Hoạt động công nghệ của EVNNPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 64 - 70)

3.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển

3.2. Phân tích môi trƣờng hoạt động sản xuất kinh doanh của EVNNPT

3.2.2. Hoạt động công nghệ của EVNNPT

Theo Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia năm 2011-2020 có xét đến 2030 (QHĐ VII) thì đến 2020 số lƣợng TBA tăng khoảng 2,5 lần, số km đƣờng dây tăng khoảng 2 lần so với hiện nay.

Trong thời gian qua, EVNNPT triển khai ứng dụng một loạt giải pháp công nghệ tiên tiến, đƣa vào vận hành thiết bị hiện đại nhƣ hệ thống tự động hóa trạm, trung tâm điều khiển từ xa trạm biến áp, trang bị hệ thống giám sát trực tuyến máy biến áp 500 kV, trạm biến áp GIS (Gas Insulated Switchgear - thiết bị cách điện bằng khí) ... góp phần quan trọng trong việc nâng cao độ tin cậy của lƣới điện.

Tuy nhiên, do phải hoạt động trong một thời gian dài liên tục ở chế độ đầy tải, một số thiết bị (nhƣ máy biến áp, máy cắt) đã phát sinh sự cố, ảnh hƣởng đến độ tin cậy an toàn cung cấp điện của lƣới truyền tải. Tổn thất điện năng trên lƣới truyền tải của Việt Nam theo đánh giá đạt ở mức trung bình, so với một số nƣớc có mức điện bình quân đầu ngƣời tƣơng tự hoặc cao hơn Việt Nam thì Việt Nam đã thực hiện tốt hơn.

Theo chiến lƣợc phát triển Chiến lƣợc phát triển công nghệ điện lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến 2015, định hƣớng đến 2025: Phát triển nhanh hệ thống truyền tải 220kV, 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải, bảo đảm khai thác kinh

tế nguồn điện. Cụ thể:

3.2.2.1. Về cấu trúc lưới truyền tải điện:

Hình thành hệ thống truyền tải có kết cấu lƣới mạnh, đảm bảo độ tin cậy cần thiết, phát triển cân đối cơ cấu chiều dài đƣờng dây theo tƣơng quan thích hợp ở các cấp điện áp; tƣơng quan dung lƣợng trạm biến áp ở các cấp điện áp cho từng vùng, miền; tiến hành nghiên cứu để lựa chọn và ứng dụng công

nghệ truyền tải điện xoay chiều với cấp điện áp cao hơn 500 kV, truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC - High Voltage Direct Current) khi khoảng cách đủ lớn, truyền tải điện linh hoạt sử dụng thiết bị điện tử công suất (FACTS - Flexible Alternative Current Transmission System); phát triển công nghệ xây dựng các đƣờng dây nhiều mạch cùng hoặc khác cấp điện áp nhằm mục đích tiết kiệm hành lang tuyến.

Cấu trúc lƣới truyền tải đƣợc phân thành 10 vùng theo đặc điểm phụ tải và kết cấu lƣới khu vực. Xét về độ an toàn và tin cậy cung cấp điện, trong 10 vùng có 4 vùng đảm bảo, 6 vùng còn lại chƣa đảm bảo theo những mức độ khác nhau.

3.2.2.2. Về công nghệ thiết bị và phụ kiện lưới truyền tải điện:

Chuẩn hoá việc sử dụng dây dẫn, sơ đồ cột, phân pha, đƣờng dây nhiều mạch, đa cấp điện áp, phụ kiện ...; Ứng dụng vật liệu mới trong lƣới điện Việt Nam; Sử dụng các loại cách điện mới tiên tiến nhƣ composite, xà cách điện, cách điện gốm cho đƣờng dây trên không; Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các loại dây dẫn chịu nhiệt để nâng cao khả năng tải của dây dẫn ĐDK, sử dụng dây dẫn hợp kim, dây dẫn nhôm lõi bằng sợi carbon để giảm độ võng, giảm kích thƣớc cột; Sử dụng thiết bị trạm biến áp tiên tiến, hiện đại; Triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ trạm GIS ngầm hoặc ngoài trời, trạm nhiều tầng; Hoàn thiện, hiện đại hoá công nghệ bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống lƣới đang vận hành: trang bị thiết bị bảo dƣỡng, sửa chữa nóng để giảm tối thiểu số lần và số giờ cắt điện; Công nghệ thông tin và điều khiển: triển khai rộng rãi các giải pháp về công nghệ thông tin, điều khiển hệ thống điện nhằm mục tiêu an toàn, hiệu quả, tin cậy, linh hoạt, có khả năng tự khôi phục, …

EVNNPT đã và đang thực hiện nội dung Công nghệ thiết bị và phụ kiện lƣới truyền tải, cụ thể:

- “Chuẩn hoá việc sử dụng dây dẫn, sơ đồ cột, phân pha, đường dây

nhiều mạch, đa cấp điện áp, phụ kiện”: Đã xây dựng Quy định về tiêu chuẩn

áp dụng, ký hiệu, thông số dây dẫn đƣờng dây nhiều mạch áp dụng cho các dự án đầu tƣ mới đƣờng dây truyền tải.

- “Ứng dụng vật liệu mới trong lưới điện Việt Nam; sử dụng các loại

cách điện mới tiên tiến như composite, xà cách điện, cách điện gốm... cho

đường dây trên không (ĐDK)”: Thực hiện tại nhiều công trình đầu tƣ mới.

- “Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các loại dây dẫn chịu nhiệt để nâng

cao khả năng tải của dây dẫn ĐDK, sử dụng dây dẫn hợp kim, dây dẫn nhôm

lõi bằng sợi carbon để giảm độ võng, giảm kích thước cột”: Công nghệ dây

dẫn chịu nhiệt đƣợc ứng dụng vào việc nâng cao khả năng tải của một số đƣờng dây 220 kV Thƣờng Tín - Mai Động, Hòa Bình - Xuân Mai, Nho Quan - Ninh Bình, Phả Lại - Phố Nối, Phả Lại - Hải Dƣơng, Thủ Đức - Hóc Môn - Bình Phƣớc, Nhà Bè - Bình Chánh, ...

- “Sử dụng thiết bị trạm biến áp tiên tiến, hiện đại” tại các trạm biến áp

mới đầu tƣ xây dựng.

- “Công nghệ trạm GIS: Giai đoạn tới năm 2015, ứng dụng hợp lý

công nghệ trạm GIS”: Đã thực hiện tại các trạm biến áp GIS 220 kV Tao Đàn

(TP Hồ Chí Minh) và Thành Công (TP Hà Nội); tuy nhiên chƣa thực hiện

trạm nhiều tầng”. Sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn 2016-2025, triển khai ứng

dụng rộng rãi công nghệ trạm GIS ngầm hoặc ngoài trời, trạm nhiều tầng.

- “Hoàn thiện, hiện đại hoá công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa hệ

thống lưới đang vận hành: trang bị thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa nóng để

giảm tối thiểu số lần và số giờ cắt điện”: EVNNPT đã nghiên cứu và áp dụng

thành công đề tài “Vệ sinh cách điện lƣới điện truyền tải 220 kV, 500 kV đang mang điện bằng nƣớc áp lực cao”, hiện nay đã giao cho các đơn vị trang bị thiết bị để triển khai áp dụng rộng rãi; Đang thực hiện công nghệ sửa chữa

đƣờng dây đang mang điện của Ucraina đã đƣợc trang bị từ năm 1998, đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu để trang bị công nghệ sửa chữa lƣới điện hotline (công nghệ sửa chữa trạm biến áp, đƣờng dây đang mạng điện) của một số nƣớc trên thế giới và kế hoạch hoàn thành năm 2018.

- “Công nghệ thông tin và điều khiển: triển khai rộng rãi các giải pháp về công nghệ thông tin, điều khiển hệ thống điện nhằm mục tiêu an toàn,

hiệu quả, tin cậy, linh hoạt, có khả năng tự khôi phục...”: Việc ứng dụng công

nghệ thông tin và điều khiển đã đƣợc triển khai tuy nhiên còn ở quy mô thử nghiệm đơn lẻ (thử nghiệm Trung tâm điều khiển xa các TBA 220kV Thủ Đức, Mỹ Phƣớc, Bến Tre; Giám sát dầu online máy biến áp 500 kV tại Ô Môn, Thƣờng Tín, Đắc Nông loại đơn pha công nghệ PAS), hiện đang đầu tƣ xây dựng Trung tâm điều khiển xa tại khu vực lƣới điện miền Nam và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật Trung tâm điều khiển xa áp dụng rộng rãi trên toàn lƣới truyền tải.

- “Ứng dụng thiết bị bù tĩnh để điều khiển linh hoạt chất lượng điện áp”:

Lắp đặt SVC tại các trạm 220kV Việt Trì (2006) và Thái Nguyên (2009); Tiếp tục triển khai lắp đặt 600MVA tại các trạm biến áp giai đoạn 2014-2018.

- “Trang bị thiết bị kiểm tra phóng điện cụ bộ trong máy biến áp và thiết

bị giám sát dầu online cho máy biến áp, kháng điện”: Đã trang bị 101 thiết bị

giám sát dầu online và 04 bộ thiết bị giám sát phóng điện cục bộ.

- “Trang bị thiết bị máy quay corocam, máy đo phát nhiệt các điểm tiếp

xúc, máy đo tổng trở hệ thống nối đất”: Với việc trang bị này đã góp phần

phát hiện ra các hiện tƣợng bất thƣờng để kịp thời xử lý, tránh gây sự cố lƣới điện làm gián đoạn cung cấp điện cho các phụ tải (xử lý phát nhiệt các điểm tiếp xúc; kịp thời vệ sinh cách điện khi phát hiện phóng điện vầng quang vƣợt ngƣỡng do cách điện bẩn hoặc suy giảm cách điện; xử lý hệ thống tiếp địa

không đạt giá trị nhằm đảm bảo thoát sét hiệu quả khi có sét đánh gây quá điện áp dẫn đến phóng điện sự cố hoặc làm hƣ hỏng thiết bị; ...).

- “Lắp đặt chống sét van cho các đường dây 220 kV, 500 kV” để giảm sự

cố phóng điện khi có quá điện áp khí quyển hoặc chóng quá điện áp lan truyền gây hƣ hỏng thiết bị trong TBA.

- “Ứng dụng công nghệ không ảnh GIS 3D trong khảo sát thiết kế các

công trình điện”: Trên cơ sở phân tích đánh giá hiệu quả qua quá trình thử

nghiệm để thực hiện khảo sát cho đƣờng dây 220kV Bắc Giang - Lạng Sơn thì đến nay EVN đã xây dựng và ban hành Quy định sử dụng công nghệ không ảnh GIS 3D để khảo sát thiết kế các công trình điện trong EVN.

- “Thực hiện thử nghiệm dây dẫn tổn thất thấp công nghệ Nhật Bản trên

các đường dây 220kV Trị An - Bình Hòa và Hòa Bình - Hà Đông” tiến tới

nhân rộng cho các đƣờng dây 220 kV, 500 kV do EVNNPT quản lý nhằm đảm bảo lộ trình giảm tổn thất điện năng đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt cho giai đoạn 2016 - 2020.

- “Trang bị thiết bị định vị sự cố cho các đường dây 500 kV, 220 kV giúp

giảm thiểu thời gian tìm kiếm, khắc phục sự cố”: EVNNPT đang triển khai dự

án lắp đặt định vị sự cố cho 46 đƣờng dây 220 kV, 500 kV và sẽ hoàn thành đƣa vào vận hành trong năm 2017.

3.2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của EVNNPT:

- Đang ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ nhằm góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất của EVNNPT nhƣ: Phần mềm quản lý nhân sự, đào tạo, tiền lƣơng (HRMS); Phần mềm tài chính, vật tƣ (FMIS/MMIS); Phần mềm quản lý dự án; Phần mềm quản lý kỹ thuật (PMIS); Phần mềm quản lý công văn, văn bản (eOffice) cho phép ngƣời dùng có thể xem và duyệt văn bản ở bất kỳ đâu; Sử dụng hiệu quả kho dữ liệu dùng chung trên cơ sở tích hợp các ứng dụng, cơ sở dữ liệu vào hệ thống công nghệ thông tin hiện hữu; ...

- Hiện trạng về hạ tầng công nghệ thông tin: Tiếp tục sử dụng và hoàn thiện mạng WAN kết nối các TBA, Xƣởng, Đội; Ứng dụng công nghệ truyền thông mới Voice over IP (VoIP), TDM over IP (TDMoIP); ...

3.2.2.4. Về vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa lưới truyền tải:

Triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ chẩn đoán trạng thái thiết bị theo điều kiện vận hành (condition–based) và chẩn đoán trực tuyến (on-line); giữ vai trò hàng đầu về bảo dƣỡng, sửa chữa hệ thống truyền tải điện: Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ bảo dƣỡng, sửa chữa hệ thống điện tiên tiến.

3.2.2.5. Về điều độ vận hành hệ thống điện:

Triển khai hệ thống SCADA, hệ thống đo đếm mới; nâng cấp hệ thống đƣờng truyền (gồm cơ sở hạ tầng viễn thông, thông tin phục vụ công tác điều độ và thị trƣờng điện); triển khai ứng dụng các nhóm công cụ (hệ thống thiết bị, phần mềm) phục vụ đánh giá (theo thời gian thực và off-line) độ tin cậy vận hành hệ thống điện phục vụ phát triển thị trƣờng điện theo lộ trình của Chính phủ.

3.2.2.6. Quản lý môi trường, phát triển bền vững lưới truyền tải:

Một số chỉ tiêu cụ thể EVN giao EVNNPT đến năm 2020:  Về năng suất lao động:

- Theo số lao động/MVA của TBA là ≤ 0,069 ngƣời/MVA; - Theo số lao động/km đƣờng dây là ≤ 0,19 ngƣời/km;

- Theo sản lƣợng điện truyền tải/lao động ≥ 30,5 triệu kWh/ngƣời.  Về tổn thất điện năng: Phấn đấu đạt 1,8%.

 Về suất sự cố:

- Sự cố kéo dài đƣờng dây 500 kV ≤ 0,081 vụ/100km.năm, thoáng qua ≤ 0,05 vụ/100km.năm;

- Sự cố kéo dài đƣờng dây 220 kV ≤ 0,103 vụ/100km.năm, thoáng qua ≤ 0,253 vụ/100km.năm;

- Sự cố TBA 220 kV ≤ 0,139 vụ/trạm.năm. - Thời gian bình quân xử lý sự cố: 30 phút.

- Tổng sản lƣợng điện không cung cấp đƣợc trong năm: 0,0038%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)