Phân tích năm lực lƣợng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 70 - 74)

3.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển

3.3. Phân tích năm lực lƣợng cạnh tranh

3.3.1. Áp lực của nhà cung ứng

Hiện nay nhà cung ứng vật tƣ, trang thiết bị cho EVNNPT chủ yếu là các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Có thể kể tên một số nhà cung ứng tiêu biểu: -Toshiba Việt nam chuyên cung cấp máy biến áp loại 900 MVA, rơ le bảo vệ Đặc biệt là Toshiba Việt Nam (TTDV) với một số dự án tiêu biểu: cung cấp máy biến áp loại 900 MVA; rơ le bảo vệ; cung cấp thiết bị chống sét cho 02 đƣờng dây 220 kV.

Sắp tới thiết bị chống sét 500 kV của Toshiba sẽ hiện hữu trên lƣới của EVNNPT. sản phẩm của TTDV chủ yếu là thiết bị tự động trạm - đây là lĩnh vực EVNNPT đang rất quan tâm. Toshiba có cả nhà máy sản xuất thiết bị tại Ấn Độ và sắp tới các sản phẩm này sẽ đƣợc EVNNPT xem xét chấp nhận.

KEPCO sẽ cung cấp dịch vụ tƣ vấn rà soát quy hoạnh lƣới điện của EVNNPT và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hƣớng đến mục tiêu đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong đầu tƣ, đảm bảo sự ổn định, tin cậy và phát triển bền vững của lƣới truyền tải điện Việt Nam. KEPCO sẽ hỗ trợ EVNNPT xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lƣợng thiết bị đƣợc mua sắm trong tƣơng lai. Công tác này sẽ đƣợc giao cho bộ phận kỹ thuật của hai bên thực hiện trong thời gian tới.

Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy do đặc thù về ngành nghề kinh doanh mà nhà cung ứng của EVNNPT cũng có sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Do yêu cầu về kỹ thuật, chất lƣợng và sự hiện đại hóa về công nghệ đặc biệt là năng lực tài chính nên trong lĩnh vực cung cấp vật tƣ thiết bị cho

EVNNPT chủ yếu là các đối tác nƣớc ngoài, các đối tác trong nƣớc khó có thể cạnh tranh chính vì thế áp lực cạnh tranh của nhà cung ứng đối với EVNNPT

là khá cao. Nhà cung ứng ngoài khả năng đảm bảo cung cấp vật tƣ, thiết bị chất lƣợng cao còn phải có tiềm lực về tài chính. Chính vì vậy để tìm đƣợc nhà cung ứng đối với EVNNPT là một bài toán còn nhiều khó khăn.

3.3.2. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế

Trong lĩnh vực truyền tải điện, dù đã có nhiều ứng dụng Khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhƣng đến nay vẫn chƣa có sản phẩm nào có thể thay thế. Do vậy mối đe dọa của sản phẩm thay thế trong lĩnh vực này là không đáng kể

3.3.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Ngành điện lực hiện nay không còn giới hạn hoạt động ở phạm vi trong nƣớc do đã có trao đổi mua bán điện với các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Lào, Campuchia. Một số doanh nghiệp của Việt Nam đang ĐTXD một số dự án nguồn điện ở nƣớc ngoài để sản xuất bán điện về Việt Nam. Xu hƣớng liên kết lƣới điện, trao đổi điện năng qua biên giới sẽ tiếp tục mở rộng trong các năm tới.

Khủng hoảng và suy thoái kinh tế sẽ thúc đẩy quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh thế chế tài chính toàn cầu diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn. Sau khủng hoảng với những tiến bộ về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiện năng lƣợng, tài nguyên, các nền kinh tế tái cấu trúc thành công trong khủng hoảng sẽ là nền kinh tế đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nền kinh tế cộng với sự năng động của cả khu vực đƣợc hình thành và củng cố trong nhiều năm qua sau khủng hoảng tài chính năm 1997 là nhân tố bảo đảm vị trí trung tâm của khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng. Qua đó sẽ hình thành nhiều hình thức liên kết và hợp tác kinh tế đa dạng hơn, cả trong nội bộ khu vực cũng nhƣ giữa các khu vực bên ngoài. Ngành điện các nƣớc ASEAN đều đang có xu hƣớng tái cơ cấu để đảm bảo điện cho phát triển kinh tế của mỗi nƣớc. Philippines và Singapore đã vận hành thị trƣờng điện.

Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa ngành điện các nƣớc ASEAN trong cơ chế HAPUA đƣợc tăng cƣờng và đi vào chiều sâu trong những năm gần đây. Các nƣớc đang phối hợp xây dựng khuôn khổ kỹ thuật, thƣơng mại để tiến tới liên kết lƣới điện, mua bán điện giữa các nƣớc, trong thời gian gần là liên kết lƣới điện giữa các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Bên cạnh đó, gia tăng xu hƣớng cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ nguồn điện ở nƣớc láng giềng để đƣa điện về phục vụ nhu cầu trong nƣớc. Do vậy, trong tƣơng lai, Tổng công ty truyền tải điện quốc gia EVNNPT sẽ phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh mới, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài.

3.3.4. Áp lực của khách hàng

Hiện nay, tham gia hoạt động điện lực trong ngành Điện Việt Nam gồm có nhiều chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, mua bán điện, tƣ vấn xây dựng điện.

Trong sản xuất điện có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc nhƣ EVN, PVN, Vinacomin, Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp tƣ nhân, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo hình thức BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) và IPP (nguồn điện độc lập). Nhƣng tham gia trong lĩnh vực truyền tải điện năng thì chỉ có duy nhất công ty truyền tải điện quốc gia chính vì vậy giai đoạn 2011 - 2015 là thời kỳ khó khăn, thách thức nhất đối với EVNNPT khi triển khai các chỉ tiêu tiêu thụ điện năng. Lƣới điện truyền tải luôn vận hành trong tình trạng căng thẳng, nhiều khu vực phải vận hành trong tình trạng đầy tải và quá tải. Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, phụ tải khu vực phía Nam tăng mạnh khiến nguồn điện tại chỗ không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nên đƣờng dây 500 kV Bắc - Nam luôn phải truyền tải điện với công suất cao từ miền Bắc và từ miền Trung vào miền Nam.

Tóm lại, đối với EVNNPT thì áp lực của khách hàng hiện tại là không lớn do nhu cầu của thị trƣờng về điện rất cao, trên thị trƣờng chƣa có đối thủ thứ hai cung cấp sản phẩm dịch vụ này.

3.3.5. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay, tham gia hoạt động điện lực trong ngành Điện Việt Nam gồm có nhiều chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, mua bán điện, tƣ vấn xây dựng điện.

Trong sản xuất điện có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc nhƣ EVN, PVN, Vinacomin, Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp tƣ nhân, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo hình thức BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) và IPP (nguồn điện độc lập).

Tuy nhiên tham gia vào lĩnh vực truyền tải điện năng thì EVNNPT là đơn vị duy nhất đƣợc Chính phủ giao nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh vực truyền tải điện. Trong các năm qua, tập thể cán bộ công nhân viên EVNNPT đã nỗ lực vƣợt bậc, đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lƣợng Quốc gia. Lƣới điện truyền tải đã thực sự trở thành xƣơng sống của Hệ thống điện Việt Nam. Thƣơng hiệu và hình ảnh của EVNNPT ngày càng đƣợc khẳng định và nâng cao. Để duy trì, phát huy thƣơng hiệu và hình ảnh tốt đẹp của EVNNPT, tạo nền tảng vững chắc giúp EVNNPT phát triển bền vững, vƣơn lên hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực truyền tải điện, chúng ta phải đẩy mạnh xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp của EVNNPT đảm bảo vừa phù hợp với văn hóa EVN vừa có bản sắc riêng của EVNNPT. Do vậy, đối thủ cạnh tranh hiện tại của EVNNPT

là chƣa có hay nói khác đi EVNNPT là đơn vị độc quyền trong lĩnh vực truyền tải điện năng ở Việt nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)