Mô hình tháp năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 39 - 43)

1.3. Các công cụ phân tích, đánh giá, hoạch định chiến lƣợc công nghệ

1.3.3. Mô hình tháp năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh

Mô hình tháp năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh đƣợc PGS.TS Hoàng Đình Phi- ĐH Quốc gia Hà Nội xây dựng năm 2006 khi thực hiện công tác tƣ vấn, triển khai xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh và chiến lƣợc phát triển năng lực công nghệ tại các doanh nghiệp mà ông làm việc.

Ông đã sử dụng năm yếu tố nội hàm và sắp xếp các nhóm năng lực công nghệ theo sự liên kết hàng dọc từ dƣới lên trên để thể hiện các bƣớc đi và cách thức xây dựng từ nền móng vững chắc cho quá trình xây dựng năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh bền vững. Các năng lực công nghệ đƣợc sắp xếp theo hình dạng một ngôi nhà với ý nghĩa thân nhà là các năng lực công nghệ và mái nhà là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hình 1.1 thể hiện mối tƣơng quan chặt chẽ giữa các năng lực công nghệ với nhau và giữa chúng với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

Hình 1.3: Mô hình tháp năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh

(Nguồn:Hoàng Đình Phi, 2006 )

Năng lực thiết bị là khái niệm rất quen dùng với nhiều doanh nghiệp khi

tham gia đấu thầu các công trình xây dựng hay các dự án mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất. Trong hồ sơ mời thầu mà Chủ đầu tƣ yêu cầu thƣờng có phần chào giá dự thầu, phạm vi công việc thực hiện, biện pháp thi công, năng lực thi công, năng lực thiết bị, nhà xƣởng, kinh nghiệm thực hiện các dự án tƣơng tự, … Nhƣ vậy, cùng với các điều kiện hạ tầng, nơi sử dụng các thiết bị công nghệ nhƣ nhà xƣởng, văn phòng, năng lực thiết bị phần cứng góp phần hình thành nhóm yếu tố quan trọng đầu tiên của ngôi nhà năng lực công nghệ. Không có các thành phần quan trọng này thì doanh nghiệp không thể thực hiện các hoạt động của mình, ngay một doanh nghiệp nhỏ nhất cũng cần phải có tối thiểu không gian và thiết bị, dụng cụ cần thiết để hoạt động.

Nhóm thứ hai là các “năng lực hỗ trợ công nghệ” để hình thành và phát triển các năng lực công nghệ khác. Xét theo quan điểm quản trị tài chính doanh nghiệp, thì một số năng lực nhóm 2 mang yếu tố tài chính dự án đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển côn nghệ. Đây là sự đan xen lô gic của các nhóm quản trị nói chung. Trên thực tế, nhóm năng lực này đóng vai trò quyết đinh

NĂNG LỰC SÁNG TẠO CÔNG NGHỆ NĂNG LỰC VẬN HÀNH CÔNG NGHỆ NĂNG LỰC MUA BÁN CÔNG NGHỆ

NĂNG LỰC HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ

sự hình thành các nhóm năng lực công nghệ khác. Nếu coi quản trị kinh doanh là một công nghệ, thì năng lực này thuộc về nhóm năng lực công nghệ không liên quan trực tiếp tới kỹ thuật, còn bốn nhóm còn lại của ngôi nhà năng lực công nghệ có liên quan trực tiếp tới kỹ thuật.

Không có công nghệ quản trị tốt, doanh nghiệp không thể xây dựng, duy trì và phát triển các công nghệ sản xuất. Các nhóm năng lực này tác động và ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để sản xuất ra một sản phẩm mới hay dịch vụ mới, thông thƣờng doanh nghiệp phải sử dụng cùng một lúc nhiều loại công nghệ khác nhau. Nếu coi công nghệ là cách thức để tạo ra sản phẩm, thì năng lực công nghệ chính là khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo lập, phát triển và sử dụng các công nghệ khác nhau một cách hợp lý nhất để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lƣợng tốt và giá cả cạnh tranh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp thƣờng có nhu cầu sử dụng năng lực công nghệ khác nhau vào những giai đoạn khác nhau để tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.

Thực tế đã chứng minh, chỉ có năng lực sáng tạo công nghệ mới có thể giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì đƣợc khả năng cạnh tranh bền vững. Các doanh nghiệp chi rất nhiều vốn để đầu tƣ mua sắm thiết bị công nghệ trong quá khứ nhƣ: nhiều nhà máy dệt may; các công ty lắp ráp xe máy nội địa đã phải dừng bƣớc trƣớc các đối thủ có năng lực sáng tạo công nghệ trong việc thiết kế ngƣợc, đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới hệ thống công nghệ, phát triển thƣơng hiệu.

Đánh giá và so sánh đƣợc một công nghệ cụ thể đã là việc khó, nhƣng để đánh giá đƣợc năng lực công nghệ của doanh nghiệp còn khó hơn rất nhiều. Công việc này đòi hỏi các chuyên gia và các nhà quản trị phải nghiên cứu, thu thập đày đủ thông tin để phân tích, đánh giá, lập bảng tính toán. Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng mẫu bảng đánh giá năng lực công nghệ của PSG.TS Hoàng Đình Phi để đánh giá năng lực công nghệ của đối tƣợng nghiên cứu.

Bảng 1.2: Các tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ

Năng lực Đánh giá

I. Năng lực thiết bị và hạ tầng công nghệ 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7;

8; 9; 10 1.1. Nhà máy/cơ sở kinh doanh theo yêu cầu & tiêu

chuẩn của ngành nghề.

1.2. Số lƣợng, chất lƣợng, công suất của các loại máy móc, thiết bị theo yêu cầu & tiêu chuẩn của ngành nghề 1.3. Tính đồng bộ của máy móc/thiết bị

II. Năng lực hỗ trợ công nghệ

2.1. Năng lực hoạch định chiến lƣợc kinh doanh dựa vào công nghệ, các chiến lƣợc và kế hoạch công nghệ 2.2. Năng lực hoạch định và thực thi các dự án R&D 2.3. Năng lực thu xếp tài chính và các điều kiện thuận lợi cho đổi mới và sáng tạo công nghệ

2.4. Năng lực quản trị nhân lực trực tiếp tham gia vận hành, đổi mới và sáng tạo công nghệ

III. Năng lực tìm kiếm và mua bán công nghệ

3.1. Năng lực đánh giá và xác định công nghệ cần thiết phải mua/bán theo yêu cầu cạnh tranh

3.2. Năng lực tìm kiếm ngƣời mua/bán các công nghệ cần thiết với chất lƣợng và giá cả cạnh tranh

3.3. Năng lực lựa chọn và thực hiện các cơ chế phù hợp để tiếp thu công nghệ

3.4. Năng lực đàm phán các điều kiện có hiệu lực và hiệu quả cho các hợp đồng chuyển giao công nghệ

IV. Năng lực vận hành công nghệ

4.1. Năng lực sử dụng hay vận hành các công nghệ một cách hiệu lực và hiệu quả

4.2. Năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch kiểm soát công nghệ sản xuất và dịch vụ

4.3. Năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch bảo trì và sửa chữa các thiết bị công nghệ

4.4. Năng lực chuyển đổi linh hoạt các công nghệ hiện có để đáp ứng yêu cầu sản xuất, dịch vụ.

V. Năng lực sáng tạo công nghệ

5.1. Năng lực tìm hiểu để đổi mới và sáng tạo công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm/dịch vụ 5.2. Năng lực đổi mới và sáng tạo sản phẩm mới hay dịch vụ mới

5.3. Năng lực thực hiện đổi mới quy trình sản xuất hoặc quy trình kinh doanh

5.4. Năng lực đổi mới và sáng tạo hệ thống công nghệ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)