Lựa chọn chiến lƣợc công nghệ cho EVNNPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 78 - 83)

3.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển

4.1. Lựa chọn chiến lƣợc công nghệ cho EVNNPT

4.1.1. Quan điểm đề xuất chiến lược công nghệ

Với vai trò là “xƣơng sống” của ngành điện, Hệ thống truyền tải điện Quốc gia đã trở thành bộ phận quan trọng trong hạ tầng cơ sở, là tiền đề để xây dựng thị trƣờng điện cạnh tranh. Sự kiện EVNNPT ra đời đã mở ra một tƣơng lai tƣơi sáng cho sự phát triển của Hệ thống truyền tải điện Quốc gia.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt đƣợc từ khi thành lập đến nay và những thay đổi trong chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong lĩnh vực cung cấp điện Quốc gia là:

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam về Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nhấn mạnh trong Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, có nêu ra yêu cầu “…Phát triển nhanh và bền vững nguồn điện, hoàn chỉnh hệ thống lưới điện, đi đôi với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển”.

- Kết luận Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI số 10-KL/TW ngày 18/10/2011 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nƣớc 5 năm 2011-2015 chỉ rõ: “bảo đảm an ninh năng lượng trên cơ sở đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực phát triển nguồn cung theo đúng sơ đồ tổng thể quy hoạch phát triển hệ thống điện lực Việt Nam… đến năm 2020; đồng thời, kiểm soát có hiệu quả các nhu cầu sử dụng năng lượng, tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện gắn với lộ trình chuyển sang áp dụng giá thị trường đối với điện, than và xăng dầu”.

Theo quan điểm của tác giả với thực trạng công nghệ của công ty tại chƣơng III thì Công ty lựa chọn “Chiến lƣợc công nghệ thách thức” (“Chiến lƣợc theo sau”) cho giai đoạn 2016 – 2020 với nhiều lợi thế. Trong xu hƣớng toàn cầu hóa, EVNNPT hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm của những nƣớc đi trƣớc và ứng dụng công nghệ mà một số nƣớc đã và đang sử dụng cho lĩnh vực truyền tải điện năng đặc biệt là các doanh nghiệp truyền tải điện năng của Nhật Bản.

4.1.2. Chiến lược công nghệ của Tổng công ty

Mục tiêu của chiến lƣợc

- Thực thi các giải pháp công nghệ để cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá lƣới điện truyền tải nhằm đạt đƣợc các chỉ tiêu của Chính phủ, Bộ Công Thƣơng và EVN giao về Tổn thất điện năng, độ tin cậy cung cấp điện và tăng năng suất lao động;

- Đến năm 2020 Lƣới điện truyền tải đƣợc đầu tƣ đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-1 nói chung và N-2 cho các khu vực quan trọng, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lƣợng tại Quy định lƣới điện truyền tải.

- Áp dụng các thiết bị FACTS, SVC để nâng cao giới hạn truyền tải; từng bƣớc hiện đại hóa hệ thống điều khiển trong lƣới điện truyền tải, để ứng dụng triển khai các TBA không ngƣời trực.

- Nâng cao độ tin cậy và tính hiệu quả cung cấp điện năng, sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.

- Tạo lập hệ thống truyền tải và phân phối điện có khả năng cung cấp điện linh hoạt và có khả năng tự khôi phục.

- Dẫn đầu Châu Á về lĩnh vực truyền tải điện năng.  Nội dung của chiến lƣợc

Để thực hiện mục tiêu trên Tổng công ty EVNNPT có thể lựa chọn một trong các phƣơng án chiến lƣợc sau:

Chiến lược SO

Là chiến lƣợc sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể đƣợc sử dụng để lợi dụng những xu hƣớng và biến cố của môi trƣờng bên ngoài. Thông thƣờng các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lƣợc WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lƣợc SO. Khi doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vƣợt qua làm cho chúng trở thành những điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe doạ quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.

Chiến lƣợc này dựa trên ƣu thế của EVNNPT để tận dụng các cơ hội thị trƣờng:

- Chính phủ đang tập trung chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc. Qua đó tạo điều kiện để Tổng công ty tự đánh giá lại mọi mặt hoạt động, xác định mô hình tổ chức, tái cơ cấu lại quá trình hoạt động sản xuất của đơn vị theo hƣớng phát triển hiệu quả bền vững. Trong khi đó Tổng công ty có đội ngũ nhân lực trẻ, có trình độ cao. Chính vì thế Tổng công ty có thể xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn trẻ, chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ để tạo ra lợi thế về năng lực tìm kiếm và lựa chon công nghệ, năng lực làm chủ công nghệ nhập khẩu.

Để làm đƣợc điều này đòi hỏi EVNNPT cần có chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực. Ở đây việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ dừng ở hình thức đào tạo ở trong doanh nghiệp mà cần phải đào tạo ở nƣớc ngoài nhất là ở các nƣớc có công nghệ điện phát triển nhƣ Nhật bản, công tác đào tạo phải mang tính chất lâu dài, liên tục.

- Cơ sở hạ tầng điện lực trong đó lƣới điện truyền tải là một trong 4 lĩnh vực trọng tâm đƣợc Nhà nƣớc tập trung, ƣu tiên các nguồn lực và cơ chế chính sách để đầu tƣ phát triển trong khi đó doanh thu của Tổng công ty luôn đƣợc ổn định, mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài tác động không lớn đặc biệt đƣợc ƣu đãi lớn từ các nguồn vốn ODA điều này tạo động lực mạnh về tài chính cho EVNNPT trong lĩnh vực mua công nghệ hoặc mua bản quyền từ các nƣớc phát triển nhằm tăng năng lực làm chủ công nghệ nhập khẩu.

Để làm đƣợc điều này EVNNPT cần phải có chiến lƣợc nhằm thu hút vốn đầu tƣ ODA từ nƣớc ngoài, tranh thủ sự đầu tƣ của nhà nƣớc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng điện lực.

Chiến lược ST

Là chiến lƣợc sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hƣởng của những mối đe doạ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe doạ từ bên ngoài.

-Khối lƣợng đầu tƣ lƣới điện mà Chính phủ giao cho Tập đoàn mà Tổng công ty đƣợc giao đảm nhận chính trong Quy hoạch điện VII đòi hỏi nhu cầu vốn quá lớn so với khả năng tự cân đối của Tổng công ty. Tuy nhiên Tổng công ty lại có thế mạnh tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay ODA do đó mặc dù khó khăn nhƣng công ty vẫn nâng cao và phát triển đƣơc năng lực vận hành của mình đặc biệt là năng lực lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động sản xuất.

-Giai đoạn 2011-2015, dự báo nhu cầu điện tăng trƣởng ở mức khá cao 13%-15%/năm. Trong khi lƣới điện truyền tải trong thời gian qua luôn vận hành trong tình trạng đầy và quá tải không theo kịp tiến độ phát triển nguồn điện và đòi hỏi của nhu cầu phát triển của phụ tải với số lƣợng và chất lƣợng

ngày càng cao tuy nhiên với đội ngũ nhân lực dày dặn kinh nghiệm về vận hành lƣới truyền tải điện trong một hệ thống thống nhất toàn quốc từ năm 1994 thì việc điều phối nguồn điện không phải khó khăn. Hơn nữa, khi nhận chuyển giao công nghệ thì những hạn chế, rủi ro trong quá trình vận hành đã đƣợc các chuyên gia nghiên cứu kỹ trƣớc khi đƣa công nghệ vào sản xuất.

Chiến lược WT

Là các chiến lƣợc phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số mối đe doạ bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh không an toàn chút nào. Trong thực tế, một tổ chức nhƣ vây phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.

-Xây dựng phƣơng án về giá truyền tải điện hợp lý để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu tài chính theo quy định và có lợi nhuận

-Xây dựng lộ trình giá truyền tải điện cạnh tranh, hợp lý xem xét giảm sức ép đầu tƣ, giảm giá truyền tải khi vào giai đoạn thị trƣờng điện cạnh tranh bán lẻ .

-Cải thiện hoạt động lãng phí điện khi truyền tải điện năng thông qua tìm nguyên nhân của sự cố.

-Xây dựng các tiêu chuẩn trong vận hành lƣới điện truyền tải cho EVNNPT đáp ứng các yêu cầu vận hành hệ thống.

Từ phƣơng các phƣơng án trên, đồng thời căn cứ vào mục tiêu chiến lƣợc công nghệ của EVNNPT, theo tác giả lựa chọn chiến lƣợc SO là phƣơng án lựa chọn tối ƣu cho EVNNPT trong thời gian tới. Bởi vì, cơ sở hạ tầng điện lực trong đó lƣới điện truyền tải là một trong 4 lĩnh vực trọng tâm đƣợc Nhà nƣớc tập trung, ƣu tiên các nguồn lực và cơ chế chính sách để đầu tƣ phát triển, đặc biệt đƣợc ƣu đãi lớn từ các nguồn vốn ODA điều này tạo động lực

mạnh về tài chính cho EVNNPT trong lĩnh vực mua công nghệ hoặc mua bản quyền từ các nƣớc phát triển, qua đó đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, tay nghề cao nhằm tăng năng lực làm chủ công nghệ mới, đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc công nghệ mà Tổng công ty đã đề ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)