổng Công ty Cổ phần Sông Đà, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

6. Dƣơng Thị Mỹ Lâm, 2007, Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty Truyền tải điện 4, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 7. Ngô Trí Tuệ, 2004, Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cƣờng quản lý tài chính tại Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Ngô Thế Chi & Nguyễn Trọng Cơ, 2014. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

9. Nguyễn Đình Kiệm & Bạch Đức Hiển, 2010. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

10. Nguyễn Đức Trí, 2010, Cải tiến hoạt động phân tích tài chính ở Doanh nghiệp Nhà nƣớc sau cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.

12. Nguyễn Minh Kiều, 2010, Tài chính doanh nghiệp - Lý thuyết và thực hành quản lý ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

13. Nguyễn Tấn Bình, 2015, Quản trị tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp.

14. Nguyễn Thanh Liêm, 2015, Quản trị tài chính, Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

15. Nguyễn Thị Nga, 2008, Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cƣờng quản lý tài chính tại Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.

16. Nguyễn Trọng Cơ & Nghiêm Thị Thà, 2015. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp lý thuyết và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 17. Trần Thị Minh Hƣơng, 2008, Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.

18. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2004. Xây dựng cơ chế tự chủ tài chính để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Đề tài khoa học cấp Bộ. 19. Vũ Thị Bích Quỳnh, 2015. Lý thuyết quản trị tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

20. Vũ Thị Lƣơng, 2014. Công tác quản lý tài chính tại Viện Khoa học lao động và Xã hội, Luận văn thạc sĩ.

21. Vũ Xuân Việt, 2012. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bƣu điện tỉnh Lâm Đồng. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty TNHH MTV môi trường đô thị hà nội (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)