3.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển
4.2. Một số giải pháp triển khai thực hiện chiến lƣợc công nghệ của EVNNPT
4.2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để xây dựng Tổng công ty phát triển bền vững, qua đó Chiến lƣợc nguồn nhân lực đƣợc EVNNPT xác
định là nền tảng cho chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty. Để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra cần tập trung ƣu tiên triển khai thực hiện các giải pháp sau:
- Về công tác cán bộ: Tiến hành lập quy hoạch cán bộ, tổ chức đào tạo bồi dƣỡng cán bộ trong diện quy hoạch và đƣơng nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ; thực hiện công tác nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm, trƣớc khi bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, thực hiện công tác luân chuyển cán bộ.
- Về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực gắn liền với phát triển văn hóa của doanh nghiệp:
- Xây dựng nội dung chuẩn thống nhất trong Tổng công ty về đào tạo các lĩnh vực, các đối tƣợng phục vụ công tác vận hành lƣới điện, công tác quản lý và điều hành lƣới điện. Mở rộng các loại hình đào tạo, bồi dƣỡng, đào tạo lại, nâng cao theo các chuyên ngành để từng bƣớc đƣa công tác đào tạo tăng quy mô và tỷ trọng đƣợc đào tạo, đặc biệt là các kỹ sƣ giỏi, chuyên gia đầu ngành ở tất cả các lĩnh vực trong kỹ thuật và quản lý.
- Có chƣơng trình đào tạo chuyên gia giỏi, đào tạo lại để nâng cao trình độ cho các nhân viên vận hành lƣới điện, nhất là vận hành các TBA để sử dụng tốt các thiết bị hiện đại, đề ra phƣơng thức vận hành an toàn, hiệu quả và giảm sự cố vận hành hệ thống.
- Cải tiến môi trƣờng làm việc, cơ chế trả lƣơng, chính sách đãi ngộ để giữ và thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao (cán bộ quản lý giỏi, chuyên gia cao cấp, công nhân lành nghề). Chú trọng đào tạo, tuyển dụng để phát triển lực lƣợng công nhân lành nghề làm việc trong ngành điện lực.
Song song với phát triển trình độ chuyên môn để tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, Tổng công ty tập trung xây dựng văn hóa, thƣơng hiệu và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty theo chiều sâu, trong đó tập trung vào các vấn đề:
- Mô hình tổ chức của Tổng công ty cần từng bƣớc theo hƣớng chuyên môn hoá trong quản lý của các Công ty TTĐ, Ban QLDA, để nâng cao năng lực điều hành vĩ mô trong Tổng công ty.
- Xây dựng mô hình đảm bảo tính tự chủ trong việc quản lý điều hành hệ thống lƣới điện truyền tải, song song với việc thực thi giám sát và tuân thủ điều hành chung của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam theo từng giai đoạn hình thành thị trƣờng điện.
- Xây dựng văn hóa của Tổng công ty trong môi trƣờng văn hóa của ngành điện phù hợp với bản sắc văn hóa có tính đặc thù của đơn vị mang tính độc quyền đƣợc vận hành trong nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Phát triển thƣơng hiệu EVNNPT phải gắn liền với công tác quan hệ cộng đồng nhằm góp phần giữ gìn và quảng bá hình ảnh EVN, EVNNPT
trở thành một thƣơng hiệu tin cậy trong cộng đồng xã hội thông qua các hình thức:
Tăng cƣờng công tác quan hệ cộng đồng, đổi mới về nội dung, hình thức các hoạt động quan hệ cộng đồng để xây dựng hình ảnh, thƣơng hiệu EVNNPT trở thành một thƣơng hiệu tin cậy, thân thiện trong lòng công chúng.
Tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, tổ chức các sự kiện có ý nghĩa xã hội cao nhằm quảng bá hình ảnh EVNNPT.