Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung, hà nội (Trang 80 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Hoàn thiện hệ thống giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng

4.2.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát tín dụng

4.2.5.1. Hoạt động kiểm soát nội bộ

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đảm bảo hoạt động tín dụng đạt chất lƣợng cao. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát và kết đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, thì công tác kiểm tra, kiểm soát là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng tín dụng. Trong công tác kiểm tra, kiểm soát, ngân hàng cần đảm bảo thực hiện kiểm tra tất cả các khâu của quá trình cho vay. Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, giám sát tại ngân hàng, cần thực hiện các biện pháp sau:

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát phải đƣợc thực hiện định kỳ hoặc đột xuất để phát hiện sai sót và cảnh báo các vi phạm từ đó có những biện pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm về quy trình, quy chế tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới tiến hành xử lý, gây mất thời gian và tốn kém về chi phí cho ngân hàng.

Phân công, xác định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của cá nhân, bộ phận trong kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng. Việc phân định trách nhiệm hợp lý, cụ thể, rõ ràng đối với cá nhân bộ phận kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng là để đảm bảo ngân hàng đáp ứng một cách tốt hơn các mục tiêu của chính sách tín dụng và để đảm bảo hạn chế những rủi ro

Tuân thủ đầy đủ nguyên tắc trong quy trình kiểm soát hoạt động tín dụng nhằm khắc phục những tồn tại của công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.

Thƣờng xuyên cập nhật kịp thời hệ thống các văn bản, cơ chế chính sách tín dụng phục vụ cho công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Tăng cƣờng ứng dụng tin học vào công tác kiểm soát nội bộ.

Xây dựng thực hiện chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng

Đổi mới quy trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.

Xây dựng bộ máy kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ KSNB hoạt động tín dụng; đổi mới phƣơng pháp kiểm soát; xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát; nghiêm túc thực hiện sửa chữa những sai sót sau các đợt kiểm tra nội bộ và thanh tra NHNN

4.2.5.2. Hoạt động kiểm tra giám sát sau vay

Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên theo dõi, giám sát khoản vay nhằm đánh giá tiến độ, hiện quả sử dụng vốn, giúp cho cán bộ tín dụng có thể phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý phù hợp. Việc kiểm tra, giám sát các khoản vay cần đƣợc phân ra: kiểm tra giám sát từng khoản vay và kiếm tra giám sát toàn danh mục tín dụng tại chi nhánh Quang Trung

Giám sát khoản vay thƣờng xuyên nhằm xác định và đánh giá các khoản vay tiềm ẩn rủi ro để có những biện pháp xử lý kịp thời. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quan trọng trong việc ra quyết định tín dụng và đánh giá chất lƣợng các khoản vay, theo dõi phát hiện những dấu hiệu cho thấy khả năng diến biến xấu đi của khoản tín dụng, tình trạng khách hàng. Để nâng cao chất lƣợng tín dụng, việc giám sát từng khoản vay thực hiện thông qua:

+ Rà soát, phân tích, đánh giá định kỳ tình hình tài chính của khách hàng, việc sử dụng tiền vay có đúng mục đich, tuân thủ đúng hợp đồng đã thỏa thuận để đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thƣờng của khách hàng vay vốn nhƣ: không trả đƣợc nợ gốc hoặc lãi đúng hạn, không tuân thủ các điều kiện cam kết trong hợp đồng tín dụng, sử dụng tiền vay không đúng mục đích, tự ý bán chuyển nhƣợng TSDB, khoản vay xuất hiện dấu hiện rủi ro cần đƣa và danh sách các khoản tín dụng cần lƣu ý để có biện pháp xử lý

+ Tiến hành kiểm tra rà soát đột xuất khi khách hàng xảy ra tình trạng tài chính, kinh doanh có sự suy giảm nghiêm trọng, thông qua báo cáo tài chính thu thập khả năng trả nợ tiền vay, thay đổi bộ mày điều hành, tổn thất xảy ra từ phía nhà cung cấp hoặc ngƣời tiêu thụ, có biểu hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có sự tranh chấp lớn về tài chính, có biểu hiện tránh tiếp xúc với ngân hàng cũng nhƣ từ chối sự kiểm tra từ phía ngân hàng

+ Gặp gỡ, khảo sát thực tế khách hàng: để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tích báo cáo tài chính là chƣa đủ, mà cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên đi gặp gỡ khách hàng từ đó có thể xác định đƣợc sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, tài sản đảm bảo. Hơn nữa việc đi thăm quan thực tế có thể kiểm chứng lại chất lƣợng và tính chính xác của các báo cáo tài chính.

Giám sát tổng thể danh mục tín dụng: phân tích tổng thể danh mục tín dụng để phát hiện xem chi nhánh hiện tại có tập trung vào một lĩnh vực nào hay không? Từ đó đánh giá chất lƣợng danh mục này để đƣa ra các biện pháp giải quyết phù hợp nếu có biến động xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung, hà nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)