6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỈNH TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO
cộng đồng cũng sẽ bị hạn chế.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỈNH TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
1.4.1. Thái Bình
Những năm gần đây, Thái Bình luôn coi trọng thực hiện công tác DS – KHHGĐ. Đặc biệt nhiều mô hình nâng cao chất lượng dân sốđược triển khai rộng khắp ở các địa phương mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ngoài tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua băng rôn, khẩu hiệu, Chi cục DS – KHHGĐ và Trung tâm DS – KHHGĐ các huyện, thành phố đã tổ
chức truyền thông trực tiếp tại 215 xã, đưa 3 đợt xe tuyên truyền lưu động tại 8 huyện, thành phố, mở hội nghị truyền thông trực tiếp tại các xã khó khăn về
chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, bình đẳng giới.
Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cộng tác viên dân số và các thành phần chỉ đạo công tác dân số ở cơ sở, tỉnh cũng đã tiến hành tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kĩ năng quản lý cho 245 cán bộ dân số xã phường.
Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, từ năm 2014 Chi cục DS – KHHGĐ
tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều mô hình nâng cao CLDS như mô hình sàng lọc trước sinh, mô hình giảm thiểu mất cân bằng giới tính, mô hình tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng…
Nhờ những nỗ lực của đội ngũ làm công tác dân số, sự phối hợp tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương nên nhận thức của người dân về công tác dân số được nâng lên rõ rệt, hầu hết các gia đình dừng lại ở 2 con, nhiều gia đình đã chú trọng xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Hầu hết các chỉ tiêu về dân số của Thái Bình đều đạt kế
hoạch đề ra.
1.4.2. Thanh Hóa
Là xã bãi ngang ven biển nên các hộ gia đình ngư nghiệp ở Quảng Thái cũng không thoát khỏi quan niệm trong nhà phải có con trai, vừa để nối dõi dòng họ, vừa là lao động chính nuôi sống gia đình… Vì thế những năm trước dân số trên địa bàn xã gia tăng đáng kể, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có thời
điểm chiếm 20,8%, đã kéo theo những hệ lụy khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, lực lượng lao động đi làm ăn xa nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chính sách DS – KHHGĐ, điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ của người dân.
Từ năm 2009, Đề án 52 được trên triển khai trên địa bàn các xã đã huy
động sự vào cuộc tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc
đẩy mạnh công tác truyền thông, thành lập câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc bền vững. Thông qua đội ngũ công tác viên ở
các thôn, các phương tiện tránh thai đã đến từng cặp vợ chồng có nhu cầu; phụ nữ được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGĐ … đã góp phần nâng cao nhận thức cho chị em về lợi ích việc sinh ít con để nuôi dạy cho tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Dân số vừa là chủ thể, vừa là khách thể của xã hội, vừa là người tổ
chức thực hiện các mặt hoạt động của đời sống xã hội, vừa là yếu tố chủ yếu quyết định mọi mặt hoạt động, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của các hoạt
động kinh tế, xã hội. Do đó quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của đời sống xã hội. Chính vì vậy, đầu tư
cho dân số, chăm sóc sức khỏe gia đình cũng chính là đầu tư cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.
Chất lượng dân số là sự phản ánh đặc trưng về thể lực – sức khỏe, trí lực – giáo dục, tinh thần, cơ cấu dân số, đời sống vật chất và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của toàn bộ dân số. Chất lượng dân số là một chỉ tiêu tổng hợp và chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Vì vậy để có được chất lượng dân số cao thì không thể thiếu bất kỳ một yếu tố nào trong toàn bộ các yếu tố
tác động trực tiếp đến chất lượng dân số.
Nâng cao chất lượng dân số là những nỗ lực của chính quyền và người dân nhằm nâng cao các yếu tố về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Việc nâng cao chất lượng dân số sẽ giúp cho xã hội được ổn định; nền kinh tế phát triển; mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; môi trường thiên nhiên
được bảo vệ và gìn giữ tốt nhất; xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng hoàn thiện.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ CỦA TỈNH QUẢNG NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ